Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

1478

Total

560

Share

The effects of innovation on export of the small and medium-sized enterprises: The case of Viet Nam






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Export has played an important role for firms in the context of globalization. However, firms, particularly small and medium-sized enterprises (SMEs) in developing countries, have faced many barriers to export; one of the major barriers is their less competitive products. This study aimed to examine the effects of innovation on the SMEs’ decisions to export in Vietnam. To examine this relationship, this study used the dataset from the SMEs surveys in 2011, 2013 and 2015. In addition, the probit model was used to estimate the relationship between the variables in the research model. The probit’s estimates revealed that innovation has a positive and statistically significant effect on the SMEs’ decisions to export and direct export. However, the marginal effect results showed that the effects of innovation on decisions to export and direct export were negligible. The results from this study provided policymakers and firm managers with empirical evidence on the role of innovation in promoting export. Thenceforth, this research proposed policy and managerial implications for promoting the effectiveness of innovation and export in SMEs.

GIỚI THIỆU

Khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) nói chung và cộng đồng các DNNVV nói riêng đã được nhìn nhận và khẳng định như là động lực quan trọng của nền kinh tế (Ban Chấp hành Trung ương, 2017) 1 . Cụ thể, khu vực KTTN chiếm đến 39-40% tỷ trọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo ra khoảng 85% việc làm cho nền kinh tế Việt Nam (Ban Chấp hành Trung ương, 2017) 1 . Tuy nhiên, tồn tại của khu vực KTTN là có quy mô nhỏ, năng lực tài chính và quản trị còn thấp dẫn đến năng lực hội nhập và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu bị hạn chế đáng kể. Do đó, DNNVV là đối tượng cần được chính phủ quan tâm bằng các chính sách phù hợp để phát huy năng lực đổi mới sáng tạo và khả năng xuất khẩu 1 . Vấn đề đổi mới của DNNVV cũng đã được quan tâm và thể chế hóa 2 . Theo đó, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo được xác định dựa trên hai tiêu chí, gồm: (i) cơ sở hình thành, và (ii) tiềm năng đóng góp cho nền kinh tế. Với độ mở thị trường tương đối lớn và liên tục tăng nhanh, việc tiếp cận thị trường lớn hơn và gia tăng sự cạnh tranh khi hội nhập sẽ tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa tiến hành những hoạt động đổi mới.

Trước đó, Việt Nam đã xác định hoạt động xuất khẩu phải dựa trên cơ sở củng cố năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ, gồm: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, cùng với đó là xây dựng những thương hiệu quốc gia có uy tín trên thị trường thế giới 3 . Ngoài ra, tăng trưởng xuất khẩu cũng được nhấn mạnh đối với các ngành hàng tạo ra giá trị gia tăng cao và thâm nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng. Để thực hiện được những định hướng nêu trên, các doanh nghiệp nội địa phải tiến hành đổi mới hoạt động sản xuất và kinh doanh hướng đến thị trường xuất khẩu tiềm năng và khó tính. Trong bối cảnh phần lớn doanh nghiệp nội địa là DNNVV và doanh nghiệp siêu nhỏ, Việt Nam đã xác định những loại hình hỗ trợ cụ thể và thiết thực cho hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp này, hướng đến nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế bao gồm sở hữu trí tuệ, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, triển khai mô hình kinh doanh mới, xúc tiến thương mại và lan tỏa tri thức 4 . Như vậy, có thể thấy, Việt Nam đã và đang nỗ lực xây dựng, hoàn thiện tiền đề chính sách cho hoạt động đổi mới hướng đến tăng trưởng xuất khẩu của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này một lần nữa khẳng định đổi mới và xuất khẩu có quan hệ mật thiết với nhau.

Trong những năm qua, cùng với tăng trưởng xuất khẩu, vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của các doanh nghiệp tại Việt Nam có xu hướng tăng ổn định 5 . Cụ thể, vào năm 2017, tỷ lệ chi tiêu cho hoạt động R&D của Việt Nam chiếm 0,53% tổng sản phẩm quốc nội, tăng đáng kể so với mức 0,19%, 37%, và 0,44% của các năm 2011, 2013, và 2015. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng còn chưa tương xứng với tiềm năng và đóng góp của các doanh nghiệp đối với nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế tri thức đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Hoạt động R&D được nhiều nghiên cứu khẳng định có tác động tích cực đối với đổi mới sáng tạo, năng suất lao động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhất là đối với các DNNVV của Việt Nam 6 , 7 , 8 . Giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2015-2019 có nhịp tăng trưởng tương đồng với sự cải thiện thứ bậc của Việt Nam về đầu tư cho R&D của nền kinh tế và doanh nghiệp trong nước theo chỉ số Global Innovation Index (GII) 9 . Có thể thấy chính hoạt động đổi mới góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu và thị phần của Việt Nam trên thị trường thế giới. Đồng thời, hoạt động đổi mới sáng tạo cũng góp phần năng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, trong cả thị trường trong nước và ngoài nước, từ đó giúp các doanh nghiệp tự tin hơn trong việc xuất khẩu các mặt hàng của mình ra nước ngoài.

Tuy nhiên, có một thực tế là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lại chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2019, khu vực FDI chiếm 67,8% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 10 . Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước có xu hướng thu hẹp trong giai đoạn 2000-2019 và khu vực FDI có tỷ trọng gia tăng đáng kể 10 . Như vậy, doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thực sự đóng góp đáng kể cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, doanh nghiệp ngoài nhà nước (trong đó DNNVV chiếm phần lớn) luôn có tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu doanh nghiệp cả nước giai đoạn 2008-2018 với tỷ lệ từ 95,35%-96,86% tổng số doanh nghiệp 10 . Điều này cho thấy mặc dù là thành phần chủ yếu của nền kinh tế, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp nội địa nói chung và DNNVV nội địa nói riêng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế so sánh. Trong khi đó, để nâng cao giá trị gia tăng, thâm nhập sâu chuỗi cung ứng và củng cố tính tự chủ của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập thì doanh nghiệp trong nước phải là thành phần đóng vai trò tính cực và là động lực của tăng trưởng nói chung và xuất khẩu nói riêng.

