Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

1712

Total

1077

Share

Life’s quality of immigrant workers in Ho Chi Minh City






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Migration is an indispensable trend in Ho Chi Minh City (HCMC), and immigrant workers have become an important resource contributing to economic growth. This study aims to clarify the quality of life of immigrant workers and offer a scientific basis for policies that promote the positive contributions of immigrant workers. A linear structural equation model is used to analyze data of 394 observations, including 253 migrant workers and 141 local workers. Quality of life is first assessed by whether immigrant workers can meet or satisfy a variety of their needs. Then the relationship between the needs and outcomes such as income, education, and effort-to-stay is analyzed using a mediator named assimilation. Finally, a comparison between groups such as migrant and local workers, migrants living in HCMC under and over ten years is conducted. The results indicated that employment, settlement, and social support have a direct impact on their assimilation and the strongest indirect impact on effort-to-stay, income, and education. Besides, effort-to-stay and income have a mutual impact. The results also proved that there are differences between migrant workers and local workers but no difference between under 10-year migrants and over 10-year migrants.

GIỚI THIỆU

Di cư đến các đô thị lớn như Tp.HCM là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển và lao động nhập cư (LĐNC) trở thành lực lượng quan trọng đóng góp trong tăng trưởng kinh tế ở nơi đến. Đặc điểm của LĐNC sẽ tạo ra lợi tức đối với tăng trưởng từ tham gia lực lượng lao động và các loại hình công việc, tăng thu nhập và tiết kiệm, tăng cầu hàng hóa - dịch vụ 1 , 2 , 3 . Tuy nhiên, LĐNC có xu hướng ngày càng trẻ, trình độ học vấn thấp, tiêu dùng tiết kiệm và tích lũy thu nhập để gửi về cho người thân, việc làm và thu nhập không ổn định, trẻ em không được đến trường, điều kiện sống không được đảm bảo 4 , 5 , 6 nên chưa thực sự tạo ra lợi tức đối với tăng trưởng. Bên cạnh đó, di cư cũng là chiến lược sinh kế của các hộ gia đình nông thôn, tình trạng cuộc sống khó khăn ở nơi đi đã thúc đẩy lao động di cư nhưng tình trạng cuộc sống ở nơi đến cũng thúc đẩy không ít lao động tiếp tục di cư hay hồi cư. LĐNC này sẽ mang theo vốn con người, vốn tài chính tích lũy được sau khoảng thời gian sinh sống ở nơi đến, gây ra các biến động như khi mới đến và làm thất thoát lợi tức đối với tăng trưởng. Ngoài ra, các địa phương đã có các giải pháp như xây dựng các rào cản để ngăn chặn dòng di cư bằng qui định hộ khẩu, cấm xe máy vào đô thị,… hay xây dựng chính sách để hỗ trợ bằng dự án nhà ở xã hội, giới thiệu việc làm,… nhưng thực tế cho thấy các giải pháp này chưa hiệu quả, làm LĐNC gặp nhiều khó khăn hơn và làm giảm lợi tức đối với tăng trưởng. Thực tế cho thấy tình trạng cuộc sống ảnh hưởng đến khả năng đóng góp và ý định ở lại đóng góp lâu dài cho nơi đến, nghiên cứu về tình trạng cuộc sống và ý định ở lại lâu dài là cần thiết và là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách khuyến khích tác động tích cực từ LĐNC.

Các báo cáo định kỳ của Tổng cục Thống kê và Quỹ dân số Liên hợp quốc trong thời gian qua đã có nhiều minh chứng cho thấy đặc điểm của LĐNC thay đổi theo thời gian nhưng thực tế lại có rất ít nghiên cứu được thực hiện trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, báo cáo chuyên sâu của Tổng cục Thống kê và Quỹ dân số Liên hợp quốc (2016) đo lường mức độ hài lòng của LĐNC theo nhiều khía cạnh cuộc sống nhưng chưa đo lường các mối quan hệ xã hội và chưa làm rõ khía cạnh nào đáp ứng tốt nhất nhu cầu cuộc sống và có ý nghĩa quan trọng nhất đối với LĐNC 6 . Ngược lại, các nghiên cứu xác định nhân tố quan trọng nhưng chỉ mới tập trung vào một vài khía cạnh cuộc sống, như đáp ứng nguồn cung lao động thiếu hụt ở thành thị, lựa chọn công việc kinh doanh hay làm công ăn lương, chất lượng việc làm 7 , 8 , 9 . Lê Bạch Dương và cộng sự. (2010) nghiên cứu khác biệt giữa qui định và thực thi chính sách bảo trợ xã hội và kết luận khác biệt này làm tăng rủi ro cuộc sống, LĐNC bị giới hạn về lựa chọn việc làm và khu vực làm việc nếu dựa vào mạng lưới xã hội 10 , trong khi các nghiên cứu khác lại đánh giá cao vai trò của mạng lưới xã hội. Ngan và Pincus (2011) đo lường tài sản lúc mới đến nhưng chỉ tập trung vào nhóm LĐNC dưới 6 tháng, Loc và cộng sự. (2017) đề cập đến khả năng tiếp cận phúc lợi xã hội nhưng chỉ tập trung vào nhóm công nhân nhập cư 11 , 12 . Ngoài ra, các nghiên cứu trên đều chưa xem xét mối quan hệ giữa tình trạng cuộc sống, kết quả kinh tế và ý định ở lại lâu dài.

