Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

867

Total

495

Share

The assessment of impacts of public investment, state investment on private investment and economic growth in Vietnam






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The study aims to assess the impact of public investment and state investment on private investment and economic growth in Vietnam. The study applies the regression model with standard error of Driscoll & Kraay with panel data for 22 economic sectors of Vietnam in the period 1990-2019. The results show that public investment and state investment have a positive impact not only on private investment but also on industry GDP, thereby promoting economic growth. It is also important to pay attention to the industry factor in the process of public investment and state investment. Although the processing and manufacturing industry has the highest GDP and number of enterprises compared to those of other sectors, the impact of private investment and state investment on GDP growth is not necessarily the most considerable. Other industries such as Agriculture, Wholesale and retail; repair of automobiles, motorcycles, motorbikes and other motor vehicles, Accommodation and catering services, State management, national security; compulsory social guarantees; The Arts, Play and Entertainment sectors have a better impact on growth. It was the intervention of the state through state-owned enterprises that created the transformation. Therefore, the importance and directional role of state investment cannot be denied. Finally, private investment has a better impact on sectoral GDP growth than state investment. This demonstrates the dynamic role of the private sector as a driver of the economy.

GIỚI THIỆU

Đầu tư được coi là động lực chính thức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đầu tư công cho kết cấu hạ tầng khác biệt với nguồn vốn được sử dụng trong các doanh nghiệp. Kết cấu hạ tầng là vốn tồn tại bên ngoài doanh nghiệp và hỗ trợ hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp cũng như các hoạt động của các cá nhân. Do vậy, nhiều doanh nghiệp và cá nhân trong một khu vực có hưởng lợi từ kết cấu hạ tầng đó mà không mất thêm chi phí hoặc chi phí thấp 1 . Có thể thấy đầu tư công nhằm cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công chính yếu nhằm kết nối công dân và doanh nghiệp với các cơ hội kinh tế thông qua việc cung cấp các cơ sở hạ tầng kinh tế qua đó có thể thúc đẩy tăng trưởng và cung cấp cơ sở hạ tầng phù hợp để thúc đẩy đầu tư tư nhân qua các kênh: i) Giảm chi phí đầu tư hạ tầng của khu vực tư nhân, nhờ đó, khu vực tư nhân tập trung nguồn lực đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, từ đó thúc đẩy tăng trưởng; ii) Đầu tư cơ sở hạ tầng có ngoại tác tích cực (nhà nước đầu tư tất cả các thành phần kinh tế hưởng lợi); và iii) Đầu tư cơ sở hạ tầng cần huy động nguồn lực lớn và mang tính chất hàng hóa công nên cần sự tham gia của nhà nước để đảm bảo tính công bằng và phù hợp mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Ở các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, theo đó đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước thường được tính vào đầu tư công. Do đó để phân biệt, bài viết này là định nghĩa đầu tư công theo Luật Đầu tư công 2014 không bao gồm nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, tổng đầu tư công và đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước được gọi chung là đầu tư nhà nước. Đầu tư nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư toàn xã hội và đóng vai trò quan trọng, quyết định tốc độ tăng trưởng của đầu tư nói chung. Cơ cấu đầu tư nhà nước vẫn được coi là có vấn đề ở chỗ là quá tập trung vào doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, có hiện tượng chèn ép đầu tư tư nhân và ít thu hút được các loại hình đầu tư khác 1 .

Ngược lại, đầu tư công có tác động thúc đẩy đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế. Theo Knack và cộng sự, chi tiêu chính phủ cho các hoạt động thực thi pháp luật và trật tự sẽ tạo dựng môi trường kinh tế - xã hội ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, các chương trình chi tiêu của chính phủ cung cấp hàng hóa công có giá trị như quốc phòng, công nghệ, truyền thông, cơ sở hạ tầng và hàng hóa có ngoại ứng tích cực như y tế và giáo dục đều là những yếu tố cơ bản quyết định tăng trưởng kinh tế 2 .

Một số tác giả trong nước như Tô Trung Thành, Sử Đình Thành, Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và cộng sự cho rằng tại Việt Nam đầu tư tư nhân và đầu tư công đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên tác động của đầu tư tư nhân là cao hơn so với đầu tư công. Điểm hạn chế của nghiên cứu trong nước là các tác giả sử dụng số liệu đầu tư công bao gồm đầu tư của doanh nghiệp nhà nước cho hoạt động sản xuất kinh doanh để đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế, do đó việc đánh giá hiệu quả riêng phần của đầu tư công cho cơ sở hạ tầng và đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước cho được làm rõ. Bài viết này mong muốn làm rõ xu hướng tác động của từng loại hình đầu tư gồm đầu tư công, đầu tư nhà nước đến đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam 3 , 4 , 5 , 6 .

LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Đầu tư công tác động sâu rộng tới tăng trưởng kinh tế còn được thể hiện qua hai mặt là tổng cung và tổng cầu. Đầu tư công tác động trực tiếp đến tổng cầu với tư cách chi tiêu chính phủ và tổng cung với tư cách hàm sản xuất (yếu tố vốn). Đầu tư công tác động gián tiếp và lan tỏa đến tổng cầu qua kênh kích thích kênh đầu tư tư nhân và tổng cung qua việc thu hút vốn đầu tư tư nhân. Theo Kongphet Phetsavong các mô hình tăng trưởng kinh tế sẽ đi theo hai hướng cơ bản 7 : (i) Mô hình tăng trưởng tân cổ điển, còn gọi là mô hình tăng trưởng ngoại sinh, được phát triển chủ yếu bởi Solow giải thích sự tăng trưởng kinh tế dài hạn bằng cách nghiên cứu quá trình tích lũy vốn, lao động hoặc tăng trưởng dân số, và sự gia tăng năng suất 8 ; (ii) Mô hình tăng trưởng mới, hay mô hình tăng trưởng nội sinh, được nghiên cứu tiên phong bởi Romer, Lucas, Barro và Rebelo 9 , 10 , 11 . Dù mô hình nào cũng không thể phủ nhận vai trò của vốn đầu tư nói chung và vốn đầu tư công nói riêng trong tăng trưởng kinh tế. Lịch sử phát triển các học thuyết kinh tế cho thấy các nhà kinh tế học vẫn còn đang tranh cãi rất nhiều về các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế nhưng họ đều đồng ý với nhau ở một điểm: vốn (capital) là nhân tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế .

Cho đến nay các kết quả nghiên cứu về đầu tư công tác động đến đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế trên thế giới vẫn có hai xu hướng đối lập nhau. Xu hướng thứ nhất, nhiều nghiên cứu ở các nước đang phát triển đều có bằng chứng cho rằng đầu tư công có tác động thúc đẩy đầu tư nhân và tăng trưởng kinh tế như nghiên cứu của Erden và cộng sự, Zainah, Hatano, Kollamparambil và cộng sự, Foye, Dreger và cộng sự, Kalaipriya và cộng sự, Marcos, Makuyana và cộng sự 12 , 13 , 14 , 15 , 16 , 17 , 18 , 19 , 20 .

Xu hướng thứ hai, thể hiện qua kết quả nghiên cứu ở một số nước đang phát triển và phần lớn các nước phát triển thì đầu tư công chèn lấn đầu tư tư nhân và đôi khi tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế, có thể kể đến nghiên cứu của Erden, Gjini, Nguyen, Hung Thanh và cộng sự 21 , 22 , 23 . Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác thừa nhận đầu tư công trong ngắn hạn tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế liên quan đến kém hiệu quả của loại đầu tư công, nhưng về lâu dài cho thấy bổ sung cho đầu tư tư nhân trong thúc đẩy tăng trưởng như nghiên cứu của Cruz, Ghani, Swaby, Phetsavong, Makuyana, G, Ahamed, Turan, Qazi và cộng sự 7 , 24 , 25 , 26 , 27 , 28 , 29 , 30 .

Tại Việt Nam, các nghiên cứu định lượng về tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế được thực hiện. Kết quả cho thấy đầu tư công thúc đẩy đầu tư tư nhân trong dài hạn 3 , đầu tư công, đầu tư tư nhân có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn theo 6 , quy mô đầu tư công tại Việt Nam chưa tối ưu, phân bổ vốn đầu tư công còn dàn trải, thiếu hiệu quả và tập trung vào một số ngành mà khu vực tư nhân có khả năng và sẵn sàng đầu tư, do đó cần giảm dần tỷ trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư của xã hội, đồng thời tăng cường mạnh mẽ hiệu quả và chất lượng của đầu tư công. Cần tạo cơ hội bình đẳng hơn nữa cho các nguồn vốn đầu tư khác của xã hội, tạo ra các cơ chế hiệu quả để huy động tối đa các nguồn vốn tư nhân, giảm dần sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách 4 , 5 .

Từ thực nghiệm nghiên cứu trước cho thấy trong mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân gồm đầu tư công thúc đẩy đầu tư tư nhân và ngược lại đầu tư công cũng chèn lấn đầu tư tư nhân. Ngoài ra, trong mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng thì theo lý thuyết đầu tư là đầu vào đóng góp cho tăng trưởng, trong đó có đầu tư công và đầu tư tư nhân có tác động qua lại nên ảnh hưởng chung đến tăng trưởng. Ngoài ra, dữ liệu của các nghiên cứu trong nước chưa phân biệt giữa đầu tư công và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và chưa đánh giá theo ngành kinh tế. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu này mong muốn kiểm định giả thuyết đầu tư công có thúc đẩy đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt có phân biệt đầu tư công, đầu tư nhà nước theo góc độ ngành kinh tế, điều mà các nghiên cứu trong nước vẫn chưa hoặc ít thực hiện.

