Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

1147

Total

462

Share

Business performance of small and medium enterprises in the context of technological revolution – a study from trade policies






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Economic development in each country has been importantly contributed from business community, especially from small and medium enterprises (SMEs). In the context of the 4.0 technology revolution, the revolution has brought many opportunities for businesses in general, especially SMEs in particular in accessing business opportunities and the ability to apply technology in production. In addition, national trade policies are becoming important premises linking business activities of domestic enterprises and foreign markets. In this research, the authors conducted the impact of trade policies on business performance of enterprises in the context of the rapidly evolving 4.0 technology revolution. Using survey data at 190 small and medium-sized enterprises in Ho Chi Minh City, analyzed by SPSS software, the research results show that commercial policies at enterprises have not yet brought business efficiency, while other factors financial and operational experience of the enterprise has a positive or negative impact on the business performance of enterprises in Ho Chi Minh City. The study also confirmed that there is no impact of the quality of human resources and the relationship with partners on business performance. In addition, the study also suggests some policy implications to improve business performance in the context of rapid technological change nowadays.

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, làm thay đổi căn bản hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thay đổi sự vận hành của các nền kinh tế. Trong đó các doanh nghiệp chịu tác động rất lớn trước cuộc cách mạng, từ việc các doanh nghiệp được quản trị thủ công, được chuyển đổi sang tự động, giảm bớt thủ công, nâng cao tương tác về máy móc công nghệ 1 .

Việt Nam từ xuất phát điểm là nền kinh tế đóng, đã dần chuyển thành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới được thực hiện từ năm 1986 đã mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội, nâng cao mức sống của người dân. Đến năm 2021, Việt Nam cơ bản trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 3500 USD/ người/ năm, và là quốc gia có mức thu nhập khá ở Đông Nam Á. Quá trình đổi mới đã giúp Việt Nam mở cửa nhiều hơn ra thế giới bằng cách chính sách thương mại cởi mở hơn. Các hiệp định tự do thương mại được ký kết với hầu hết đối tác thương mại lớn trên thế giới như ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, EVFTA, đặc biệt là chính sách thương mại mới CPTPP. Quá trình hội nhập đã giúp cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp tại TPHCM nói riêng có nhiều cơ hội để mở mang thị trường xuất khẩu, thực hiện các cải cách trong doanh nghiệp, nhờ đó doanh nghiệp có sự lớn mạnh và đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Theo đánh giá của Diễn đàn doanh nghiệp (2020) 2 , TPHCM là động lực tăng trưởng chính của toàn vùng, và là nơi có doanh nghiệp chiếm (31.6% - 34.3%) của cả nước, thu ngân sách chiếm ¼ của cả nước, xuất khẩu hiện chiếm 16% của cả nước, trong khi dân số chỉ chiếm 9.4%. Điều đó khẳng định rằng, doanh nghiệp tại TPHCM cũng có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế của thành phố và cả nước.

Nghiên cứu về các nhân tố tác động lên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các chính sách thương mại đã được thực hiện trong một số nghiên cứu cả trong và ngoài nước, tiêu biểu như nghiên cứu của Soda và cộng sự (2021) tại Jordan, Muhammad và cộng sự (2014) 3 tại Pakistan, và các nghiên cứu tại Việt Nam của Phạm Việt Dũng (2020) (4) , Phước Minh Hiệp (2018) 4 , Mai Ngọc Khánh (2020) 1 , Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011) 5 . Theo đánh giá của Mai Ngọc Khánh (2020) 1 và Caselli và cộng sự (2021) 6 , các chính sách tự do hóa thương mại mà các quốc gia đang theo đuổi mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong nước, là nền tảng giúp doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo trong cách mạng công nghệ 4.0 và tác động tích cực lên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bài nghiên cứu này được chia thành 5 phần chính. Ngoài phần đặt vấn đề đã được thảo luận trong phần 1, phần 2 nghiên cứu sẽ thảo luận tổng quan về nghiên cứu trước. Phần 3 nghiên cứu thảo luận về nguồn số liệu và phương pháp nghiên cứu, trong đó đặc biệt là xây dựng biến và mô hình hồi quy. Tiếp theo, nghiên cứu sẽ thảo luận về kết quả nghiên cứu và phần cuối cùng là kết luận và những gợi ý chính sách.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Kể từ khi cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra từ năm 2011, thế giới đã có nhiều sự chuyển biến về kinh tế, xã hội, cách mạng công nghệ vừa mang lại cơ hội cho các quốc gia, đồng thời cũng đem lại những thử thách đối với con người như: vấn đề việc làm, cơ hội các quốc gia kém phát triển nắm bắt công nghệ, gia tăng bất bình đẳng và đói nghèo.