Một số nghiên cứu cũng có kết luận khác biệt. Nguyễn Thị Thái Châu (2019) chứng minh rằng việc làm, thu nhập và tiếp cận dịch vụ là không có ý nghĩa thống kê, trong khi Loc và cộng sự. (2017) cho rằng cơ hội việc làm và điều kiện sinh sống tốt hơn có ý nghĩa thống kê đối với ý định ở lại lâu dài 12 , 13 . Dustmann và Gorlach (2016) chứng minh rằng đây là mối quan hệ phức tạp đa chiều, kết luận rằng ý định di cư có tác động đến kết quả kinh tế và ngược lại 14 , các nghiên cứu khác cho rằng dự định độ dài thời gian sinh sống ở nơi đến và hành vi kinh tế là độc lập với nhau và bỏ qua tác động này. Đồng thời, hầu hết các nghiên cứu trong nước đo lường ý định ở lại lâu dài bằng nhận định chủ quan, Dustmann và Gorlach (2016) đo lường bằng độ dài thời gian sinh sống 14 .

Tiếp cận từ kết quả của Dustmann và Gorlach (2016), nghiên cứu mong muốn đánh giá mối quan hệ tác động qua lại giữa tình trạng cuộc sống, kết quả kinh tế và ý định ở lại lâu dài, đồng thời xác định khía cạnh nào của cuộc sống có ý nghĩa tác động trực tiếp đến tình trạng cuộc sống và gián tiếp đến kết quả kinh tế, ý đinh ở lại lâu dài của LĐNC Tp.HCM. Việc xác định khía cạnh cuộc sống quan trọng sẽ là cơ sở kiến nghị các chính sách ưu tiên nhằm ổn định cuộc sống góp phần khuyến khích tác động tích cực từ nhóm lao động này.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

Theo Tổ chức Châu Âu về cải thiện điều kiện sống và làm việc (2004), chất lượng cuộc sống là một tập hợp bao gồm các điều kiện sống cơ bản hay các cơ hội của cá nhân có được như việc làm , nhà ở , giáo dục , sức khỏe ,… 15 . Một số nghiên cứu cũng xây dựng thang đo chi tiết đo lường các khía cạnh này của tình trạng cuộc sống . Mô hình IIM được xây dựng năm 2016 với mục đích đánh giá quá trình hội nhập của LĐNC ở Gdansk Ba Lan nhằm xác định nhu cầu và vấn đề của LĐNC, đánh giá các nguồn lực và khả năng sẵn có để đáp ứng nhu cầu và giải quyết vấn đề, bao gồm: giáo dục , cộng đồng địa phương , văn hóa , bạo lực phân biệt chủng tộc , sức khỏe , việc làm , trợ giúp xã hội nhà ở 16 . Chỉ số CIMI được xây dựng lần đầu tiên vào năm 2017 nhằm mục đích cung cấp thước đo đánh giá tình trạng cuộc sống của LĐNC so với xã hội nơi nhập cư và đo lường bằng 4 nhóm chỉ số: kinh tế (việc làm, tiền lương, nhà ở) , xã hội (kết nối bạn bè – địa phương) , sức khỏe (chăm sóc sức khỏe, chi phí y tế, áp lực cuộc sống) tham gia xã hội dân sự (thiện nguyện, các tổ chức, hội nhóm, bầu cử) 17 . Nghiên cứu của OECD và EU (2018) cho rằng hòa nhập cuộc sống là khả năng của LĐNC đạt được các kết quả kinh tế - xã hội tương đồng với lao động địa phương (LĐĐP) nếu có cùng đặc điểm cá nhân và được đo lường bằng 3 khía cạnh: kỹ năng của LĐNC và hòa nhập trên thị trường lao động (giáo dục, ngoại ngữ, đào tạo, chất lượng việc làm) , điều kiện sống (thu nhập, nhà ở, tình trạng sức khỏe và tham gia hệ thống chăm sóc sức khỏe) , tham gia hoạt động dân sự và hòa nhập xã hội (bầu cử, phân biệt chủng tộc,…) 18 . Một cách hệ thống và nền tảng hơn, Ager và Strang (2004, 2008) cũng mô tả kết quả quá trình hòa nhập cuộc sống bằng 4 nhân tố với 10 khía cạnh cuộc sống theo dõi tại Table 1 .

Table 1 Thang đo hòa nhập cuộc sống 19 , 20
1. Phương tiện và dấu hiệu Việc làm Nhà ở Giáo dục Sức khỏe
2. Kết nối xã hội Các cầu nối xã hội Các tương trợ xã hội Các liên kết xã hội
3. Các khuyến khích Ngôn ngữ và văn hóa An toàn và ổn định
4. Các nền tảng Các quyền công dân

Chiswick (1978) là người tiên phong thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về hòa nhập kinh tế và đo lường bằng hội tụ tiền lương giữa LĐNC và LĐĐP, Chiswick gọi đây là hòa nhập trên thị lao động và kết luận rằng thu nhập của LĐNC phụ thuộc vào vốn con người tích lũy ở nơi đến độ dài thời gian sinh sống ở nơi đến 21 . Borjas (1985, 2014) cho rằng hòa nhập kinh tế là sự hội tụ theo thời gian giữa LĐNC và LĐĐP về kết quả kinh tế như cơ hội việc làm thu nhập , Borjas kết luận khả năng hòa nhập của LĐNC giảm dần theo thời gian và do đó sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào chương trình phúc lợi xã hội hay bảo trợ xã hội 21 , 22 . Ngoài ra, nghiên cứu thực nghiệm gần đây của Dustmann và Gorlach (2016) cũng đo lường kết quả kinh tế của LĐNC bằng việc làm , tiền lương , tiết kiệm, nghề nghiệp, giải trí, tiêu dùng và đầu tư vốn con người ; và đo lường ý định ở lại lâu dài hay tạm thời bằng độ dài thời gian sinh sống ở nơi đến ; Qiu và cộng sự. (2011), Ren và Folmer (2016) đo lường tình trạng kinh tế - xã hội của LĐNC bằng thu nhập trình độ giáo dục 14 , 23 , 24 .

