Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

1795

Total

690

Share

Innovation activities and global competitiveness: evidence from southeast Asian countries






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

This article aims to understand the relationship between innovation and global competitiveness in several Southeast Asian countries, including: Vietnam, Singapore, Thailand, Indonesia, Malaysia, Bruney, and Philippines in the period 2005 - 2017. Only data on the global competitiveness index from 2013 to 2017 were collected in Laos, the same index was collected in Brunei but in a different period from 2008 to 2013 and the year 2016, 2017. In addition, data on innovation activities from 2007 to 2017 were collected in Cambodia. Data in the study were collected from the World Intellectual Property Organization (WIPO). ), World Economic Forum (WEF), World Bank (World Bank), and random-effects, fixed-effects methods were used. Research results show that innovation activities have a positive impact on global competitiveness and economic development is a factor promoting the global competitiveness of some Southeast Asian countries. Based on the research results, some Southeast Asian countries should have appropriate policies to develop global competitiveness, especially focusing on policies to encourage innovation for businesses, mechanisms, enabling businesses to innovate, which contributes to improving the global competitiveness of countries.

Giới thiệu

Sự tồn tại và thành công của một quốc gia trong thời kỳ hội nhập ngày càng phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của quốc gia đó 1 . Năng lực cạnh tranh được liên kết với sự phát triển vì mối quan hệ rõ ràng của nó với tiềm năng phát triển kinh tế của một quốc gia 2 . Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp là động lực chính để phát triển năng lực cạnh tranh của quốc gia vì nó tạo ra năng lực lõi để phát triển kinh tế 3 . Năng lực cạnh tranh được giải thích trong lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Smith 4 , trọng tâm của lý thuyết này là thương mại hàng hóa giữa hai quốc gia trong đó có một quốc gia có lợi thế chi phí tuyệt đối và dựa trên những giả định nhất định. Ricardo 5 đưa ra lý thuyết lợi thế so sánh, khắc phục lỗ hổng trong lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Smith, theo lý thuyết này thương mại cùng có lợi vẫn có thể xảy ra nếu quốc gia có lợi thế so sánh lớn hơn và tương tự lý thuyết này cũng có một số giả định hạn chế, đặc biệt là không giải thích rõ sự khác biệt về năng suất lao động giữa các quốc gia. Vernon 6 đưa ra lý thuyết vòng đời sản phẩm, lý thuyết này giải thích sự phổ biến công nghệ từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển với mục tiêu cơ bản là dự kiến sự thay đổi lợi thế so sánh với dòng chảy công nghệ theo thời gian.

Schumpeter 7 xem đổi mới là một khía cạnh quan trọng của sự thay đổi kinh tế và lý thuyết của Schumpeter cho rằng chúng ta có thể có kết quả tốt hơn liên quan đến việc tăng sức mạnh thị trường bằng cách sử dụng đổi mới hơn là sử dụng giá cả cạnh tranh so với đối thủ. Đổi mới dần đã trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh thông qua việc sử dụng công nghệ mới và đổi mới trở thành một trong những điều kiện cơ bản của sự tồn tại của các doanh nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu 8 . Có hai phương pháp để tăng trưởng kinh tế thông qua đổi mới là: (1) Cách thứ nhất, năng lực cạnh tranh công nghệ tập trung vào cải thiện hiệu quả thông qua các sản phẩm mới và tiếp cận thị trường mới; (2) Cách thứ hai, được tạo ra bởi khả năng cạnh tranh dựa trên đổi mới thay thế quá trình lao động của con người, công nghệ từ đó giảm chi phí và tăng khả năng sản xuất 9 . Một số nghiên cứu đã chứng minh đổi mới có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của quốc gia, chẳng hạn như: Ciocanel và Pavelescu 3 , Sener và Saridogan 10 , Dogan 11 , Clark và Guy 12 , từ các nghiên cứu trên ta thấy có mối quan hệ tích cực giữa hoạt động đổi mới và năng lực cạnh tranh của các quốc gia.

Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia, phần lớn là nằm trong nhóm có thu nhập thấp – trung bình với 07 quốc gia: Việt Nam, Indonesia, Philippines, Lào, Cambodia, Myanmar, và Đông Timor; 02 quốc gia có thu nhập trên trung bình là Thái Lan và Malaysia; và 02 quốc gia có thu nhập cao là Bruney và Singapore (thống kê từ World Bank). Bên cạnh đó, hoạt động đổi mới của các quốc gia này cũng còn rất nhiều hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài 13 , và chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của một số quốc gia Đông Nam Á còn thấp, ngoại trừ Singapore (được tác giả thống kê từ báo cáo của Diễn đàn kinh tế Thế giới). Tuy nhiên, khi xem xét mối liên hệ giữa số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế và chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu, tác giả nhận thấy một số quốc gia có chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu cao thì lại có số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế lại nhiều hơn so với các quốc gia có chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu thấp, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập sự tồn tại và phát triển của các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào hoạt động đổi mới, từ đó đặt ra cho mỗi quốc gia là có nên đưa ra các chính sách hỗ trợ hoạt động đổi mới để thúc đẩy năng lực cạnh tranh toàn cầu trong giai đoạn hội nhập không?. Do đó mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới và năng lực cạnh tranh toàn cầu của một số quốc gia Đông Nam Á, và nghiên cứu sẽ trả lời câu hỏi: liệu hoạt động đổi mới có tác động đến năng lực cạnh tranh toàn cầu của một số quốc gia Đông Nam Á hay không?.