Những lợi ích của cách mạng công nghệ có thể mang lại cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp có khả năng nắm bắt công nghệ, cải tiến hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong nghiên cứu của Mai Ngọc Khánh (2020) 1 cho rằng làn sóng công nghệ giúp các doanh nghiệp năng lực đổi mới sáng tạo, giảm tiêu hao nhiên liệu, tiết kiệm chi phí sản xuất và dễ dàng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Mai Ngọc Khánh (2020) 1 cũng cho rằng, các doanh nghiệp cần có sự thay đổi bên trong, tận dụng lợi thế cách mạng công nghệ nhằm đẩy mạnh thực hiện các chính sách thương mại, đa dạng nguồn hàng hóa trong và ngoài nước, lợi thế công nghệ để cải tiến hoạt động sản xuất và hiệu quả kinh doanh. Nghiên cứu của Phạm Việt Dũng (2020) 7 các chính sách trong kết nối giữa doanh nghiệp và đối tác thiếu bền vững có thể dẫn tới sự thiếu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên định hướng hội nhập quốc tế, phát triển ngành mang tính chất dẫn dắt, ngành và sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, tạo động lực phát triển trong doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Soda và cộng sự (2021) 8 tại 53 công ty khẳng định chính sách tài chính có tác động tới hiệu quả kinh doanh tại Jordan. Cụ thể, nếu một doanh nghiệp gia tăng sử dụng vay nợ trong huy động vốn kinh doanh thì làm cho giảm hiệu quả tài chính. Trong khi đó, nếu công ty đầu tư quá mức, công ty cũng không quản trị được quá trình đầu tư của mình và hiệu quả kinh doanh cũng giảm đi. Trong cơ chế đó, các chính sách từ ngân hàng nới lỏng cho vay đối với doanh nghiệp, có thể làm doanh nghiệp sử dụng quá mức nợ vay, hoặc trong trường hợp doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt, doanh nghiệp thường có xu hướng đầu tư quá mức và dẫn tới các dự án đầu tư thường kém hiệu quả 9 .

Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng công ty. Một công ty phát triển mạnh thường có chiều sâu về chất lượng nguồn nhân lực, nhận định này cũng được khẳng định qua nghiên cứu của Tran & Vo (2020) 10 . Trong nghiên cứu của Khan & Quaddus (2018) (11) khẳng định, tâm lý người lao động và đầu tư cho con người là nhân tố có tác động thúc đẩy doanh nghiệp phát triển trong dài hạn. Do vậy, những doanh nghiệp có chính sách phù hợp với nguồn nhân lực có thể thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo và tăng trưởng trong doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, thời gian gần đây có các nghiên cứu của Phước Minh Hiệp (2018) 4 và Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011) 5 cũng khẳng định vai trò người chủ doanh nghiệp có tác động tới doanh nghiệp. Nhà quản trị phải là người thể hiện được vai trò lãnh đạo, có khả năng kết nối nhà cung ứng và phát triển sản phẩm ra thị trường, tận dụng các chính sách hỗ trợ của chính phủ để thực hiện sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu của Caselli và cộng sự (2021) 6 nhấn mạnh việc doanh nghiệp cần tận dụng các chính sách của chính phủ, đặc biệt là chính sách thương mại để phát triển kinh doanh. Những năm gần đây thế giới xuất hiện những chính sách bảo hộ thương mại, tiêu biểu như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xuất hiện từ năm 2018 là biểu hiện của bảo hộ thương mại đối với hàng hóa Hoa Kỳ đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, suy cho cùng, Hoa Kỳ lo lắng các doanh nghiệp Hoa Kỳ mất thị phần do hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu có giá rẻ, doanh nghiệp Hoa Kỳ không thể cạnh tranh được. Tuy nhiên, Caselli và cộng sự (2021) 6 vẫn khẳng định xu hướng tự do hóa thương mại, tạo nhiều điều kiện cho các nền kinh tế mới nổi kết nối với thị trường thế giới, mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong nước có khả năng xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thể giới và cải thiện hiệu quả kinh doanh.

DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nguồn số liệu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp, được thu thập từ phiếu khảo sát doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TPHCM. Số doanh nghiệp được lựa chọn khảo sát là 200 doanh nghiệp, sau khi xử lý các sai số và những khảo sát không hợp lệ, quy mô cỡ mẫu còn 190 doanh nghiệp, được sử dụng trong phân tích thống kê.

Cỡ mẫu được xác định theo phương pháp của Tabachnick & Fidell (2007) 11 , n = 8m + 50, trong đó n là cỡ mẫu tối thiểu, m là số biến độc lập trong mô hình, trong nghiên cứu này có 5 biến độc lập, nên cỡ mẫu tối thiểu phải bằng 90. Do vậy cỡ mẫu được lựa chọn trong phân tích là 190 lớn hơn gần gấp 2 lần, thỏa mãn điều kiện trong phân tích.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng SPSS version 25, thực hiện phân tích thống kê tiêu biểu, như phân tích thống kê mô tả, kiểm định tin cậy thang đo, phân tích khám phá nhân tố và hồi quy.

Nghiên cứu xây dựng phương trình hồi quy dựa trên các nghiên cứu trước, nhằm phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghệ 1 , 3 , 7 , 8 phương trình hồi quy được đề xuất theo phương trình và giải thích cụ thể trong Table 1 .

PERFORMANCE = β 0 + β 1 FINANCE+β 2 EXPERIENCE + β 3 POLICY + β 4 PARTNER + β 5 HUMAN + μ

Table 1 Bảng mô tả các biến, dấu kì vọng

KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ THẢO LUẬN

Phân tích thang đo

Table 2 Phân tích Cronbach’s alpha

Theo Hair và cộng sự (2010) 14 , những biến có thang đo có tin cậy khi hệ số tương quan biến lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6. Kết quả phân tích Cronbach’s alpha Table 2 thấy rằng tất cả các biến đều thỏa mãn điều kiện trên, thể hiện rằng các biến có độ tin cậy, phù hợp được sử dụng trong phân tích EFA.

Phân tích khám phá EFA

Sau khi phân tích Cronbach’s alpha xác định được thang đo tin cậy, phân tích nhân tố khám phá dùng để rút gọn một tập hợp k biến quan sát thành một tập F (với F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Các tiêu chí đánh giá bao gồm kiểm định KMO phải lớn hơn 0.5 để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Kiểm định Barlett dùng để đánh giá các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau. Khi kiểm định Bartlett cho giá trị Sig nhỏ hơn 5% thì sẽ khẳng định các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.

Trị số Eigenvalue là tiêu chí dùng để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA, chỉ những nhân tố giá giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Hơn nữa, tổng phương sai trích (Total variance explained) lớn hơn 50% thì khẳng định phân tích EFA là phù hợp.