Trong nghiên cứu này, các khái niệm đầu tư công, đầu tư nhà nước, đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế được định nghĩa như sau:

Đầu tư công là đầu tư từ ngân sách nhà nước cho cơ sở hạ tầng, một số nghiên cứu ở các nước đang phát triển cho rằng đầu tư công tác động thúc đẩy đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, vẫn có một số nghiên cứu khác cho kết quả tác động chèn lấn. Nghiên cứu tình huống Việt Nam là nước đang phát triển sẽ kỳ vọng đầu tư công giúp cải thiện hạ tầng kinh tế-xã hội, góp phần thúc đẩy đầu tư tư nhân và đẩy nhanh tăng trưởng.

Đầu tư nhà nước hay còn gọi là đầu tư khu vực nhà nước là đầu tư từ ngân sách nhà nước,bao gồm đầu tư công cho cơ sở hạ tầng và đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Theo lý thuyết tăng trưởng thì đầu tư là yếu tố đầu vào cho tăng trưởng, tăng trưởng của ngành chính là tăng giá trị gia tăng cho ngành, trong giá trị gia tăng bao gồm cả thặng dư sản xuất. Theo lý thuyết lợi thế quy mô, đầu tư cao sẽ tăng quy mô, quy mô lớn sẽ tạo ra hiệu quả lớn hơn. Mặt khác đầu tư của nhà nước có một phần là đầu tư cho cơ sở hạ tầng nên về tổng thể, có thể kỳ vọng tăng quy mô đầu tư của khu vực nhà nước sẽ có tác động dương trong thúc đẩy đầu tư tư nhân và tác động dương đến tăng trưởng GDP.

Đầu tư tư nhân hay còn gọi là đầu tư khu vực tư nhân, bao gồm đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp ngoài nước. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đầu tư tư nhân thường có hiệu quả cao hơn đầu tư nhà nước, và thường có hiệu quả tư nhân mới bỏ vốn đầu tư, vì vậy kỳ vọng đầu tư tư nhân có tác động tích cực đến tăng trưởng GDP.

Tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nghiên cứu này sử dụng tăng trưởng kinh tế như thước đo đầu ra của hiệu quả đầu tư.

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu

ghiên cứu này vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp hồi quy phân tích dữ liệu bảng nhằm đánh giá tác động của đầu tư công, đầu tư nhà nước đối với đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế.

Tác giả áp dụng theo các mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành và cộng sự, trong đó có sử dụng thêm yếu tố ngành, nhằm tìm ra tác động khác biệt giữa các ngành, nghề khác nhau tại Việt Nam 31 . Nghiên cứu đề xuất 04 mô hình, sử dụng 04 đại diện gồm đầu tư công, đầu tư nhà nước (tổng đầu tư công và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước), đầu tư tư nhân (tổng đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài) và tổng sản phẩm quốc nội đại diện cho tăng trưởng kinh tế, các mô hình cụ thể như sau:

Mô hình 1:

Mô hình 2:

Mô hình 3:

Mô hình 4:

Mô hình mô hình 1, nghiên cứu nhắm đến đánh giá tác động của riêng phần đầu tư công đến đầu tư tư nhân, trong khi đó mô hình 2, biến độc lập là đầu tư nhà nước nhằm đánh giá tác động tổng hợp của đầu tư công và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đến đầu tư tư nhân. Hai mô hình này nhằm đánh giá tác động riêng lẻ và tác động kết hợp giữa đầu tư công, đầu tư doanh nghiệp nhà nước và xem xét tác động của khu vực công là “chèn lấn” hay “thúc đẩy” dưới ảnh hưởng của yếu tố ngành.

Mô hình 3, 4 nhằm đánh giá tác động của các loại hình đầu tư đến GDP. Đầu tư dưới bất kỳ hình thức đều là yếu tố đầu vào có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Trong đó, mô hình 3 thể hiện tác động riêng phần của đầu tư công đến tăng trưởng, trong khi mô hình 4 thể hiện tác động của đầu tư nhà nước và đầu tư tư nhân đến tăng trưởng có xét đến sự khác biệt các ngành. Ký hiệu, tên gọi, cách tính toán các biến và kỳ vọng dấu được thể hiệu theo Table 1 .