Sau phần 1 giới thiệu, nghiên cứu được cấu trúc gồm 4 phần: (i) Phần 2 trình bày tổng quan lý thuyết về đổi mới, năng lực cạnh tranh toàn cầu và các nghiên cứu thực nghiệm đã được chứng minh làm cơ sở xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, (ii) Phần 3 trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm dữ liệu nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và phương pháp phân tích, (iii) Phần 4 trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận, và (iv) Phần 5 trình bày kết luận.

Tổng quan lý thuyết

Đổi mới

Định nghĩa hoạt động đổi mới ở gốc độ doanh nghiệp được nhiều nghiên cứu đề cập đến, chẳng hạn như: Damanpour 14 cho rằng đổi mới được hình thành như một phương tiện để thay đổi một tổ chức, như là một phản ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài hoặc là một hành động đi trước để tác động đến môi trường, vì vậy đổi mới được định nghĩa bao gồm: sản phẩm hoặc dịch vụ mới, tiến trình công nghệ mới, cấu trúc tổ chức hay hệ thống quản trị mới. OECD 15 định nghĩa đổi mới là đưa ra một cái mới hoặc cải thiện sản phẩm, tiến trình, sử dụng công nghệ mới hoặc một phương pháp đổi mới tổ chức trong hoạt động kinh doanh, tổ chức lại nơi làm việc hoặc đổi mới tiếp thị (các mối quan hệ bên ngoài).

Hệ thống đổi mới quốc gia tập trung vào mô tả kết cấu của tổ chức và mô hình hoạt động góp phần vào hành vi đổi mới ở các quốc gia và xác định các thể chế, các tác nhân đóng vai trò quyết định trong các ngành cụ thể, nhấn mạnh sự đa dạng trong cách tiếp cận quốc gia đối với đổi mới trong các nghiên cứu của Nelson 13 , Dosi 16 , Edquist 17 . Furman và cộng sự 18 đã định nghĩa năng lực đổi mới của quốc gia là tiềm năng của đất nước, vừa là một thực thể kinh tế - chính trị để tạo ra các luồng sáng kiến thương mại. Năng lực đổi mới không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển công nghệ và lực lượng lao động của một nền kinh tế mà còn phụ thuộc vào các khoản đầu tư, lựa chọn chính sách của chính phủ và khu vực tư nhân. Năng lực đổi mới cũng khác biệt so với lợi thế cạnh tranh do xuất phát từ nhiều yếu tố như kỹ năng của lực lượng lao động địa phương, chất lượng sơ sở hạ tầng, và sự khác biệt về năng lực đổi mới của quốc gia phản ánh sự khác biệt về địa lý, kinh tế, chính sách đổi mới như mức độ hỗ trợ cho nghiên cứu cơ bản hoặc bảo vệ sở hữu trí tuệ 18 .

Faber và Hesen 19 cho rằng hành vi đổi mới của các công ty sẽ phụ thuộc vào việc ra quyết định của riêng họ, nhưng các lựa chọn đổi mới được các tổ chức của chính phủ xem xét, tạo thành các hạn chế hoặc khuyến khích hoạt động đổi mới, chẳng hạn như: luật pháp, quy định, trợ cấp, chi tiêu công,… Ngoài ra, điều kiện kinh tế vi mô (ví dụ như: điều kiện thị trường, cạnh tranh, thiết lập giá) và điều kiện kinh tế vĩ mô (ví dụ như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, độ cởi mở thương mại) sẽ ảnh hưởng đến các quyết định về đổi mới được thực hiện bởi các công ty. Số lượng bằng sáng chế là một tiêu chí đo lường hoạt động đổi mới của quốc gia 19 .