Như vậy có thể hiểu, chất lượng cuộc sống được phản ánh qua tình trạng cuộc sống hòa nhập cuộc sống , trong đó các khía cạnh cuộc sống được đo lường bằng tất cả các khía cạnh như tham gia thị trường lao động (việc làm), tiêu dùng hàng hóa - dịch vụ công (giáo dục, y tế, nhà ở), hình thành gắn kết xã hội (các mối quan hệ xã hội, các hoạt động dân sự - xã hội - chính trị), và thực thi quyền công dân (tiếng nói, bình đẳng); và hòa nhập cuộc sống được đo lường bằng các kết quả đạt được (thu nhập, trình độ giáo dục), ý định ở lại lâu dài (độ dài thời gian sinh sống ở nơi đến). Nghiên cứu giới hạn trong phạm vi kinh tế nên tình trạng cuộc sống được đánh giá theo các khía cạnh trên nhưng không bao gồm tham gia các hoạt động dân sự - xã hội - chính trị và thực thi quyền công dân, bên cạnh đó các kết quả kinh tế được đánh giá theo thay đổi thu nhập và trình độ giáo dục qua so sánh giữa LĐNC và LĐĐP, giữa LĐNC sinh sống ở Tp.HCM dưới 10 năm và trên 10 năm, đồng thời khác với các nghiên khác, ý định ở lại được đánh giá bằng hành vi tích cực thay đổi để thích nghi với cuộc sống ở nơi đến.

Tình trạng cuộc sống, kết quả đạt được và ý định ở lại có mối quan hệ đa chiều phức tạp 14 , 18 , 24 . Tình trạng việc làm là khía cạnh quan trọng đầu tiên và luôn được xem xét trong tất cả các nghiên cứu, được đo lường cụ thể bằng chất lượng việc làm 9 , 25 , 18 . OECD và EU (2018) chứng minh tiếp cận việc làm tác động thuận chiều đến tình trạng thu nhập và kết luận rằng LĐNC khó hòa nhập được vào thị trường lao động do tình trạng đối xử phân biệt, và do đó tỉ lệ nghèo của nhóm LĐNC có xu hướng ngày càng tăng và cách biệt ngày càng lớn so với nhóm LĐĐP 18 . Loc và cộng sự. (2013) chứng minh độ dài thời gian sinh sống ở nơi đến có tác động thuận chiều đến tình trạng việc làm , ngược lại Loc và cộng sự. (2017) chứng minh rằng cơ hội việc làm có tác động thuận chiều đến độ dài thời gian sinh sống ở nơi đến 9 , 12 . Liu và cộng sự (2016) với mục tiêu nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa tình trạng nhà ở ý định ở lại đã chứng minh rằng tiếp cận nhà ở không có tác động thúc đẩy ý định ở lại của LĐNC, nhưng nếu LĐNC có ý định ở lại thì sẽ cố gắng tiếp cận nhà ở 26 . Bên cạnh đó, Ren và Folmer (2016) cho rằng tình trạng nhà ở của LĐNC, các tiện ích địa phương như giáo dục , y tế , khu mua sắm , vui chơi giải trí chất lượng môi trường sống có tác động thuận chiều đến sự hài lòng về cộng đồng dân cư nơi đến, và do đó sẽ có ít động cơ để di chuyển ra khỏi cộng đó và gắn kết hơn với cộng đồng đó 24 . Ngoài ra, Adul và Muhmin (2010) cũng xem xét không gian sống là nhu cầu thiết yếu, không chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất mà còn đáp ứng nhu cầu tâm lý của con người 24 . Vì vậy, nghiên cứu kỳ vọng rằng tình trạng cuộc sống như tiếp cận thị trường lao động , nhà ở , tiện ích địa phương , gắn kết xã hội có tác động thuận chiều đến kết quả đạt được tình trạng cuộc sống , kết quả đạt được có tác động tương hỗ, thuận chiều đến ý định ở lại ( Figure 1 ) .

Giả thuyết nghiên cứu:

H 1 : Tình trạng cuộc sống tác động đến hòa nhập cuộc sống

H 2,3 : Hòa nhập cuộc sống tác động đến tình trạng thu nhập, giáo dục

H 4 : Hòa nhập cuộc sống tác động đến ý định ở lại lâu dài

H 5 : Ý định ở lại lâu dài tác động đến hòa nhập cuộc sống

H 6 : Ý định ở lại lâu dài tác động đến tình trạng thu nhập, giáo dục

Figure 1 . Mô hình nghiên cứu

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để làm rõ mối quan hệ đa chiều và đa khía cạnh trong mô hình trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng qua phân tích mô hình hồi qui cấu trúc tuyến tính SEM 27 , 28 . Tình trạng cuộc sống , kết quả đạt được ý định ở lại lâu dài là các nhân tố đo lường từ các biến quan sát được đánh giá theo thang đo Likert 5 mức độ, với 1 là rất không được thỏa mãn hay đáp ứng và 5 là rất được thỏa mãn hay đáp ứng. Hòa nhập cuộc sống là nhân tố tiềm ẩn được hình thành từ mô hình cấu trúc.