Từ những cơ sở thực tiễn nêu trên, có thể thấy tính cấp thiết đang được đặt ra đối với việc nghiên cứu bằng chứng liên quan đến mối quan hệ nhân quả giữa đổi mới và xuất khẩu trong trường hợp các DNNVV tại Việt Nam nhằm tạo dựng nền tảng thực nghiệm vững chắc cho các chính sách hỗ trợ thúc đẩy hoạt động đổi mới hướng đến tham gia sâu chuỗi giá trị toàn cầu của DNNVV thông qua hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới và xuất tại các DNNVV ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đóng vào khoảng trống nghiên cứu này. Dữ liệu khảo sát ở cấp độ doanh nghiệp thay vì cấp độ quốc gia và ngành hàng/lĩnh vực sẽ được bài báo sử dụng cho mô hình nghiên cứu nhằm cung cấp cách tiếp cận vi mô từ góc nhìn quản trị doanh nghiệp về mối quan hệ nhân quả giữa đổi mới và xuất khẩu.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

DNNVV và quá trình quốc tế hóa

Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng các DNNVV toàn cầu có xu hướng xây dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên sự đổi mới và năng lực công nghệ để thúc đẩy quá trình quốc tế hóa của họ 11 , 12 , 13 ; trong đó xuất khẩu là bước đi đầu tiên của quá trình quốc tế hóa 14 , 15 , 16 . Bên cạnh đó, nghiên cứu tổng quan lý thuyết của Paul và Rosado-Serrano (2019) nhận định rằng các doanh nghiệp nội địa khi thực hiện quá trình quốc tế hóa thường sẽ chọn cách tiếp cận theo lộ trình (gradual internationalization process) theo mô hình Uppsala 17 . Cụ thể, doanh nghiệp sẽ bắt đầu thâm nhập thị trường nước ngoài bằng phương thức xuất khẩu thông qua các đại lý nước ngoài (nhà nhập khẩu nước ngoài) và theo thời gian sẽ thay thế bằng phương thức đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm hình thành các chi nhánh sản xuất và/hoặc kinh doanh có trụ sở đặt tại thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy một số nghiên cứu lại cho rằng mô hình Uppsala không đúng với trường hợp của các DNNVV, đặc biệt là trong các lĩnh vực thâm dụng tri thức. Từ đó cho thấy khả năng tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa đổi mới và xuất khẩu của các DNNVV. Theo đó, đổi mới giúp sản phẩm thâm dụng tri thức nhiều hơn và từ đó giúp DNNVV nhanh chóng khởi động quá trình quốc tế hóa.

Hoạt động đổi mới và xuất khẩu của doanh nghiệp

Tổng quan ly thuyết cho thấy, đối với DNNVV, đổi mới thường bao gồm các hoạt động như cải tiến sản phẩm hiện có, đưa ra sản phẩm mới, cải tiến quy trình/công nghệ sản xuất, và đầu tư cho hoạt động R&D 18 , 19 , 20 , 21 , 22 . Kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rằng mức độ hoạt động R&D có liên quan tích cực với định hướng xuất khẩu và hiệu quả hoạt động xuất khẩu, cụ thể, khi chi tiêu cho hoạt động R&D và đổi mới gia tăng, các DNNVV có khả năng đáp ứng nhanh và kịp thời hơn nhu cầu của khách hàng toàn cầu 18 . Một số nghiên cứu đối với trường hợp các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo của Trung Quốc cũng khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa đổi mới và xuất khẩu 23 , 24 . Những kết quả trên đã được khẳng định lại bởi các nghiên cứu gần đây trong trường hợp của các DNNVV ở các nền kinh tế đang phát triển 25 , 26 , 27 , 28 , 29 , 30 , 31 , 32 , 33 , 34 . Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng sự đổi mới ảnh hưởng đáng kể hơn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu và ngược lại, các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội ở thị trường nước ngoài thường quyết định cải tiến năng lực đổi mới để cạnh tranh tốt hơn 35 , 36 .

Ở khía cạnh đa chiều, nghiên cứu của Edeh và cộng sự (2020) được tiến hành đối với các DNNVV ở Nigeria, quốc gia thuộc nhóm các nước đang phát triển và có thu nhập trung bình thấp, đã chỉ ra sự phân hóa trong tác động của đổi mới lên xuất khẩu của doanh nghiệp phụ thuộc vào loại hoạt động đổi mới (innovation types) mà doanh nghiệp thực hiện 37 . Cụ thể, hoạt động đổi mới của DNNVV được nhóm tác giả phân thành hai loại lớn, gồm công nghệ (technological) và phi công nghệ (non-technological). Trong đó, đổi mới sản phẩm (product innovation) có tác động nghịch chiều đối với tăng trưởng xuất khẩu, trong khi đổi mới quy trình (process innovation) và đổi mới marketing (marketing innovation) lại có tác động thuận chiều. Tuy nhiên, tác động tổng hợp của các hoạt động đổi mới đối với xuất khẩu của doanh nghiệp là thuận chiều. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy việc hợp tác với các cá nhân, tổ chức bên ngoài doanh nghiệp sẽ có tác động điều tiết tích cực đối với mối quan hệ giữa đổi mới và xuất khẩu của doanh nghiệp, điều này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của D’Angelo (2012) với việc xem xét sự hợp tác với các trường đại học trong quá trình đổi mới của doanh nghiệp 26 . Tương tự, Wu và cộng sự (2020) cũng đóng góp vào các nghiên cứu đương đại về tác động điều tiết (moderating effect) của các yếu tố khác nhau đối với mối quan hệ giữa đổi mới và xuất khẩu của doanh nghiệp 24 . Cụ thể, nghiên cứu này được thực hiện đối với các doanh nghiệp con trực thuộc một tập đoàn (business group) gồm nhiều doanh nghiệp thành viên. Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy sự phụ thuộc vào tập đoàn có thể làm giảm tác động tích cực của hoạt động đổi mới đối với tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp con. Nói cách khác, việc phụ thuộc vào một tập đoàn lớn hơn có thể cản trở chiến lược kinh doanh toàn cầu dựa trên hoạt động đổi mới của doanh nghiệp thành viên.