Table 1 Mô tả các biến trong mô hình

D i - Biến giả đại diện ngành. Nghiên cứu lấy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo làm gốc để so sánh tương quan với các ngành còn lại. Theo Tổng Cục Thống kê ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế của nước ta vì những lý do sau 32 :

Thứ nhất, công nghiệp chế biến, chế tạo là một bộ phận của ngành công nghiệp và là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Bình quân trong giai đoạn 2011-2020, công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng 14,9% GDP của toàn nền kinh tế. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo càng lớn, quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao thì đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của ngành này càng lớn. Tốc độ tăng bình quân GDP cả nước đạt 5,95% trong giai đoạn 2011-2020 nhờ tăng trưởng cao của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (đạt 10,44%/năm trong giai đoạn này).

Thứ hai, công nghiệp chế biến, chế tạo cung cấp việc làm, thu hút nhân công, giải quyết được một số vấn đề xã hội. Trong những năm qua, một số ngành chế biến, chế tạo như dệt, may mặc, giày da, trang phục, chế biến nông sản… phát triển mạnh một phần chính là nhờ khả năng thu hút nhiều lao động của các ngành đó.

Thứ ba, hoạt động công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm thô từ nguyên liệu trong nước cho phép ngành chế biến, chế tạo có thể thực hiện liên kết chuỗi. Từ đó tăng tính kết nối liên ngành, liên vùng trong nước và mở rộng hơn là tăng cường liên quốc gia, liên khu vực và quốc tế.

Thứ tư, công nghiệp chế biến, chế tạo cung cấp tư liệu sản xuất cho quá trình sản xuất và tư liệu tiêu dùng phục vụ đời sống dân cư và phục vụ xuất khẩu.

Thứ năm, công nghiệp chế biến, chế tạo góp phần quan trọng trong việc tích lũy cơ sở vật chất cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Để tạo dựng một nền công nghiệp chế biến, chế tạo phải hình thành và xây dựng một lượng vốn đầu tư khá lớn. Do được trang bị công nghệ và thiết bị hiện đại nên một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có năng suất lao động cao, tạo ra tích lũy cao hơn so với lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Hơn nữa, sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo thường ít chịu ảnh hưởng bất lợi từ các yếu tố thời tiết nên ổn định. Do đó, kết quả tích lũy từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ được dùng cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong dài hạn.

Sau khi chọn ngành công nghiệp chế biến chế tạo làm gốc, các ngành còn lại được mô tả qua các biến giả sau:

D 1 = 1 nếu quan sát thuộc ngành Nông nghiệp; bằng 0 trong những trường hợp khác.

D 2 = 1 nếu quan sát thuộc ngành Lâm nghiệp; bằng 0 trong những trường hợp khác.

D 3 = 1 nếu quan sát thuộc ngành Thủy sản; bằng 0 trong những trường hợp khác.

D 4 = 1 nếu quan sát thuộc ngành Khai khoáng; bằng 0 trong những trường hợp khác.

D 5 = 1 nếu quan sát thuộc ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; bằng 0 trong những trường hợp khác.

D 6 = 1 nếu quan sát thuộc ngành Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; bằng 0 trong những trường hợp khác.

D 7 = 1 nếu quan sát thuộc ngành Xây dựng; bằng 0 trong những trường hợp khác.

D 8 = 1 nếu quan sát thuộc ngành Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; bằng 0 trong những trường hợp khác.

D 9 = 1 nếu quan sát thuộc ngành Vận tải kho bãi; bằng 0 trong những trường hợp khác.

D 10 = 1 nếu quan sát thuộc ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống; bằng 0 trong những trường hợp khác.

D 11 = 1 nếu quan sát thuộc ngành Thông tin và truyền thông; bằng 0 trong những trường hợp khác.

D 12 = 1 nếu quan sát thuộc Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; bằng 0 trong những trường hợp khác.

D 13 = 1 nếu quan sát thuộc Hoạt động kinh doanh bất động sản; bằng 0 trong những trường hợp khác.

D 14 = 1 nếu quan sát thuộc Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; bằng 0 trong những trường hợp khác.

D 15 = 1 nếu quan sát thuộc Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; bằng 0 trong những trường hợp khác.

D 16 = 1 nếu quan sát thuộc Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị-xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc; bằng 0 trong những trường hợp khác.

D 17 = 1 nếu quan sát thuộc ngành Giáo dục và đào tạo; bằng 0 trong những trường hợp khác.

D 18 = 1 nếu quan sát thuộc ngành Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; bằng 0 trong những trường hợp khác.

D 19 = 1 nếu quan sát thuộc ngành Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; bằng 0 trong những trường hợp khác.

D 20 = 1 nếu quan sát thuộc Hoạt động dịch vụ khác; bằng 0 trong những trường hợp khác.

D 21 = 1 nếu quan sát thuộc Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình; bằng 0 trong những trường hợp khác.