Với số nhân tố độc lập như mô hình theo Figure 1 , cỡ mẫu tối thiểu là 150 quan sát nếu sử dụng hệ số tải từ 0,5 hoặc 300 quan sát nếu hệ số tải từ 0,45 trở lên theo phân tích cấu trúc, hoặc n=5*Số biến quan sát=400 theo phân tích nhân tố 29 , do đó nghiên cứu lựa chọn cỡ mẫu cần thiết ban đầu là 400 quan sát. Khi khảo sát thực tế, nghiên cứu thực hiện lấy mẫu phân tầng theo các quận huyện với tỉ lệ lấy mẫu tại mỗi quận huyện tương ứng với mật độ tập trung LĐNC ở Tp.HCM 30 kết hợp với lấy mẫu ngẫu nhiên định mức theo giới tính, độ tuổi và thời gian sinh sống ở Tp.HCM, sau đó tiếp cận ngẫu nhiên các đối tượng và tiến hành phỏng vấn trực tiếp theo bảng hỏi được thiết kế sẵn, kết quả thu thập được dữ liệu từ 394 lao động, bao gồm 253 LĐNC và 141 LĐĐP từ 23 tuổi trở lên - độ tuổi chính thức tham gia thị trường lao động khi tốt nghiệp đại học, đang có việc làm hoặc đang thất nghiệp, có nơi sinh ở tỉnh thành khác Tp.HCM.

Sau khi kiểm tra độ tin cậy dữ liệu và tương quan giữa các biến quan sát theo hệ số Cronbach’s Alpha, nghiên cứu tiến hành phân tích mô hình đo lường bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và nhân tố khẳng định, phân tích và kiểm định mô hình cấu trúc theo các chỉ số CMIN/df, GFI, TLI, CFI và RMSE. Kết quả mô hình cấu trúc tối ưu sẽ được sử dụng để phân tích khác biệt giữa các nhóm. 27 , 28 , 29 , 31 , 32

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ

Kết quả kiểm định

Kiểm định độ tin cậy thang đo có 2 biến quan sát thuộc thang đo nhân tố Quan hệ xã hội và 3 biến quan sát thuộc thang đo nhân tố Ý định ở lại bị loại, các thang đo khác đảm bảo yêu cầu. Nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá và loại 19 biến quan sát, các biến quan sát còn lại được trích thành 13 nhân tố ngoại sinh và 4 nhân tố nội sinh được đặt tên lại như tại Table 2 , Table 3 .

Table 2 Thang đo nhân tố ngoại sinh mới từ phân tích nhân tố
Nhân tố và thang đo Ký hiệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Việc làm vlam
Điều kiện làm việc, môi trường làm việc vlam1 0,745
Môi trường làm việc vlam2 0,722
Chính sách phúc lợi vlam3 0,693
Cơ hội đào tạo vlam4 0,676
Cơ hội thăng tiến vlam5 0,674
Cơ hội học hỏi vlam6 0,651
Cơ hội phát huy vlam7 0,563
Chỗ ở nhaodapung
Chỗ ở ổn định nhao1 0,793
Chỗ ở đi lại thuận lợi nhao2 0,694
Chỗ ở rộng rãi, thoáng mát nhao3 0,682
Không gian chung rộng rãi, thoáng mát nhao4 0,629
Chi phí chỗ ở nhaocphi
Chi phí chỗ ở thấp cocphithap 0,972
Chi phí chỗ ở phù hợp với khả năng chi trả cocphikntra 0,953
Chi phí chỗ ở phù hợp với thị trường cocphittruong 0,892
Giáo dục gduc
Bản thân tham gia thuận lợi, dễ dàng dvucong1 0,748
Người thân tham gia thuận lợi, dễ dàng dvucong2 0,717
Chất lượng giáo dục tốt, đảm bảo dvucong3 0,689
Chi phí giáo dục phù hợp khả năng chi trả dvucong4 0,541
Không gian học tập thoải mái, dễ chịu dvucong5 0,539
Y tế yte
Bản thân tham gia thuận lợi, dễ dàng dvucong6 0,998
Người thân tham gia thuận lợi, dễ dàng dvucong7 0,721
Giáo dục – y tế đáp ứng gdytdapung
Nhu cầu học tập được đáp ứng gdncau 0,694
Nhu cầu khám chữa bệnh được đáp ứng ytncau 0,654
Giáo dục được cải thiện nơi ở trước đây gdcthien 0,612
Y tế được cải thiện tốt hơn nơi ở trước đây ytcthien 0,557
Giao thông gthong
Thuận lợi, dễ dàng tham gia giao thông đa dạng dvcong11 0,821
Thuận lợi, dễ dàng tham gia giao thông kết nối dvcong12 0,748
Giải trí gtri
Thuận lợi, dễ dàng lựa chọn hình thức đa dạng dvcong15 0,624
Thuận lợi, dễ dàng đến các khu vui chơi dvcong16 0,549
Giải trí đáp ứng gtridapung
Nhu cầu vui chơi, giải trí được đáp ứng vcncau 0,700
Chi phí vui chơi phù hợp khả năng chi trả vcknctra 0,692
Bản thân tham gia thuận lợi, dễ dàng vcde 0,579
Cảnh quan canhquan
Các khu vui chơi tốt, đảm bảo dvcong17 0,785
Không gian rộng rãi, thoáng mát dvcong18 0,712
Môi trường sạch sẽ, không khí trong lành dvcong19 0,646
Có nhiều cảnh quan đẹp dvcong20 0,633
An ninh trật tự, an toàn xã hội dvcong21 0,627
Mật độ thưa thớt dvcong22 0,537
Quan hệ bạn bè xhqhe
Liên lạc thường xuyên với bạn bè cùng quê xhban 0,827
Liên lạc thường xuyên với bạn bè khác quê xhbankhac 0,617
Quan hệ cộng đồng xhconnguoi
Con người thân thiện, hòa đồng, gần gũi qhxh5 0,915
Con người luôn quan tâm, sẵn sàng giúp đỡ qhxh6 0,749
Hỗ trợ xhhtro
Thường xuyên hỗ trợ người thân, bạn bè qhxh3 0,858
Thường xuyên nhận hỗ trợ từ người thân, bạn bè qhxh4 0,637