Trong phân tích EFA hệ số tải nhân tố phải thỏa mãn lớn hơn 0.3 để đảm bảo các biến được giữ lại trong phân tích và có ý nghĩa thống kê tốt, hệ số tải nhân tố phản ánh mức độ tương quan giữa biến quan sát và nhân tố.

Table 3 KMO và Bartlett’s Test
Table 4 Ma trận xoay

Table 3 cho rằng hệ số KMO = 0.75 lớn hơn 0.5, chứng tỏ nhân tố được lựa chọn trong phân tích là phù hợp, đồng thời kiểm định Barlett test cũng khẳng định các biến quan sát có tương quan với nhau. Theo kết quả Table 4 , hệ số Eigevalues của nhân tố thứ 5 là 2.576 và lớn hơn 1. Tổng phương sai trích là 65.326% và lớn hơn 50%, khẳng định rằng các nhân tố nên được giữ lại trong mô hình nghiên cứu, và các nhân tố này cũng giải thích được 65.326% biến thiên của dữ liệu.

Table 5 Kiểm định KMO, Bartlett và Tổng phương sai trích biến phụ thuộc

Tương tự như biến độc lập, Table 5 trình bày kết quả phân tích khám phá nhân tố biến phụ thuộc, hệ số KMO = 0.742 và tổng phương sai trích 60.301% và lớn hơn 50%, khẳng định rằng lựa chọn biến phụ thuộc là hợp lý.

Ma trận tương quan

Table 6 Ma trận tương quan

Theo lý thuyết về phân tích định lượng, nếu hệ số tương quan giữa các cặp biến độc lập mà nhỏ hơn 0.8 thì rất ít có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu. Table 6 cho thấy rằng, hệ số tương quan lớn nhất giữa các biến độc lập thuộc về cặp biến POLICY và HUMAN là 0.112 và nhỏ hơn 0.8, khẳng định rằng không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong nghiên cứu này.

Kết quả hồi quy

Table 7 Kết quả hồi quy

Figure 1 . Đồ thị phần dư

Figure 2 . Biểu đồ P-P plot

Figure 1Figure 2 cho thấy nghiên cứu thỏa mãn về phần dư. Hệ số Durbin – Watson nếu nằm trong khoảng 1 đến 3, nên không tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình nghiên cứu, trong trường hợp này hệ số Durbin – Watson bằng 1.930. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định rằng đồ thị tương đối dữ liệu phân theo phân phối chuẩn, dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu này là tin cậy và phù hợp. Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) cũng dao động trong khoảng 1.005 đến 1.015 và đều nhỏ hơn 2, khẳng định lại một lần nữa mô hình nghiên cứu không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến 15 . Từ đó khẳng định, kết quả nghiên cứu là tin cậy, không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi.

Table 7 cho thấy chỉ có 2 biến có ý nghĩa thống kê, đó là biến FINANCE và biến EXPERIENCE, nhưng kết quả trái ngược nhau. Biến FINANCE có tác động dương, trong khi biến EXPERIENCE có tác động âm lên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với biến FINANCE, hệ số ước lượng bằng 0.124 và mang dấu dương, điều đó có nghĩa rằng, khi doanh nghiệp có thế mạnh về mặt tài chính, hoặc khả năng về mặt tài chính trong bối cảnh cách mạng công nghệ thì sẽ dễ dàng tiếp thu công nghệ, và có khả năng gia tăng hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp. Trung bình cứ 1 điểm gia tăng trong tài chính sẽ thúc đẩy thêm 0.124 điểm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thực vậy, doanh nghiệp có lợi thế về tài chính, có khả năng đầu tư vào công nghệ. Theo nghiên cứu của Phạm Việt Dũng (2020) 7 , Mai Ngọc Khánh (2020) 1 đầu tư vào khoa học công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp cũng phải đầu tư một chi phí lớn, đặc biệt những công nghệ đang phát triển còn tồn tại tình trạng độc quyền, nên giá thành thường cao, nhưng những doanh nghiệp có khả năng tiếp cận công nghệ mới thì càng có lợi thế trong sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Đối với biến EXPERIENCE, hệ số ước lượng âm 0.118 và mang dấu âm, hàm ý rằng nếu doanh nghiệp có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực của mình thì có hiệu quả kinh doanh kém hơn doanh nghiệp ít có kinh nghiệm trong bối cảnh cách mạng công nghệ. Cụ thể, 1 điểm tăng thêm trong kinh nghiệm hoạt động tại doanh nghiệp sẽ làm giảm đi 0.118 điểm hiệu quả kinh doanh. Điều này cũng phù hợp nghiên cứu của Soda và cộng sự (2021) 8 cho rằng, các doanh nghiệp có kinh nghiệm hoạt động thường có lợi thế ở thị trường truyền thống, nhưng đồng thời cũng có hạn chế về tính linh hoạt và khả năng tiếp cận công nghệ. Theo đó, để tồn tại trong môi trường biến đổi nhanh hiện nay, các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm hoạt động cần phải nhanh chóng thay đổi đề tồn tại, trong đó nắm bắt lợi thế công nghệ có thể tạo lợi thế đuổi kịp, điều đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo TPHCM.