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

ghiên cứu sử dụng số liệu thống kê theo giá so sánh năm 2010 tính theo đơn vị tỷ đồng, gồm 660 quan sát do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố. Dữ liệu gồm 22 ngành kinh tế trong giai đoạn 1990- 2019, cụ thể các ngành: Nông nghiệp; Lâm nghiệp; Thủy sản; Khai khoáng; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; Xây dựng; Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; Vận tải kho bãi; Thông tin và truyền thông; Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; Hoạt động kinh doanh bất động sản; Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; Giáo dục và đào tạo; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị-xã hội; Quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; Hoạt động dịch vụ khác; Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình.

Nghiên cứu áp dụng phương pháp ước lượng hồi quy với sai số chuẩn của Driscoll & Kraay để khắc phục hiện hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi trong hồi quy dữ liệu bảng. Từ đó, có thể thu được kết quả ước lượng hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi quy đáng tin cậy.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thống kê mô tả

Kết quả thống kê mô tả, đo lường các đại lượng đặc trưng đối với các biến nghiên cứu trong 04 mô hình bao gồm: số quan sát, trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất được trình bày trong Table 2 .

Table 2 Kết quả thống kê mô tả

Table 2 cho thấy trong giai đoạn 1990-2019, GDP bình quân hàng năm là 8061,573 tỷ đồng, cao nhất thuộc về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và thấp nhất thuộc về ngành cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải. Đầu tư công trung bình hàng năm là 744,886 tỷ đồng, cao nhất thuộc về ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí và thấp nhất thuộc về ngành 04 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động kinh doanh bất động sản. Đầu tư nhà nước bình quân hàng năm là 1514,325 tỷ đồng, cao nhất thuộc về ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí và thấp nhất thuộc về ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội. Đầu tư tư nhân bình quân hàng năm là 2457,812 tỷ đồng, cao nhất thuộc về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và thấp nhất thuộc về ngành lâm nghiệp. Thống kê mô tả cho thấy biến thiên giữa giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của các biến khá cao, nhiều khả năng mô hình xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Bên cạnh đó, các quan sát liên tục nhiều năm, dự báo mô hình có khả năng xảy ra hiện tượng tự tương quan giữa các sai số.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Nghiên cứu áp dụng ước lượng mô hình hồi quy với sai số chuẩn của Driscoll & Kraay để khắc phục khuyết tật của mô hình thường gặp là hiện tượng tự tương quan giữa các sai số và hiện tượng phương sai sai số thay đổi nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và đáng tin cậy. Table 3 trình bày kết quả ước lượng mô hình 1, 2, 3, 4.

Table 3 Kết quả ước lượng mô hình 1, 2, 3, 4

Trong cả 04 mô hình, đều có khác sự khác biệt theo ngành khi đánh giá tác động của đầu tư công, đầu tư nhà nước đến đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy đầu tư công, đầu tư nhà nước đối với ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo có tác động thu hút đầu tư tư nhân tốt hơn so với hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh còn lại, từ đó cũng thúc đẩy tăng trưởng ngành tốt hơn. Một lần nữa khẳng định vai trò chủ đạo ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo của trong phát triển kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê phần lớn các nước thu nhập thấp và trung bình trên thế giới đều lệ thuộc vào công nghiệp chế biến, chế tạo vì đây là lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm cho lao động và dẫn dắt tăng trưởng kinh tế. Ở nhiều quốc gia phát triển, công nghiệp chế biến, chế tạo đã phát triển nhanh chóng và đưa các quốc gia đó trở thành những nền kinh tế hàng đầu trên thế giới. Sự thành công của các quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, trở thành nước có thu nhập cao là minh chứng cho thấy công nghiệp chế biến, chế tạo là con đường phát triển, là chìa khóa để tạo nên sự thịnh vượng của các quốc gia. Trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, nhiều ngành, lĩnh vực đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước, trong đó ngành mũi nhọn mà góp phần nhiều nhất cho tăng trưởng kinh tế phải kể đến ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Đây là ngành kinh tế luôn thể hiện những điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế của nước ta giai đoạn 2011-2020 32 .