Table 3 Thang đo nhân tố nội sinh mới từ phân tích nhân tố
Nhân tố và thang đo Ký hiệu 1 2 3 4
Cải thiện trình độ tdphuhop
Được cải thiện tdcthien 0,804
Phù hợp với việc làm tdvlam 0,652
Phù hợp với các mối quan hệ xã hội tdqhe 0,621
Phù hợp với xu hướng xã hội tdttruong 0,608
Thu nhập phù hợp tnhapphuhop
Phù hợp với năng lực tnnluc 0,790
Phù hợp với nguyện vọng tnnvong 0,760
Phù hợp với xu hướng thị trường tnttruong 0,560
Thu nhập tốt tnhaptot
Tiết kiệm hỗ trợ được người thân tnhap4 0,769
Tiết kiệm hỗ trợ được bạn bè tnhap5 0,743
Nỗ lực ở lại nolucolai
Nâng cao trình độ, kinh nghiệm để thích nghi tốt hơn csong4 0,861
Tích cực làm việc để thích nghi tốt hơn csong5 0,853
Tích cực thay đổi bản thân để thích nghi tốt hơn csong6 0,831

Kết quả phân tích nhân tố khẳng định có các chỉ số: Chi-square/df=1,957 (<3), GFI=0,805; TLI=0,860; CFI=0,878 (>0,80); RMSEA=0,049 (<0,50); tuy nhiên biến quan sát nhao2 có hệ số hồi qui không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% nên bị loại khỏi mô hình. Sau khi loại biến, các chỉ số được cải thiện hơn cho thấy mô hình tốt hơn và chấp nhận được, lần lượt là 1,828, 0,822, 0,881, 0,896 và 0,046.

Nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích cấu trúc tuyến tính, kết quả ban đầu có các chỉ số đáp ứng yêu cầu nhưng một số biến chỉ báo có hệ số hồi qui không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và lần lượt bị loại khỏi mô hình. Kết quả cuối cùng có các chỉ số kiểm định và hệ số hồi qui đáp ứng yêu cầu tại Figure 2 , khi đó nghiên cứu tiếp tục thực hiện kiểm định Bootstrap và mặc dù còn 2 nhân tố có chỉ số CR>2, các nhân tố khác có CR<2, và do đó mô hình cấu trúc và dữ liệu thực tế về tổng thể là phù hợp tại Table 4 .

Table 4 Kết quả kiểm định Bootstrap
Tham số Hệ số SE SE-SE Mean Bias SE-Bias CR
HOANHAP <--- vlam 0,487 0,107 0,005 0,497 0,010 0,008 1,25
HOANHAP <--- nhaodapung 0,174 0,077 0,004 0,178 0,004 0,005 0,80
HOANHAP <--- xhhtro 0,412 0,120 0,006 0,418 0,005 0,008 0,63
NOLUCOLAI <--- HOANHAP 2,071 0,786 0,039 2,232 0,160 0,056 2,86
TNHAPPHUHOP <--- HOANHAP 0,230 0,080 0,004 0,226 -0,004 0,006 -0,67
TDOPHUHOP <--- HOANHAP 0,343 0,084 0,004 0,344 0,001 0,006 0,17
TNHAPTOT <--- NOLUCOLAI 1,425 0,231 0,012 1,456 0,031 0,016 1,94
NOLUCOLAI <--- TNHAPTOT -1,884 0,737 0,037 -2,035 -0,151 0,052 -2,90

Kết quả mô hình

Mô hình cấu trúc tối ưu với các hệ số hồi qui chuẩn hóa theo Figure 2 .

Figure 2 . Mô hình cấu trúc tối ưu với các hệ số hồi qui chuẩn hóa

Kết quả mô hình

Mô hình cấu trúc tối ưu với các hệ số hồi qui chuẩn hóa theo Figure 2 .

Figure 2 . Mô hình cấu trúc tối ưu với các hệ số hồi qui chuẩn hóa

Kết quả mô hình

Mô hình cấu trúc tối ưu với các hệ số hồi qui chuẩn hóa theo Figure 2 .

Figure 2 . Mô hình cấu trúc tối ưu với các hệ số hồi qui chuẩn hóa

Kết quả mô hình

Mô hình cấu trúc tối ưu với các hệ số hồi qui chuẩn hóa theo Figure 2 .