Cũng từ góc độ đa chiều khi nghiên cứu về tác động của hoạt động đổi mới đối với tăng trưởng xuất khẩu của DNNVV, nghiên cứu của Bodlaj và cộng sự (2020) hướng đến thực hiện hai mục tiêu, cụ thể là, mục tiêu thứ nhất làm rõ mối quan hệ giữa các loại hoạt động đổi mới và tăng trưởng xuất khẩu doanh nghiệp, trong khi đó mục tiêu thứ hai nhằm kiểm chứng tác động điều tiết của sự hạn chế tài chính (financial constraints) lên mối liên hệ giữa các loại hoạt động đổi mới và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu (geographic diversification) lên mối quan hệ giữa các loại hoạt động đổi mới và tăng trưởng xuất khẩu doanh nghiệp 38 . Nghiên cứu phân loại hoạt động đổi mới của doanh nghiệp thành hai loại, đó là công nghệ (technological) và phi công nghệ (non-technological), trong đó, đổi mới công nghệ chính là đổi mới sản phẩm (product innovation) và đổi mới phi công nghệ bao gồm đổi mới tổ chức (organizational innovation) và đổi mới marketing (marketing innovation). Kết quả thực nghiệm cho thấy đổi mới tổ chức tác động tích cực đến đổi mới sản phẩm đổi mới marketing , đổi mới sản phẩm tác động dương đến đổi mới marketing, trong khi đó, đổi mới marketing tác động dương đến tăng trưởng xuất khẩu. Từ đó, nghiên cứu khẳng định các loại hoạt động đổi mới đều tác động tích cực một cách gián tiếp hoặc trực tiếp lên tăng trưởng xuất khẩu doanh nghiệp. Đáng chú ý, nghiên cứu cũng khẳng định tác động điều tiết dương của sự hạn chế tài chính cho đổi mới lên mối quan hệ giữa đổi mới tổ chức đổi mới sản phẩm . Điều này củng cố quan điểm cho rằng việc thiếu hụt tài chính có thể làm các doanh nghiệp có thể động lực tinh thần để thực hiện các nỗ lực đổi mới. Cuối cùng, nghiên cứu khẳng định sự đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu làm gia tăng mức độ tác động tích cực của đổi mới marketing đối với tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp. Việc tập trung quá nhiều vào một số thị trường đối tác sẽ làm giảm hiệu quả của đổi mới đối với các nỗ lực gia tăng xuất khẩu của doanh nghiệp.

Trường hợp của doanh nghiệp Việt Nam

Trong trường hợp các DNNVV ở Việt Nam, nâng cao năng lực đổi mới đã được nhìn nhận là một lĩnh vực chiến lược cần được chính phủ hỗ trợ để tăng cường khả năng cạnh tranh, phát triển kinh doanh bền vững và tăng trưởng xuất khẩu 39,40 . Ngoài ra, theo số liệu thống kê, xuất khẩu của các DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam có tỷ trọng đáng kể, chiếm trung bình 30% tổng giá trị xuất khẩu quốc gia. Nguyen và cộng sự (2008) đã chỉ ra mối liên hệ giữa hoạt động đổi mới và hiệu quả hoạt động xuất khẩu của các DNNVV trong một số ngành công nghiệp nằm ở một số tỉnh và thành phố của Việt Nam 39 . Trong nghiên cứu này, sự đổi mới đã được đo lường thông qua ba khía cạnh, đó là đổi mới sản phẩm , đổi mới quy trình cải tiến sản phẩm hiện hữu . Trong nghiên cứu của Thai và Chong (2008) 40 , sự đổi mới về công nghệ có ảnh hưởng đáng kể đến việc quốc tế hóa các DNNVV Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chế biến cao. Điều này ngụ ý rằng xuất khẩu của các DNNVV ở Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi sự đổi mới 41 . Tuy nhiên, vẫn còn rất ít nghiên cứu xem xét trực tiếp mối quan hệ giữa đổi mới và xuất khẩu của DNNVV, trong khi hầu như phần lớn sự quan tâm được dành cho mối quan hệ giữa đổi mới và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 6 , 42 , 43 , 44 , 45 , 46 , 47 , 48 , 49 .

Phương pháp nghiên cứu được các công trình sử dụng khá đang dạng, chủ yếu là kỹ thuật phân tích định lượng với những mô hình được xây dựng từ nền tảng lý thuyết trước đó như phương pháp hồi quy tuyến tính sử dụng dữ liệu chéo, hồi quy tuyến tính sử dụng dữ liệu bảng (mô hình tác động ngẫu nhiên – Random Effects, mô hình tác động cố định – Fixed Effect), mô hình sử dụng biến công cụ, và mô hình probit 35 , 22 , 50 . Các nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu sơ cấp và thứ cấp từ các cuộc khảo sát doanh nghiệp và địa phương 25 , 29 , 6 , 42 , 16 , 47 , 31 , 32 , 41 , 35 , 34 ; hoặc số liệu từ các nguồn thứ cấp thu thập và đo lường bởi các tổ chức trong nước và quốc tế 23 , 24 . Nhìn chung, nguồn dữ liệu của các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào loại dữ liệu cấp độ doanh nghiệp được thu thập qua các cuộc khảo sát địa phương/ngành hoặc được cung cấp từ các tổ chức thống kê dữ liệu công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét tác động của hoạt động đổi mới lên quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp. Dựa trên tổng quan lý thuyết cũng như là dữ liệu hiện có, biến đổi mới (biến giải thích) sử dụng để phân tích được định nghĩa là việc doanh nghiệp có thực hiện ít nhất một trong ba hoạt động, gồm: (i) cải tiến sản phẩm hiện có, (ii) đưa ra sản phẩm mới, và (3) cải tiến quy trình/công nghệ sản xuất 19 , 20 , 21 . Đồng thời, biến xuất khẩu (biến phụ thuộc) sử dụng để phân tích được định nghĩa là doanh nghiệp có xuất khẩu hay không. Để phân tích sâu hơn, nghiên cứu này sử dụng hai biến xuất khẩu, gồm: (i) xuất khẩu nói chung, và (ii) xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu trực tiếp được định nghĩa là việc doanh nghiệp bán trực tiếp cho người mua ở nước ngoài, không thông qua trung gian; trong khi đó, xuất khẩu nói chung bao gồm cả hai hình thức xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp 51 , 52 .