Trong khi đó, các chính sách trong doanh nghiệp, đặc biệt chính sách thương mại không có tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù nghiên cứu tìm ra tác động dương, nhưng không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể kết luận rằng, các chính sách về thương mại chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, Caselli và cộng sự (2021) 6 khẳng định xu hướng tự do hóa thương mại, tạo nhiều điều kiện cho các nền kinh tế mới nổi và doanh nghiệp trong nước có khả năng xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thể giới và cải thiện hiệu quả kinh doanh.

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

TPHCM được coi là trụ cột kinh tế quan trọng trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và Việt Nam, thành phố luôn đóng góp ¼ kinh tế, ngân sách, đầu tư và số lượng doanh nghiệp của Việt Nam. Trải qua quá trình phát triển, doanh nghiệp trên địa bài thành phố có sự thay đổi cả về chất lượng và số lượng, các doanh nghiệp có khả năng nắm bắt công nghệ trong sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Trong nghiên cứu này, nghiên cứu được thực hiện trên 190 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPHCM, sử dụng phần mềm SPSS, phân tích các thống kê mô tả, đánh giá tin cậy qua phân tích Cronbach’s alpha và phân tích khám phá nhân tố, thực hiện hồi quy và các kiểm định, nghiên cứu khẳng định rằng các chính sách về thương mại chưa mang lại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi đó, yếu tố tài chính và kinh nghiệm hoạt động của doanh nghiệp có tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng kết quả trái ngược nhau. Cụ thể, cứ 1 điểm tăng thêm trong khả năng tiếp cận tài chính hoặc trong kinh nghiệm hoạt động của doanh nghiệp sẽ làm tăng thêm hoặc giảm đi lần lượt là 0.124 điểm và 0.118 điểm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng khẳng định rằng, các nhân tố như chính sách của chính quyền, quan hệ với đối tác và chất lượng nhân lực không có tác động đến hiệu quả kinh doanh.

Từ kết quả nghiên cứu, để gia tăng hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra nhanh chóng trong thời gian hiện nay, nắm bắt lợi thế đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải thực hiện một số giải pháp sau: Một là, các doanh nghiệp thực hiện các chính sách thương mại mang tính chất thực chất hơn, các chính sách cần hướng vào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, kết hợp hài hòa với các chính sách của nhà nước để doanh nghiệp có thể khai thác lợi thế từ chính sách, mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hai là, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính, có thể huy động nguồn lực tài chính từ lợi nhuận giữ lại, từ cổ đông hiện hữu hoặc từ cổ đông chiến lược từ bên ngoài, hoặc có thể tiếp cận các khoản vay có lãi suất cạnh tranh từ tổ chức tín dụng để tạo nguồn lực cho doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ, cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Ba là, doanh nghiệp ít có kinh nghiệm hoạt động trên thị trường cần tiếp tục tiếp cận nhanh những đổi mới công nghệ, làm nền tảng để đổi mới hoạt động bên trong doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm hoạt động trên thị trường cần linh hoạt hơn trong tiếp cận công nghệ, bởi lẽ kém linh hoạt sẽ không mang lại hiệu quả kinh doanh cho chính doanh nghiệp đó.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh

SPSS: Statistical Package for the Social Sciences

SME: Small medium-sized enterprise

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả tuyên bố không có xung đột lợi ích trong nghiên cứu này.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Toàn bộ nội dung bài viết chỉ do tác giả thực hiện.

References

  1. Mai NK. Corporate governance in the context of Industrial Revolution 4.0. Rev Fin. 2020. . ;:. Google Scholar
  2. Diễn đàn doanh nghiệp. Kinh tế Đông Nam Bộ: Muốn đi xa phải đi cùng nhau [internet]; 2020 [cited Oct 10 2021]. . ;:. Google Scholar
  3. Muhammad H, Shah B, ul IZ. The impact of capital structure on firm performance: evidence from Pakistan. Ind Distrib Bus. 2014;5(2):13-20. . ;:. Google Scholar
  4. Phước MH. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Bến Tre. Tạp Chí Tài Chính. 2018;2(8):35-9. . ;:. Google Scholar
  5. Nguyễn QN, Mai VN. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN nhỏ và vừa ở TP. Cần Thơ. Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Cần Thơ. 2011;19(b):122-9. . ;:. Google Scholar
  6. Caselli M, Fracasso A, Schiavo S. Trade policy and firm performance: introduction to the special section. Econ Polit (Bologna). 2021;38(1):1-6. . ;:. Google Scholar
  7. Pham VD. Renovate mechanisms and policies to promote sustainable development of state-owned enterprises [internet]; 2020 [cited Oct 14 2021]. . ;:. Google Scholar
  8. Soda MZ, Oroud Y, Makhlouf MH. The effect of financial policy and capital assets on firm performance: Evidence from service companies listed on the Amman Stock Exchange. Accounting. 2021;7(4):917-24. . ;:. Google Scholar
  9. Nguyen TN, Nguyen CT. Firm performance: the moderation impact of debt and dividend policies on overinvestment. J Asian Bus Econ Stud. 2021;28(1):47-63. . ;:. Google Scholar
  10. Tran NP, Vo DH. Human capital efficiency and firm performance across sectors in an emerging market. Cogent Bus Manag. 2020 Jan 1;7(1):1738832. . ;:. Google Scholar
  11. Tabachnick BG, Fidell LS. Using multivariate statistics. 7th ed. New York: Allyn & Bacon; 2007. . ;:. Google Scholar
  12. Khan EA, Quaddus M. Dimensions of human capital and firm performance: Micro-firm context. IIMB Manag Rev. 2018;30(3):229-41. . ;:. Google Scholar
  13. Khan EA, Quaddus M. Dimensions of human capital and firm performance: Micro-firm context. IIMB Manag Rev. 2018;30(3):229-41. . ;:. Google Scholar
  14. Hair JF, Black WC, Babin BJ, Anderson RE. Multivariate data analysis. 7th Editio. New York: Pearson; 2010. . ;:. Google Scholar
  15. Trọng Hoàng, Ngọc Chu Nguyễn Mộng. Phân tích dữ liệu với SPSS. Nhà Xuất Bản Hồng Đức. 2008. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 6 No 3 (2022)
Page No.: 2901-2909
Published: Jul 20, 2022
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i3.987

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nguyen, C. (2022). Business performance of small and medium enterprises in the context of technological revolution – a study from trade policies. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 6(3), 2901-2909. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i3.987

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1147 times
PDF   = 462 times
XML   = 0 times
Total   = 462 times