Figure 2 . Mô hình cấu trúc tối ưu với các hệ số hồi qui chuẩn hóa

Thảo luận kết quả

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng tình trạng cuộc sống , hòa nhập cuộc sống nỗ lực ở lại có mối quan hệ đa chiều là phù hợp với kết luận của Dustmann và Gorlach (2016). Nghiên cứu kỳ vọng rằng tình trạng cuộc sống có tác động đến hòa nhập cuộc sống (H 1 ) nhưng kết quả cho thấy khái niệm tình trạng cuộc sống nếu được phản ánh bằng việc làm , nhu cầu nhà ở được đáp ứng hỗ trợ xã hội là có tác động đến hòa nhập cuộc sống ; và phản ánh bằng chi phí nhà ở , giáo dục , y tế , giao thông , giải trí , cảnh quan , quan hệ xã hội , con người ở nơi đến sẽ không có tác động đến hòa nhập cuộc sống . Kết quả này là trái với nghiên cứu của Adul và Muhmin (2010) và Ren và Folmer (2016), kết quả này có thể được lý giải bởi các đặc trưng của Tp.HCM, đây là đô thị lớn của cả nước, hội đủ các điều kiện giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện sinh sống tốt nhất, và do đó các hàng hóa - dịch vụ công này không còn là vấn đề của hòa nhập cuộc sống, đồng thời người lao động cũng chấp nhận tình trạng quá tải về hàng hóa - dịch vụ công và đổi lại là chất lượng dịch vụ khi lựa chọn đến đây sinh sống và làm việc ở Tp.HCM. Ngoài ra, đây cũng là thành phố năng động nhất nên mức độ cạnh tranh kèm theo áp lực cuộc sống cũng cao hơn, và do đó việc thường xuyên liên lạc với người thân, bạn bè và tham gia các hoạt động xã hội cũng bị hạn chế, người lao động sẽ tập trung vào nỗ lực để thích nghi hơn là gắn kết các mối quan hệ xã hội, con người. Bên cạnh đó, kết quả chứng minh vai trò của việc làm nhà ở trong cuộc sống của LĐNC là đồng nhất với nghiên cứu của Loc và cộng sự. (2013) và OECD và EU (2018) về việc làm , Ngan và Pincus (2011) về tài sản , Liu và cộng sự. (2016) về nhà ở .

Tuy nhiên, giả thuyết ý định ở lại lâu dài có tác động đến hòa nhập cuộc sống (H 4 ) là không được chấp nhận và trái với kết luận của Dustmann và Gorlach (2016), giả thuyết ý định ở lại lâu dài có tác động đến thu nhập (H 5 ) được chấp nhận. Khái niệm ý định ở lại lâu dài chỉ được phản ánh bằng hành vi tích cực thay đổi để ở lại nhưng không được phản ánh bằng hành vi kêu gọi hay hỗ trợ người thân, bạn bè sinh sống ở Tp.HCM và do đó khái niệm này được đặt tên lại là nỗ lực ở lại . Kết quả cho thấy hành vi nỗ lực để ở lại của người lao động vì mục tiêu thu nhập nhưng không vì mục tiêu hòa nhập . Bên cạnh đó, kết quả còn cho thấy nỗ lực ở lại bị tác động ngược lại bởi thu nhâp tốt nhưng là nghịch chiều và trái với giả thuyết (H 6 ), nghĩa là người lao động có thu nhập tốt sẽ ít nỗ lực ở lại hơn. Khái niệm thu nhập tốt được phản ánh bằng thu nhập có tiết kiệm được để hỗ trợ người thân, bạn bè, và do đó người lao động khi đạt mức thu nhập này sẽ không cần nỗ lực thêm để ở lại hoặc sẽ muốn tiếp tục di cư hay quay về. Kết quả này là phù hợp với kết luận của Loc và cộng sự (2017).

Kết quả còn chứng minh tình trạng cuộc sống , trong đó bao gồm việc làm , có tác động tương đối mạnh đến nỗ lực ở lại là cũng phù hợp với kết luận của Loc và cộng sự (2017). Ngoài ra khi so sánh các nhóm, kết quả cho thấy nhóm LĐNC mới sẽ nỗ lực nhiều hơn nhóm lâu năm để nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm, tích cực làm việc, tích cực thay đổi bản thân để ở lại. Kết quả này là phù hợp với kết luận của Chiswick (1978), Borjas (2014), Dustmann và Gorlach (2016) về đầu tư vốn con người của LĐNC khi mới đến.

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Kết luận

Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính đã chứng minh tình trạng cuộc sống bao gồm việc làm , đáp ứng nhu cầu nhà ở hỗ trợ xã hội có tác động đến hòa nhập cuộc sống , và hòa nhập cuộc sống có tác động mạnh nhất đến nỗ lực ở lại và cũng có tác động đến thu nhập tốt trình độ phù hợp , đồng thời, nỗ lực ở lại thu nhập tốt có mối quan hệ tác động qua lại. Ngoài ra qua trung gian hòa nhập cuộc sống , tình trạng cuộc sống có tác động gián tiếp mạnh nhất lần lượt đến thu nhập tốt , nỗ lực ở lại , trình độ phù hợp thu nhập phù hợp . Kết quả phân tích đa nhóm cũng cho thấy có sự khác biệt tình trạng cuộc sống giữa nhóm LĐNC và LĐĐP nhưng không có khác biệt giữa nhóm LĐNC dưới 10 năm và trên 10 năm, trong đó các kết quả cuộc sống của nhóm LĐNC luôn thấp hơn nhóm LĐĐP, và nhóm LĐNC dưới 10 năm luôn nỗ lực nhiều hơn nhóm trên 10 năm. Một cách khái quát, việc làm , nhà ở hỗ trợ xã hội có ý nghĩa quan trọng, vì vậy giải quyết các nhu cầu này cho nhóm LĐNC Tp.HCM là rất cần thiết.