Các biến xuất khẩu (biến phụ thuộc) được sử dụng trong nghiên cứu này là biến định tính nhị phân (biến giả, dummy). Do đó, hồi quy logit và probit được sử dụng để ước lượng mối quan hệ, vì đây là hai mô hình thường được sử dụng trong trường hợp biến phụ thuộc là biến giả nhị phân 53 , 54 , 55 . Các tác giả này cũng cho rằng kết quả ước lượng từ hai mô hình này khá tương đồng nhau; do đó, nghiên cứu này chỉ sử dụng mô hình probit để phân tích tác động của hoạt động đổi mới lên quyết định xuất khẩu. Phương trình ước lượng có dạng tổng quát như sau:

Trong đó, Export i là biến giả, thể hiện việc xuất khẩu (1=Có xuất khẩu; 0=Không xuất khẩu). Innovation i là biến giả, thể hiện việc đổi mới (1=Có đổi mới; 0=Không đổi mới). X i là nhóm biến đặc điểm của doanh nghiệp. Z i là nhóm biến ngành nghề. R i là nhóm biến tỉnh thành nơi doanh nghiệp hoạt động. T i là biến thời gian. Các biến này được đưa vào mô hình để làm biến kiểm soát. là sai số. i là doanh nghiệp thứ i. Định nghĩa, cách đo lường và thống kê mô tả các biến sử dụng để phân tích được trình bày ở 1.

Kết quả từ mô hình probit chỉ cho biết chiều hướng tác động của biến giải thích lên biến phụ thuộc, chứ chưa cho biết mức động tác động. Để biết được mức độ tác động thì cần phải tính toán thêm tác động biên. Cụ thể, hệ số tác động biên đứng trước các biến độc lập (ví dụ như biến đổi mới) sẽ cho biết yếu tố đó làm tăng hoặc giảm khả năng xuất khẩu bao nhiêu điểm phần trăm (%). Đồng thời, do mô hình nghiên cứu đưa vào nhiều biến kiểm soát nên có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó, hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) sẽ được sử dụng để kiểm tra vấn đề này. Nếu hệ số VIF lớn hơn 10 thì sẽ nghi ngờ trong mô hình bị hiện tượng đa cộng tuyến 56 .

Dữ liệu nghiên cứu

Bộ dữ liệu lấy Cuộc khảo sát doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011-2013-2015 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và các đối tác phối hợp thực hiện vào các năm 2011, 2013 và 2015 57 . Cuộc khảo sát được tiến hành định kỳ hai năm một lần. Mỗi cuộc khảo sát thu thập thông tin của trên 2.500 DNNVV trong lĩnh vực sản xuất tại 10 tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tây (hiện tại đã sáp nhập với Hà Nội), Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An. Kỳ khảo sát sau sẽ phỏng vấn lặp lại các doanh nghiệp ở các kỳ khảo sát trước. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp cũ và mới có sự thay đổi hàng năm do: (i) một số doanh nghiệp cũ không tiếp tục tham gia khảo sát hoặc không tiếp cận được; và (ii) một số doanh nghiệp mới được bổ sung thay thế. DNNVV trong cuộc khảo sát này được định nghĩa và phân loại dựa trên định nghĩa của Ngân hàng thế giới: doanh nghiệp nhỏ có dưới 50 nhân viên, và doanh nghiệp vừa có từ 50-300 nhân viên triệu 57 .

Để tăng số mẫu, nghiên cứu này sử dụng dữ liệu gộp (pooled) của 3 kỳ khảo sát. Do trong mô hình sử dụng hai biến giá trị tài sản được đo lường mà giá trị của kỳ khảo sát trước làm biến kiểm soát, nên hai biến này sử dụng thông tin của hai kỳ khảo sát 2011 và 2013; các biến còn lại sử dụng thông tin tương ứng trong hai kỳ khảo sát 2013 và 2015. Trong quá trình làm sạch số liệu, một số quan sát bị thiếu thông tin quan trọng nên bị loại ra khỏi mẫu nghiên cứu. Mẫu sau cùng được sử dụng để phân tích gồm 4.186 doanh nghiệp, trong đó 2050 ở kỳ khảo sát 2013 và 2136 doanh nghiệp ở kỳ khảo sát 2015.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Thống kê mô tả

Table 1 trình bày tóm lược về định nghĩa cũng như thống kê mô tả các biến sử dụng để nghiên cứu. Số liệu thống kê cho thấy số lượng doanh nghiệp có thực hiện xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 7%; trong đó, tổng số doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu trực tiếp chỉ chiếm tỷ lệ 3,7%. Về hoạt động đổi mới, số lượng doanh nghiệp có thực hiện ít nhật một trong ba hoạt động đổi mới ở mức tương đối, chiếm tỷ lệ 29,7%.