Kết quả tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân theo ngành có điểm đáng chú ý là hầu hết các ngành dịch vụ như lưu trú và ăn uống, hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ, hoạt động dịch vụ khác có đầu tư công tác động đến thu hút đầu tư tư nhân các ngành này tốt hơn ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo. Đối với các ngành dịch vụ không có đầu tư công trực tiếp, tuy nhiên đầu tư công vào hạ tầng kinh tế, xã hội cho các ngành khác vẫn có tác động tốt đối với ngành dịch vụ vì đầu tư công có tính lan toả. Do hưởng lợi từ đầu tư công, giảm thiểu chi phí nên ngành dịch vụ dễ dàng thu hút đầu tư tư nhân. Ngoài ra, hầu hết các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y tế, khoa học, giáo dục và bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, hạ tầng thông tin, liên lạc, vận tải kho bãi… cho kết quả đầu tư công tác động đến thu hút đầu tư tư nhân các ngành này yếu hơn ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo. Điều này hoàn toàn hợp lý, thực tế cho thấy bản thân ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo đã thu hút đầu tư tư nhân rất tốt, vì vậy ngành này có quy mô GDP cũng như số lượng doanh nghiệp lớn nhất cả nước. Nguồn lực đầu tư công không cần ưu tiên cho ngành này, tập trung cho các ngành yếu thế như nông nghiệp, ngành có tính lan toả như khoa học, ngành an sinh xã hội như y tế, giáo dục, ngành hạ tầng giao thông, kỹ thuật. Các ngành về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ công nghiệp có ý nghĩa nhất định đối với sự phân bố công nghiệp chế biến chế tạo. Số lượng và chất lượng của cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước…) góp phần đảm bảo các mối liên hệ sản xuất, kinh tế, kỹ thuật giữa vùng nguyên liệu với nơi sản xuất, giữa các nơi sản xuất với nhau và giữa nơi sản xuất với nơi tiêu thụ sản phẩm 32 . Chính vì vậy, tập trung đầu tư các ngành này sẽ có tác động mạnh đến ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Ở góc độ khác, khi đầu tư công kết hợp với đầu tư doanh nghiệp nhà nước làm tăng hiệu quả tác động của đầu tư tư nhân và đầu tư nhà nước của một số ngành (Nông nghiệp, Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; ngành Nghệ thuật, vui chơi và giải trí) đến tăng trưởng so với ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo. Chính sự tham gia đầu tư của nhà nước thông qua doanh nghiệp nhà nước đã góp phần tạo ra sự chuyển biến đổi với các ngành trên, từ đó hạn chế sự cân đối trong phát triển giữa các ngành, nhất là đối với ngành yếu thế khó thu hút đầu tư tư nhân hoặc những ngành cần nguồn lực lớn từ nhà nước để tạo đột phá, từng bước chuyển đổi cơ cấu ngành nghề theo hướng công nghiệp hoá.

Trong mô hình 1, cho kết quả đầu tư công có tác động tích cực đến đầu tư tư nhân. Hệ số tác động lần lượt là 1,037 (ý nghĩa thống kê ở mức 1%). Điều này có nghĩa là việc gia tăng đầu tư công sẽ thúc đẩy gia tăng đầu tư tư nhân và phù hợp với các lý thuyết.

Trong mô hình 2, đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước được gộp lại để đại diện cho đầu tư nhà nước. Kết quả của mô hình 2 khẳng định vai trò tích cực của đầu tư nhà nước trong việc thúc đẩy đầu tư tư nhân và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, hệ số tác là 1,244. Dễ dàng nhận thấy, khi gộp đầu tư công và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước thì tác động mạnh hơn khi chỉ có tác động của đầu tư công.

Trong mô hình 3, cho kết quả đầu tư công có tác động tích cực đến GDP ngành có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, hệ số tác động là 3,255, một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của đầu tư công trong cung cấp cơ sở hạ tầng cho đầu tư tư nhân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong mô hình 4, đầu tư nhà nước và đầu tư tư nhân được coi là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng GDP và có ý nghĩa thống kê mức 1%. Kết quả ước lượng cho thấy đầu tư nhà nước tác động đến GDP là 1,033 không mạnh bằng đầu tư tư nhân trong thúc đẩy GDP là 1,360. Kết quả của mô hình 3 và 4 cho thấy đầu tư của doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả hơn đầu tư công, khi đầu tư doanh nghiệp nhà nước gộp vào đầu tư công (mô hình 4) thì hệ số tác động đến GDP là 1,033, trong khi chỉ có đầu tư công (mô hình 3) thì hệ số tác động là 3,255. Do đó, khi xét góc độ riêng phần thì đóng góp của đầu tư công vào tăng trưởng GDP vẫn cao hơn đầu tư doanh nghiệp nhà nước.

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Kết luận

Kết quả ước lượng cho thấy đầu tư công không chỉ có tác động tích cực đến đầu tư tư nhân trong mô hình 1, mà còn có tác động tích cực đến GDP ngành trong mô hình 3, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngành. Bên cạnh đó, đầu tư nhà nước cũng có tác động tích cực đến đầu tư tư nhân trong mô hình 2 và ảnh hưởng tốt đến GDP ngành trong mô hình 4. Điều này thể hiện tầm quan trọng không thể thiếu của đầu tư công và đầu tư nhà nước. Cũng cần lưu ý đến yếu tố ngành trong quá trình đầu tư công và đầu tư nhà nước. Tuy ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo có GDP và số doanh nghiệp cao nhất so với các ngành còn lại, nhưng tác động của đầu tư tư nhân và đầu tư nhà nước đến tăng trưởng GDP ngành chưa hẳn tốt nhất, có các ngành (như Nông nghiệp, Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, Dịch vụ lưu trú và ăn uống, quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc; ngành Nghệ thuật, vui chơi và giải trí) có tác động đến tăng trưởng tốt hơn, vì vậy, kỳ vọng tập trung nguồn lực đầu tư các ngành này sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tuy nhiên cần xem xét thêm tác động lan toả giữa các ngành thông qua hệ số liên kết xuôi, liên kết ngược thì việc lựa chọn ngành tập trung nguồn lực nhà nước đầu tư sẽ mang tính chắc chắn hơn.