Hàm ý chính sách

Về việc làm và hỗ trợ xã hội

Tăng cường phổ biến thông tin việc làm miễn phí để tăng cơ hội tiếp cận việc làm cho LĐNC. Trong xu thế phát triển công nghệ, cần thiết lập và vận hành kênh thông tin việc làm nhằm kết nối giữa nhà tuyển dụng và người lao động, tương tự như Beetaskee, Jobviec,… nhưng cần đa dạng hóa ngành nghề, bao gồm cả công việc tay nghề, trí óc hơn là đơn thuần công việc phổ thông như hiện nay.

Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án tương tự như dự án Nâng cao năng lực tìm việc làm cho sinh viên nhập cư giai đoạn 2 phối hợp giữa Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên Cần Thơ phối hợp với Tổ chức Save the Children International (SCI) nhằm hỗ trợ các kỹ năng tham gia thị trường lao động, kỹ năng nghề nghiệp để LĐNC nắm bắt cơ hội việc làm thành công.

Thiết lập và vận hành kênh đối thoại ở cấp chính quyền và cấp doanh nghiệp về việc làm nhằm tăng cường đối thoại giữa người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan pháp luật nhằm giúp chia sẽ thông tin, gắn kết hơn và giảm thiểu tranh chấp lao động, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án tương tự như dự án Tạo cơ hội việc làm bền vững và cộng đồng an toàn cho nữ thanh niên nhập cư tại Hà Nội nhằm hỗ trợ việc làm bền vững, ưu tiên cho các nhóm lao động nữ nhập cư - nhóm lao động chịu thiệt thòi và dễ gặp rủi ro trong cuộc sống.

Ưu tiên cho vay vốn, ưu đãi thuế, ưu đãi đất trong trường hợp doanh nghiệp có sử dụng và tạo việc làm cho LĐNC, đầu tư xây dựng khu trường học, khu vui chơi… ưu tiên cho LĐNC,…; hình thành các hợp tác xã góp vốn giữa các LĐNC và xoay vòng vốn cho vay cho các dự án khởi nghiệp được đánh giá là tiềm năng.

Về nhà ở

Tăng cường phổ biến thông tin đến người lao động, đặc biệt là nhóm LĐNC về các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tạo lập nhà ở nhằm tạo cơ hội tham gia bình đẳng giữa các đối tượng.

Hỗ trợ tạo lập nhà ở cũng làm tăng gánh nặng ngân sách, do đó nhà nước có thể phối hợp cùng doanh nghiệp xây dựng nhà ở với giá bán - cho thuê ưu đãi, đồng thời nhà nước ưu tiên cho vay vốn hay ưu đãi thuế, ưu đãi đất trong trường hợp doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng khu lưu trú cho người cho người lao động.

Tăng cường hiệu quả quản lý thị trường nhà cho thuê, giám sát giá cả nhà thuê, bao gồm cả việc thu phí sinh hoạt như điện nước của chủ nhà thuê để bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động khi thuê nhà.

Xây dựng chung cư mini bán hay cho thuê là xu hướng phổ biến hiện nay ở Tp.HCM, do đó nhà nước cần hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tư nhân tự đầu tư xây dựng chung cư mini đảm bảo tiêu chuẩn sinh sống và làm việc cho người lao động.

Với cơ chế tạo điều kiện về việc làm, hỗ trợ xã hội và nhà ở thuận lợi, LĐNC chỉ còn tập trung tích lũy vốn con người để đáp ứng cơ chế sàng lọc của thị trường lao động và thích nghi với cuộc sống ở Tp.HCM, khi đó chất lượng lao động cũng sẽ được nâng cao góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nghiên cứu làm rõ khía cạnh cuộc sống phản ánh tình trạng của LĐNC và đánh giá tác động trực tiếp và gián tiếp từ tình trạng này đến hòa nhập cuộc sống, kết quả thay đổi thu nhập và trình độ, nỗ lực ở lại của nhằm làm luận cứ xây dựng chính sách khuyến khích tác động tích cực từ LĐNC. Trong giới hạn nguồn lực, nghiên cứu chỉ thực hiện được khảo sát phân tầng theo quận huyện và khảo sát ngẫu nhiên theo đối tượng tiếp cận được, và khái niệm thay đổi trình độ hay đầu tư vốn con người chưa được phản ánh chi tiết rõ ràng như các khái niệm khác.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LĐNC: Lao động nhập cư

LĐĐP: Lao động địa phương

Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

CIMI: The Canadian Index for Measuring Integration

IIM: The Immigrant Integration Model

SEM: Structure Equation Modelling

TUYÊN BỐ VỀ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kỳ xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

TUYÊN BỐ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Tác giả Nguyễn Hồng Nga và Nguyễn Thị Thu Trang có đóng góp như nhau trong việc thực hiện bài báo nghiên cứu, trong đó tác giả Nguyễn Thị Thu Trang chịu trách nhiệm chính về nội dung toàn bài báo. Tác giả Nguyễn Hồng Nga: xây dựng khung nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, tổng quan nghiên cứu; tác giả Nguyễn Thị Thu Trang: xây dựng mô hình nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu, viết kết quả nghiên cứu.