Table 1 Các biến sử dụng để phân tích

Đối với các biến đặc điểm khác, trung bình, các doanh nghiệp đã hoạt động được khoảng gần 17 năm. Trung bình tài sản hữu hình và tài sản tài chính mà mỗi doanh nghiệp sở hữu ở kỳ trước lần lượt là 4,9 tỷ đồng và 0,76 tỷ đồng. Khoảng 13,2% doanh nghiệp có thực hiện các khoản vay dài hạn không chính thức, và khoảng 41,3% doanh nghiệp có thực hiện các khoản vay chính thức (bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn). Trung bình, mỗi doanh nghiệp có khoảng 37 đối tác nằm trong mạng lưới quan hệ của mình. Mỗi doanh nghiệp cũng có trung bình khoảng 13 lao động toàn thời gian, và khoảng 10 lao động có tay nghề. Đa phần các DNNVV trong nghiên cứu này thuộc nhóm kinh tế hộ gia đình, tiếp theo là nhóm Công ty Hợp danh, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn (TNHH). Số lượng doanh nghiệp tư nhân, Công ty Cổ phần và mô hình Tập thể/hợp tác xã rất thấp, chiếm tỷ lệ lần lượt là 7.2%, 4,5%, và 2,3%.

Ngoài ra, mô hình nghiên cứu còn đưa vào các biến kiểm soát khác như ngành nghề và địa phương mà doanh nghiệp đang hoạt động. Table 1 cho thấy doanh nghiệp trong lĩnh vực ăn uống chiếm tỷ lệ cao nhất (31,1%), tiếp theo là doanh nghiệp trong lĩnh vực sản phẩm kim loại cơ bản và tổng hợp (18,4%), gỗ (10,6%), và dệt may, quần áo, thuộc da (10,5%). Trái lại, số lượng doanh nghiệp chiếm tỷ lệ thấp thuộc nhóm ngành in ấn xuất bản (2,6%), giấy (2,5%), và hóa dầu (2,1%). Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất 23,9%, tiếp theo là Hà Tây (14,1%) và Nghệ An (13,6%). Khánh Hòa và Lâm Đồng có số lượng doanh nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ khoảng 3,5%-3,6%. Số lượng doanh nghiệp ở hai cuộc khảo sát tương đối cân bằng nhau (51% năm 2015 và 49% năm 2013).

Mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới và hoạt động xuất khẩu

Table 2Table 3 trình bày các kết quả nghiên cứu chính. Giá trị lớn nhất của hệ số phóng đại phương sai (VIF) cho thấy cả hai mô hình đều không bị hiện tượng đa cộng tuyến 56 . Table 2 cho thấy hoạt động đổi mới có tác động thúc đẩy quyết định xuất khẩu, và tác động này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tương tự, Table 3 cho thấy hoạt động đổi mới có tác động thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trực tiếp, và tác động này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Cụ thể, kết quả tác động biên cho thấy, hoạt động đổi mới làm tăng 1,7% khả năng tiến hành xuất khẩu; trong khi đó hoạt động đổi mới chỉ làm tăng 0,2% khả năng tiến hành xuất khẩu trực tiếp. Mặc dù, kết quả cho thấy hoạt động đổi mới làm tăng khả năng tiến hành xuất khẩu của các DNNVV, tuy nhiên tác động này là không đáng kể. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu các DNNVV ở Ý được thực hiện bởi Cassetta và cộng sự (2020) 50 .

Table 2 Tác động của hoạt động đổi mới lên xuất khẩu
Table 3 Tác động của hoạt động đổi mới lên xuất khẩu trực tiếp

Kết quả nghiên cứu khẳng định hoạt động đổi mới giúp thúc đẩy quyết định xuất khẩu của DNNVV tại Việt Nam. Kết quả này phù hợp với lý thuyết cũng như thực tiễn 22 , 35 , 50 . Kết quả này có thể được lý giải bởi các nguyên nhân chính sau đây. Thứ nhất, đổi mới sẽ giúp DNNVV nâng cao chất lượng sản phẩm, và giúp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, từ đó làm gia tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường nước ngoài. Thứ hai, đổi mới cũng có thể giúp cải thiện quá trình thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định kinh doanh của DNNVV. Điều này giúp DNNVV trở nên thích ứng tốt hơn với thị trường quốc tế, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mở rộng. Thứ ba, đổi mới giúp DNNVV tận dụng được cơ hội từ thị trường ngách và theo đuổi chiến lược “đại dương xanh” khai thác những phân khúc tiềm năng của thị trường nước ngoài, từ đó gia tăng xuất khẩu. Thứ tư, đổi mới gắn liền với bảo vệ và phát triển các loại tài sản trí tuệ, trong đó thương hiệu sản phẩm là một nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài. DNNVV bảo vệ và phát triển tốt tài sản trí tuệ của sản phẩm xuất khẩu thông qua tăng cường đổi mới sẽ có cơ hội xuất khẩu hoặc nâng cao thị phần ở nước ngoài, đặc biệt là đối với các sản phẩm mang thương hiệu quốc gia.

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định vai trò của hoạt động đổi lên quyết định xuất khẩu, và xuất khẩu trực tiếp của DNNVV. Dựa trên kết quả này, nghiên cứu đề xuất các hàm ý chính sách, và quản trị sau đây nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới và xuất khẩu tại các DNNVV.