Ngoài ra, kết quả ước lượng cũng cho thấy đầu tư công có đóng góp tốt hơn đầu tư doanh nghiệp nhà nước đến đầu tư tư nhân và tăng trưởng GDP vì khi kết hợp đầu tư doanh nghiệp nhà nước với đầu tư công cho thấy ảnh hưởng của đầu tư nhà nước bị giảm tác động tích cực đối với đầu tư tư nhân và tăng trưởng GDP. Một điều nữa đáng lưu ý là đầu tư tư nhân có tác động đến tăng trưởng GDP ngành mạnh hơn đầu tư nhà nước. Điều này thể hiện vai trò năng động của khu vực tư nhân là khu vực dẫn dắt nền kinh tế.

Hàm ý chính sách

Kết quả cho thấy đầu tư công, đầu tư nhà nước thúc đẩy đầu tư tư nhân và đóng góp tốt tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, đầu tư công có tác động tốt hơn đầu tư doanh nghiệp nhà nước, vì vậy, chính sách cần tập trung:

Đầu tiên , phát huy tính tích cực của đầu tư công, tập trung đầu tư các ngành phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ công nghiệp. Số lượng và chất lượng của cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước…) góp phần đảm bảo các mối liên hệ sản xuất, kinh tế, kỹ thuật giữa vùng nguyên liệu với nơi sản xuất, giữa các nơi sản xuất với nhau và giữa nơi sản xuất với nơi tiêu thụ sản phẩm. Hạ tầng tốt là một trong các yếu tốt quan trọng góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - ngành chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế.

Kế đó, giảm đầu tư doanh nghiệp nhà nước ở một số ngành mà tư nhân có thể làm tốt, phát huy vai trò điều tiết kinh tế - xã hội của nhà nước thông qua đầu tư doanh nghiệp nhà nước ở một số ngành yếu thế khó thu hút đầu tư tư nhân hoặc những ngành cần nguồn lực lớn từ nhà nước. Có thể kể đến ngành Nông nghiệp, Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, Dịch vụ lưu trú và ăn uống, quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc; ngành Nghệ thuật, vui chơi và giải trí có kết quả đánh giá tác động của đầu tư tư nhân và đầu tư nhà nước đến tăng trưởng cao hơn so với ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo.

Cuối cùng , đầu tư tư nhân có tác động đến tăng trưởng GDP ngành tốt hơn đầu tư nhà nước, có thể xem khu vực tư nhân là khu vực dẫn dắt kinh tế, do vậy, vậy tập trung chính sách hướng đến thu hút, thúc đẩy sự phát triển khu vực tư nhân./.

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kỳ xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo này.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Tác giả chịu trách nhiệm đối với toàn bộ nội dung bài báo.