References

  1. Bloom D.E., David C.. The Demographic Dividend: A New Perspective on the Economic Consequences of Population Change. Arlington, RAND. 2003;:. Google Scholar
  2. Minh N.T.. Dynamic Demographics and Economic Growth. Centre for Economic and Policy Research. CEPR Working Paper. 2009;:. Google Scholar
  3. Palanivel T.. Định hình tương lai: Nhân khẩu học thay đổi có thể là động lực cho phát triển con người như thế nào. Báo cáo phát triển con người khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 2016;:. Google Scholar
  4. Tổng Cục Thống kê, Quỹ dân số Liên hợp quốc. Cơ cấu tuổi, giới tính và một số vấn đề kinh tế xã hội ở Việt Nam (Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014). Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tấn. 2016a;:. Google Scholar
  5. Tổng Cục thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc. Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014: Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông Tấn. 2016b;:. Google Scholar
  6. Tổng Cục Thống kê, Quỹ dân số Liệp hợp quốc. Điều tra di cư nội địa quốc gia 2015: Các kết quả chủ yếu. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông Tấn. 2016c;:. Google Scholar
  7. Dương L.B., Liêm N.T.. Từ nông thôn ra thành phố - Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động. 2011;:. Google Scholar
  8. Huy H.T.. Economic perspectives of internal migration in Vietnam: A focus on the Mekong River Delta region [PhD Thesis]. University of Antwerp. 2012;:. Google Scholar
  9. Loc N.D.. Rural - Urban Migration, Household Vulnerability and Welfare in Vietnam. World Development. 2013;:. Google Scholar
  10. Duong L.B.. Social Protection for Rural-Urban Migrants in Vietnam: current situation, challenges and opportunities [Research Program on Social Protection in Asia]. Institute for Social Development Studies. 2010;:. Google Scholar
  11. Ngan D.V.T., Pincus J.. Mobility and The Measurement of Well-Being in Hanoi and Hochiminh City. Retrieved 2017 Sep 15, from Badn Pusat Statistik. 2011;:. Google Scholar
  12. Loc N.D., Grote U., Sharma R.. Staying in the cities or returning home? An analysis of the rural-urban migration behavior in Vietnam. Journal of Development and Migration. 2017;7(3):. Google Scholar
  13. Châu N.T.T.. Phân tích một số nhân tố cơ bản tác động đến sự hội nhập xã hội của người dân nhập cư ở Thành phố Hồ Chí Minh [Luận văn]. Tp.HCM: ĐH Kinh tế Tp.HCM. 2019;:. Google Scholar
  14. Christian D., Joseph-Simon G.. The Economics of Temporary Migrations. Journal of Economic Literature. 2016;54(1):98-136. Google Scholar
  15. European Foundation for the Improvement of Living and Working Conditions. Quality of Life in Europe - First European Quality of Life Survey 2003. Ireland. 2004;:. Google Scholar
  16. Force G.T.. Immigrant Integration Model (1st ed.). Gdansk: Gdansk City Hall, Social Development Department. . 2016;:. Google Scholar
  17. The Canadian Institute for Identities and Migration. The Canadian Index for Measuring Integration. Canada: Immigration, Refugees and Citizenship Canada. . 2017;:. Google Scholar
  18. OECD and EU. Settling In 2018: Indicators of Immigrant Integration. Paris/European Union, Brussels: OECD Publishing. 2018;:. Google Scholar
  19. Alastair A., Alison S.. Indicators of Integration: Final Report. Edinburgh: Queen Margaret University College, Home Office. 2004;:. Google Scholar
  20. Alastair A., Alison S.. Understanding Integration: A Conceptual Framework. Journal of Refugee Studies. 2008;:21-2. Google Scholar
  21. Borjas G.J.. Immigration Economics. London: Harvard University Press. 2014;:. Google Scholar
  22. Borjas G.J.. Assimilation - Changing in cohort Quality, and the Earnings of Immigrants. Journal of Labor Economics. 1985;3(4):. Google Scholar
  23. Peiyuan Q.. Depression and associated factors in internal migrant workers in China. Journal of Affective Disorders. Elsevier. 2011;134:198-207. PubMed Google Scholar
  24. Honghao R., Henk F.. Determinants of Residential satisfaction in urban China: A Multigroup Structural Equation Analysis. CA: Sage. 2016;:. Google Scholar
  25. Lân C.T.. Chất lượng việc làm của người lao động trong khu vực phi chính thức ở Hà Nội. Tạp chí Phát triển bền vững vùng. 2016;1:25-34. Google Scholar
  26. Zhilin L.. Does formal housing encourage settlement intention of rural migrants in Chinese cities. A structural equation model analysis. CA: Sage. 2016;:. Google Scholar
  27. Gerbing W.D., Anderson J.C.. An updated paradigm for scale development incorporating unidimensionality and its assessment. Journal of Marketing Research. 1988;25(2):. Google Scholar
  28. Hair J.F.. Multirative dada analysis: a global perspective. New Jersey: Pearson Prentice Hall. 2014;:. Google Scholar
  29. Nunnally J.C., Burnstein I.H.. Psychometric Theory. New York: McGraw - Hill. . 1994;:. Google Scholar
  30. Uyên N.L.H.T.T.. Vốn xã hội và sức khỏe của lao động di cư đến Thành phố Hồ Chí Minh [Luận án Tiến sĩ]. Tp.HCM: ĐH Kinh tế Tp.HCM. 2017;:. Google Scholar
  31. Baumgartner H., Homburg C.. Applications of Structural Equation Modeling in Marketing and Consumer Research: A Review. International Research of Marketing. 1996;13(2):. Google Scholar
  32. Hu L.T., Bentler P.M.. Evaluating model fit. In Hoyle RH (ed.). Structural equation modeling: Concepts, issues, and applications. Thousand Oaks, CA: Sage. 1995;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 4 No 3 (2020)
Page No.: 786-799
Published: Jul 4, 2020
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v4i3.635

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nga, N., & Trang, N. (2020). Life’s quality of immigrant workers in Ho Chi Minh City. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 4(3), 786-799. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v4i3.635

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1712 times
Download PDF   = 1077 times
View Article   = 0 times
Total   = 1077 times