Về phía chính phủ. Thứ nhất, cần phải tạo ra tư duy và nhận thức nhất quán trong toàn bộ nền kinh tế và bộ máy quản lý hành chính – kinh tế về vai trò và tầm quan trọng của DNNVV trong đổi mới và xuất khẩu của quốc gia. Nhận thức của cơ quan quản lý sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động đổi mới của doanh nghiệp, đồng thời khi nhận thức được nâng cao thì việc ban hành và thực thi chính sách sẽ trở nên hiệu quả, góp phần làm cho doanh nghiệp có hoạt động đổi mới xuất khẩu hiệu quả hoặc có ý định xuất khẩu để mở rộng thị phần ở nước ngoài. Thứ hai, về cơ chế chính sách, Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ cần có các chính sách hỗ trợ tài chính và tiếp cận tín dụng cho DNNVV, đặc biệt là đối với các dự án của DNNVV về đổi mới và thâm nhập thị trường nước ngoài. Chính quyền địa phương cũng cần có chính sách đặc thù hỗ trợ đổi mới của DNNVV định hướng xuất khẩu ở những lĩnh vực gắn với thế mạnh và tiềm năng riêng có của địa phương. Việc triển khai cũng như ưu tiên các nguồn tín dụng cho hoạt động đổi mới định hướng xuất khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp yên tâm đổi mới và có khả năng cạnh tranh cao hơn ở thị trường nước ngoài. Việc này cũng giúp các địa phương phát huy kinh tế ngành ở các lĩnh vực trọng điểm. Thứ ba, các chương trình ưu đãi tài chính và tín dụng của chính phủ và địa phương cần hướng đến đối tượng là những cá nhân có ý tưởng và mô hình khởi nghiệp đột phá dựa trên nền tảng của hoạt động đổi mới với những sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu. Hoạt động khởi nghiệp là tiền đề để thương mại hóa kết quả đổi mới của doanh nghiệp, đồng thời việc xuất khẩu giúp các doanh nghiệp khai thác nhu cầu tiềm năng ở thị trường nước ngoài trong bối cảnh thị trường trong nước bão hòa hoặc dung lượng chưa đủ lớn để việc khai thác mang lại lợi nhuận bù đắp cho đầu tư đổi mới. Thứ tư, chính sách hỗ trợ pháp lý và thủ tục hành chính trong việc thành lập doanh nghiệp của những cá nhân khởi nghiệp nói trên cũng cần được quan tâm thúc đẩy. Điều này góp phần đẩy nhanh tiến độ và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp đổi mới để họ nhanh chóng sản xuất và xuất khẩu. Thứ năm, chính phủ và địa phương cần xây dựng chiến lược phát triển DNNVV gắn với những thay đổi của toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay. Trong đó, chú trọng các nhóm giải pháp thúc đẩy đổi mới định hướng xuất khẩu các sản phẩm chủ lực quốc gia và địa phương của DNNVV. Điều này nhằm giúp cho nguồn ngân sách phân bổ hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới và xuất khẩu được đảm bảo trong dài hạn và ổn định.

Về phía doanh nghiệp. Thứ nhất, nhà quản trị DNNVV cần đặt mục tiêu xuất khẩu để đảm bảo duy trì thị phần và lợi thế cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế nội địa có dấu hiệu bão hòa và cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp đa quốc gia và doanh nghiệp nội địa lâu đời có quy mô lớn. Trong quá trình này, hoạt động đổi mới cần được DNNVV đặc biệt chú trọng nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh xuất khẩu tại thị trường nước ngoài. Hoạt động đổi mới là tiền đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi kinh doanh ở thị trường nước ngoài. Doanh thu từ xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp có đủ tiềm lực tái đầu tư cho hoạt động đổi mới liên tục và bền vững. Thứ hai, DNNVV cũng cần quan tâm đến việc đa dạng hóa kênh huy động tài chính để đầu tư cho các chiến lược đổi mới và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì được hoạt động đổi mới trong dài hạn và năng lực cạnh tranh xuất khẩu. Thứ ba, DNNVV phải không ngừng mở rộng quy mô của doanh nghiệp nhằm gia tăng uy tín, tiềm lực, cũng như các mạng lưới hiện hữu nhằm gia tăng khả năng thành công của hoạt động đổi mới và xuất khẩu. Quy mô lớn giúp doanh nghiệp dễ triển khai các hoạt động đổi mới để thử nghiệm trước khi đưa ra thị trường nước ngoài. Quy mô lớn còn giúp doanh nghiệp dễ dàng huy động tài chính cho đổi mới và xuất khẩu. Thứ tư, cá nhân có ý tưởng và mô hình khởi nghiệp trên nền tảng đổi mới gắn với xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của quốc gia và địa phương cần thành lập doanh nghiệp để nhận được hỗ trợ từ những cơ chế chính sách của quốc gia và địa phương và vận hành theo hành lang pháp lý thống nhất của pháp luật kinh tế. Điều này cũng góp phần giúp cho nhà quản trị dễ dàng huy động tài chính và mở rộng quy mô doanh nghiệp, từ đó giúp cho hoạt động đổi mới và xuất khẩu được thực hiện bài bản, vận hành theo hành lang pháp lý thống nhất.

Nghiên cứu này tồn tại một số hạn chế sau. Thứ nhất , mặc dù trong mô hình nghiên cứu đã đưa vào nhiều biến kiểm soát nhằm hạn chế vấn đề nội sinh, tuy nhiên trong mô hình vẫn tồn tại nhiều yếu tố chưa quan sát được có thể làm thiên lệch tác động của đổi mới đến quyết định xuất khẩu. Thứ hai , nghiên cứu này chưa xem xét tác động của từng hoạt động đổi mới cụ thể đến quyết định xuất khẩu. Các nghiên cứu sau này cần sử dụng các phương pháp tiên tiến hơn nhằm hạn chế vấn đề nội sinh, chẳng hạn như so sánh điểm xu hướng (Propensity Score Matching, PSM), và biến công cụ (Instrumental variable, IV). Đồng thời, các nghiên cứu sau này cũng cần xem xét từng hoạt động đổi mới cụ thể, chẳng hạn như đổi mới sản phẩm, và đổi mới công nghệ/quy trình sản xuất. Từ đó, giúp có được kết quả ước lượng chính xác hơn, cũng như giúp có được bức tranh cụ thể hơn về tác động của hoạt động đổi mới đến quyết định xuất khẩu tại các DNNVV.

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 502.01-2019.334 .

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CIEM : Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GII : Global Innovation Index

IV : Instrumental variable (Biến công cụ)

OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

PSM : Propensity Score Matching (So sánh điểm xu hướng)

TCKT : Tổng cục Thống kê

TNHH : Trách nhiệm Hữu hạn

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

ĐÓNG GÓP CỦA TỪNG TÁC GIẢ ĐỐI VỚI NỘI DUNG BÀI BÁO

- Tác giả Lê Đức Nhã chịu trách nhiệm nội dung : Tổng quan lý thuyết, diễn giải kết quả, viết bản thảo, và xây dựng hàm ý chính sách.