References

  1. Quỳnh Lê Thị Diễm. Vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế Việt Nam: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; 2016. . ;:. Google Scholar
  2. Knack S, Keefer P. Institutions and economic performance: cross‐country tests using alternative institutional measures. Economics Politics. 1995;7(3):207-27. . ;:. Google Scholar
  3. Thành Sử Đình. Đầu tư công chèn lấn hay thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân ở VN. Tạp chí phát triển kinh tế. 2019:37-45. . ;:. Google Scholar
  4. Thành Tô Trung. Đầu tư công "lấn át" đầu tư tư nhân. Góc nhìn từ mô hình thực nghiệm VECM, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách. 2012. . ;:. Google Scholar
  5. Thành Tô Trung, Cường Vũ Sỹ. Đánh giá quy mô và cơ cấu phân bổ vốn đầu tư công tại Việt Nam hiện nay. Tạp chí Kinh tế & Phát triển. 2015;213:12. . ;:. Google Scholar
  6. Thư Trần Nguyễn Ngọc Anh, Phong Lê Hoàng. Tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: Góc nhìn thực nghiệm từ mô hình ARDL. Tạp chí Phát triển & Hội nhập. 2014;19(29):3-10. . ;:. Google Scholar
  7. Phetsavong K, Ichihashi M. The impact of public and private investment on economic growth: evidence from developing Asian countries. IDEC Discussion paper, Hiroshima University. 2012. . ;:. Google Scholar
  8. Solow RM. A contribution to the theory of economic growth. The quarterly journal of economics. 1956;70(1):65-94. . ;:. Google Scholar
  9. Lucas A, Morley R, Cole T. Adverse neurodevelopmental outcome of moderate neonatal hypoglycaemia. British medical journal. 1988;297(6659):1304-8. . ;:. PubMed Google Scholar
  10. Rebelo S. Long-Run Policy Analysis and Long-Run Growth. Journal of political economy. 1991;99(3):500-21. . ;:. Google Scholar
  11. Romer PM. Increasing returns and long-run growth. Journal of political economy. 1986;94(5):1002-37. . ;:. Google Scholar
  12. Dreger C, Reimers H-E. On the relationship between public and private investment in the euro area. Discussion Papers, DIW Berlin. 2014. . ;:. Google Scholar
  13. Erden L, Holcombe R. The linkage between public and private investment: a co-integration analysis of a panel of developing countries. Eastern Economic Journal. 2006;32(3):479-92. . ;:. Google Scholar
  14. Foye V. The impact of public capital spending on private investment in Nigeria. Journal of international academic research for multidisciplinary. 2014;2(2):86-100. . ;:. Google Scholar
  15. Hatano T. Crowding-in effect of public investment on private investment. Public Policy Review. 2010;6(1):105-20. . ;:. Google Scholar
  16. Kalaipriya J, Uthayakumar S. The relationship between private investment and government investment after economic liberalization. Journal of Business Economics. 2019;1(1):46-55. . ;:. Google Scholar
  17. Kollamparambil U, Nicolaou M. Nature and association of public and private investment: Public policy implications for South Africa. Journal of Economics International Finance. 2011;3(2):98-108. . ;:. Google Scholar
  18. Makuyana G, M Odhiambo N. Public and private investment and economic growth in Malawi: an ARDL-bounds testing approach. Economic research-Ekonomska istraživanja. 2019;32(1):673-89. . ;:. Google Scholar
  19. Marcos SVS. The impact of public investment on private investment in 21 OECD countries over the period 2000-2017. Doctoral dissertation 2019. . ;:. Google Scholar
  20. Zainah P. The role of public investment in promoting economic growth: A case study of Mauritius. Services Sector Development Impact on Poverty Thematic Working Group, TIPS Project. 2009. . ;:. Google Scholar
  21. Erden L, Holcombe R. The effects of public investment on private investment in developing economies. Public Finance Review. 2005;33(5):575-602. . ;:. Google Scholar
  22. Gjini A, Kukeli A. Crowding-out effect of public investment on private investment: An empirical investigation. Journal of Business Economics Research. 2012;10(5):269-76. . ;:. Google Scholar
  23. NGUYEN HT. The Impact of Investments on Economic Growth: Evidence from Vietnam. The Journal of Asian Finance, Economics Business. 2021;8(8):345-53. . ;:. Google Scholar
  24. Ahamed F. Impact of Public and Private Investments on Economic Growth of Developing Countries. arXiv preprint arXiv:14199. 2021. . ;:. Google Scholar
  25. Cruz BdO, Teixeira JR. The impact of public investment on private investment in Brazil 1947-1990. Cepal Review. 1999;67:75-84. . ;:. Google Scholar
  26. Ghani E, Din M. The impact of public investment on economic growth in Pakistan. The Pakistan development review. 2006;45(1):87-98. . ;:. Google Scholar
  27. Makuyana G, M Odhiambo N. Public and private investment and economic growth in Zambia: A dynamic approach. International economics. 2018;71(4):503-26. . ;:. Google Scholar
  28. Qazi MA, Ammad S. Public investment efficiency and sectoral economic growth in Pakistan. Development Policy Review. 2021;39(3):450-70. . ;:. Google Scholar
  29. Swaby R. Public investment and growth in Jamaica. Research Economic Programming Division, Bank of Jamaica, Kingston. 2007. . ;:. Google Scholar
  30. Turan T, Yanikkaya H, Özer HA. Economic Growth Effects of Public and Private Investment: Evidence from Dynamic Panel Estimation for Developed and Developing Countries. Prague Economic Papers. 2021;30(5):613-31. . ;:. Google Scholar
  31. Cành Nguyễn Thị, Liêm Nguyễn Thanh, Liên Nguyễn Thị Thùy. Tác động của đầu tư công đến thu hút đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Tạp chí khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. 2018;60(3):37-49. . ;:. Google Scholar
  32. Tổng Cục Thống kê. Công nghệ chế biến, chế tạo - Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020: Nhà xuất bản Dân trí; 2021. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 6 No 2 (2022)
Page No.: 2716-2726
Published: Jun 18, 2022
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i2.959

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nguyen, T. L. (2022). The assessment of impacts of public investment, state investment on private investment and economic growth in Vietnam. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 6(2), 2716-2726. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i2.959

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 867 times
PDF   = 495 times
XML   = 0 times
Total   = 495 times