- Tác giả Phạm Tiến Thành chịu trách nhiệm nội dung : Phân tích số liệu, xây dựng hàm ý chính sách, viết bản thảo, và hiệu chỉnh bài viết.

References

  1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 2017. . ;:. Google Scholar
  2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Khóa XIV. Luật số 04/2017/QH14 của Quốc hội: Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2017. . ;:. Google Scholar
  3. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Quyết định số 40/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 2016. . ;:. Google Scholar
  4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2018. . ;:. Google Scholar
  5. Ngân hàng thế giới. Tỷ lệ chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) (%GDP) - Việt Nam. 2021. . ;:. Google Scholar
  6. Hoang CC, Ngoc BH. The Relationship between Innovation Capability and Firm's Performance in Electronic Companies, Vietnam. The Journal of Asian Finance, Economics, and Business. 2019;6(3):295-304. . ;:. Google Scholar
  7. Tebourbi I, Ting IW, Le HT, Kweh QL. R&D investment and future firm performance: The role of managerial overconfidence and government ownership. Managerial and Decision Economics. 2020;41(7):1269-1281. . ;:. Google Scholar
  8. Tung LT, Binh QM. The impact of R&D expenditure on firm performance in emerging markets: evidence from the Vietnamese listed companies. Asian Journal of Technology Innovation. 2021:1-19. . ;:. Google Scholar
  9. Dutta S, Lanvin B, Wunsch-Vincent S. Globalization Innovation Index 2020 - Who will finance innovation?. WIPO Publishing House. 2020. . ;:. Google Scholar
  10. Tổng cục thống kê (TCKT). Niên giám thống kê 2020. Nxb Thống Kê. 2020. . ;:. Google Scholar
  11. Jones MV. First steps in internationalisation: Concepts and evidence from a sample of small high-technology firms. Journal of International Management. 2001;7(3):191-210. . ;:. Google Scholar
  12. Hashai N, Almor T. Gradually internationalizing 'born global'firms: an oxymoron?. International business review. 2004;13(4):465-483. . ;:. Google Scholar
  13. Stray S, Bridgewater S, Murray G. The internationalisation process of small, technology-based firms: market selection, mode choice and degree of internationalisation. Journal of Global Marketing. 2001;15(1):7-29. . ;:. Google Scholar
  14. Hill CW. International business: Competing in the global marketplace. Irwin/McGraw-Hill. 2013. . ;:. Google Scholar
  15. Knight GA, Cavusgil ST. Innovation, organizational capabilities, and the born-global firm. Journal of international business studies. 2004;35(2):124-141. . ;:. Google Scholar
  16. Nguyen TV, Le NT, Bryant SE. Sub-national institutions, firm strategies, and firm performance: A multilevel study of private manufacturing firms in Vietnam. Journal of World Business. 2013;48(1):68-76. . ;:. Google Scholar
  17. Paul J, Rosado-Serrano A. Gradual internationalization vs born-global/international new venture models. International Marketing Review. 2019;36(6):830-858. . ;:. Google Scholar
  18. Filatotchev I, Liu X, Buck T, Wright M. The export orientation and export performance of high-technology SMEs in emerging markets: The effects of knowledge transfer by returnee entrepreneurs. Journal of international business studies. 2009;40(6):1005-1021. . ;:. Google Scholar
  19. Ayyagari M, Demirgüç-Kunt A, Maksimovic V. Firm innovation in emerging markets: The role of finance, governance, and competition. Journal of Financial and Quantitative Analysis. 2011;46(6):1545-1580. . ;:. Google Scholar
  20. Lee N, Sameen H, Cowling M. Access to finance for innovative SMEs since the financial crisis. Research policy. 2015;44(2):370-380. . ;:. Google Scholar
  21. OECD. Promoting Innovation in Established SMEs. Policy Note, SME Ministerial Conference. 2018. . ;:. Google Scholar
  22. Falk M, de Lemos FF. Complementarity of R&D and productivity in SME export behavior. Journal of Business Research. 2019;96:157-168. . ;:. Google Scholar
  23. Gan S, Cheng D. Exchange rate appreciation, R&D, and export sophistication: Evidence from China. The Journal of International Trade & Economic Development. 2020;29(2):237-246. . ;:. Google Scholar
  24. Wu L, Wei Y, Wang C. Disentangling the effects of business groups in the innovation-export relationship. Research Policy. 2020;50(1):104093. . ;:. Google Scholar
  25. Amadu AW, Danquah M. R&D, human capital and export behavior of manufacturing and service firms in Ghana. Journal of African Business. 2019;20(3):283-304. . ;:. Google Scholar
  26. D'Angelo A. Innovation and export performance: a study of Italian high-tech SMEs. Journal of management & governance. 2012;16(3):393-423. . ;:. Google Scholar
  27. Fernández-Mesa A, Alegre J. Entrepreneurial orientation and export intensity: Examining the interplay of organizational learning and innovation. International business review. 2015;24(1):148-156. . ;:. Google Scholar
  28. Filipescu DA, Prashantham S, Rialp A, Rialp J. Technological innovation and exports: Unpacking their reciprocal causality. Journal of International Marketing. 2013;21(1):23-38. . ;:. Google Scholar
  29. Hao L, Qiu B, Cervantes L. Does Firms' Innovation Promote Export Growth Sustainably?-Evidence from Chinese Manufacturing Firms. Sustainability. 2016;8(11):1173. . ;:. Google Scholar
  30. Oura MM, Zilber SN, Lopes EL. Innovation capacity, international experience and export performance of SMEs in Brazil. International Business Review. 2016;25(4):921-932. . ;:. Google Scholar
  31. Ribau CP, Moreira AC, Raposo M. SMEs innovation capabilities and export performance: an entrepreneurial orientation view. Journal of Business Economics and Management. 2017;18(5):920-934. . ;:. Google Scholar
  32. Rodil Ó, Vence X, del Carmen Sánchez M. The relationship between innovation and export behaviour: The case of Galician firms. Technological Forecasting and Social Change. 2016;113:248-265. . ;:. Google Scholar
  33. Yi J, Wang C, Kafouros M. The effects of innovative capabilities on exporting: Do institutional forces matter?. International Business Review. 2013;22(2):392-406. . ;:. Google Scholar
  34. Zhang J, Zhu M. Market orientation, product innovation and export performance: evidence from Chinese manufacturers. Journal of Strategic Marketing. 2016;24(5):377-397. . ;:. Google Scholar
  35. Golovko E, Valentini G. Exploring the complementarity between innovation and export for SMEs' growth. Journal of international business Studies. 2011;42(3):362-380. . ;:. Google Scholar
  36. Wadho W, Chaudhry A. Innovation and firm performance in developing countries: The case of Pakistani textile and apparel manufacturers. Research Policy. 2018;47(7):1283-1294. . ;:. Google Scholar
  37. Edeh JN, Obodoechi DN, Ramos-Hidalgo E. Effects of innovation strategies on export performance: New empirical evidence from developing market firms. Technological Forecasting and Social Change. 2020;158:120167. . ;:. Google Scholar
  38. Bodlaj M, Kadic-Maglajlic S, Vida I. Disentangling the impact of different innovation types, financial constraints and geographic diversification on SMEs' export growth. Journal of Business Research. 2020;108:466-475. . ;:. Google Scholar
  39. Nguyen AN, Pham NQ, Nguyen CD, Nguyen ND. Innovation and exports in Vietnam's SME sector. The European Journal of Development Research. 2008;20(2):262-280. . ;:. Google Scholar
  40. Thai MT, Chong LC. Born-global: The case of four Vietnamese SMEs. Journal of international entrepreneurship. 2008;6(2):72. . ;:. Google Scholar
  41. Vu HV, Holmes M, Tran TQ, Lim S. Firm exporting and productivity: what if productivity is no longer a black box. Baltic Journal of Economics. 2016;16(2):95-113. . ;:. Google Scholar
  42. Hung BQ, Anh TT, Thong NN. Innovation: From Capabilities to Performance in Manufacturing Enterprises in Vietnam. Journal of Economic Development. 2020;45(1):61-81. . ;:. Google Scholar
  43. Lin RJ, Tan KH, Geng Y. Market demand, green product innovation, and firm performance: evidence from Vietnam motorcycle industry. Journal of Cleaner Production. 2013;40:101-107. . ;:. Google Scholar
  44. Muenjohn N, Ishikawa J, Muenjohn P, Memon MA, Ting H. The effect of innovation and leadership on performance in China and Vietnam. Asia Pacific Business Review. 2021;27(1):101-110. . ;:. Google Scholar
  45. Na K, Kang YH. Relations between innovation and firm performance of manufacturing firms in Southeast Asian emerging markets: Empirical evidence from Indonesia, Malaysia, and Vietnam. Journal of Open Innovation: Technology, Market, and Complexity. 2019;5(4):98. . ;:. Google Scholar
  46. O'Cass A, Ngo LV. Winning through innovation and marketing: Lessons from Australia and Vietnam. Industrial marketing management. 2011;40(8):1319-1329. . ;:. Google Scholar
  47. Phan TT. Does organizational innovation always lead to better performance? A study of firms in Vietnam. Journal of Economics and Development. 2019;21(1):71-82. . ;:. Google Scholar
  48. Santarelli E, Tran HT. Young innovative companies: Are they high performers in transition economies? Evidence for Vietnam. The Journal of Technology Transfer. 2017;42(5):1052-1076. . ;:. Google Scholar
  49. Tuan N, Nhan N, Giang P, Ngoc N. The effects of innovation on firm performance of supporting industries in Hanoi, Vietnam. Journal of Industrial Engineering and Management. 2016;9(2):413-431. . ;:. Google Scholar
  50. Cassetta E, Monarca U, Dileo I, Di Berardino C, Pini M. The relationship between digital technologies and internationalisation. Evidence from Italian SMEs. Industry and Innovation. 2020;27(4):311-339. . ;:. Google Scholar
  51. Hessels J, Terjesen S. Resource dependency and institutional theory perspectives on direct and indirect export choices. Small business economics. 2010;34(2):203-220. . ;:. Google Scholar
  52. El-Gohary H, Edwards D, Eid R, Huang J. Choice of export entry mode by developing economies SMEs: An empirical investigation of Egyptian SMEs. Journal of Economic and Administrative Sciences. 2013;29(2):113-133. . ;:. Google Scholar
  53. Cameron AC, Trivedi PK. Microeconometrics: methods and applications. Cambridge university press. 2005. . ;:. Google Scholar
  54. Wooldridge JM. Simple solutions to the initial conditions problem in dynamic, nonlinear panel data models with unobserved heterogeneity. Journal of applied econometrics. 2005;20(1):39-54. . ;:. Google Scholar
  55. Wooldridge JM. Econometric analysis of cross section and panel data. MIT press. 2010. . ;:. Google Scholar
  56. Gujarati DN. Basic econometrics. Tata McGraw-Hill Education. 2009. . ;:. Google Scholar
  57. CIEM, ILSSA, UCPH, UNU-WIDER. Viet Nam SME Survey. 2011, 2013, 2015. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 6 No 2 (2022)
Page No.: 2449-2462
Published: Apr 12, 2022
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i2.974

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

Funding data


 How to Cite
Le, D. N., & Pham, T. (2022). The effects of innovation on export of the small and medium-sized enterprises: The case of Viet Nam. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 6(2), 2449-2462. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i2.974

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1478 times
PDF   = 560 times
XML   = 0 times
Total   = 560 times