Smith 20 cho rằng số lượng bằng sáng chế tập hợp thông tin chi tiết về các công nghệ đổi mới được công khai và đánh giá cao về hoạt động đổi mới, và điều này mang lại cho nó những lợi thế nổi bật như một chỉ số đo lường hoạt động đổi mới. Griliches 21 , 22 đã chỉ ra không phải tất cả các phát minh đều được cấp bằng sáng chế. Chỉ số bằng sáng chế có thể bỏ lỡ nhiều phát minh và sáng chế không được cấp bằng sáng chế do một số loại hình công nghệ mới không được cấp bằng sáng chế 23 . Vì vậy nếu sử dụng số lượng bằng sáng chế (đã được cấp bằng) đo lường hoạt động đổi mới là còn rất nhiều thiếu sót do đó một số nghiên cứu đã đề xuất đo lường hoạt động đổi mới của quốc gia bằng số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế của quốc gia đó, chẳng hạn như: Kortum 24 , Varsakelis 25 . Tóm lại, hoạt động đổi mới của quốc gia trong nghiên cứu này được định nghĩa là tất cả những hoạt động đổi mới của cư dân trong nước và cư dân nước ngoài có thể được hình thành từ các quá trình chuyển đổi, cải tiến và được thúc đẩy bởi các yếu tố đầu vào khác nhau, dẫn đến kết quả đầu ra, được đo lường bằng số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế của quốc gia đó.

Năng lực cạnh tranh toàn cầu

Năng lực cạnh tranh là một khái niệm bao gồm nhiều mặt như kinh tế, quản trị, lịch sử, chính trị và văn hóa 26 . Năng lực cạnh tranh là một khái niệm phức tạp, đa chiều và tương đối, sự liên quan của nó thay đổi theo thời gian và bối cảnh của từng quốc gia 27 , 28 . Năng lực cạnh tranh là một chủ đề phức tạp bao gồm nhiều nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau như: cấp quốc gia, cấp ngành, cấp công ty và sản phẩm, hay kể cả ở cấp khu vực như trong nghiên cứu của Dhingra và cộng sự 29 , Peng và cộng sự 30 . Porter 31 định nghĩa năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia là năng suất quốc gia. Tuy nhiên, Krugman 32 lại cho rằng năng lực cạnh tranh không liên quan gì đến sự cạnh tranh của các quốc gia, ông nhấn mạnh rằng các công ty cạnh tranh nhau để giành thị phần, chứ không phải các quốc gia. Moon và Peery 33 lưu ý không nên nhầm lẫn năng lực cạnh tranh với năng suất vì năng lực cạnh tranh là vị trí tương đối so với đối thủ, còn năng suất là khả năng nội bộ của một tổ chức. Garelli 34 tiến hành làm rõ mối liên kết giữa quốc gia và doanh nghiệp trong việc đưa ra khái niệm và đo lường năng lực cạnh tranh, ông nhấn mạnh rằng các công ty có trách nhiệm tạo ra giá trị kinh tế và các quốc gia thiết lập một môi trường để khuyến khích hay không khuyến khích các công ty để đạ được giá trị kinh tế đó. Năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là khả năng của các công ty tham gia vào các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng trong một ngành ở một quốc gia để duy trì giá trị gia tăng này trong thời gian dài bất chấp sự cạnh tranh của thị trường quốc tế 35 . Theo Garelli 36 định nghĩa năng lực cạnh tranh toàn cầu là một lĩnh vực kinh tế phân tích các sự kiện và chính sách hình thành khả năng cạnh tranh của các quốc gia để tạo và duy trì một môi trường hỗ trợ phát triển tốt hơn cho khu vực kinh doanh, và sự thịnh vượng của người dân. Năng lực cạnh tranh toàn cầu được đưa ra bởi sự kết hợp của các tiêu chí khác nhau trai rộng trên 04 yếu tố: (1) Hiệu quả kinh tế, (2) Hiệu quả kinh doanh, (3) Hiệu quả của Chính phủ, và (4) Cơ sở hạ tầng. Tóm lại, năng lực cạnh tranh toàn cầu của quốc gia trong nghiên cứu này được định nghĩa là khả năng của một quốc gia để cung cấp môi trường thuận lợi cho các công ty trong nước từ đó các ngành sẽ phát triển với mục tiêu là giúp tạo ra giá trị, tạo ra lợi nhuận và tăng cường sự thịnh vượng cho quốc gia.

Đổi mới và năng lực cạnh tranh toàn cầu

Đổi mới là rất quan trọng để đảm bảo tăng trưởng kinh tế lâu dài và tăng lợi thế cạnh tranh của một quốc gia 37 . Đổi mới được xem như là nhân tố chính cho sự tồn tại và phát triển và đổi mới được công nhận đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị, duy trì lợi thế cạnh tranh 38 . Đổi mới là cách để nâng cao lợi thế cạnh tranh 31 . Ciocanel và Pavelescu 3 tiến hành nghiên cứu đổi mới và năng lực cạnh tranh tại một số nước Châu Âu, kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động đổi mới sẽ thúc đẩy phát triển năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Sener và Saridogan 10 đã chỉ ra tác động tích cực của khoa học – công nghệ và đổi mới đối với năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế của các quốc gia. Dogan 11 đã chứng minh hoạt động đổi mới có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của các quốc gia trong liên minh Châu Âu. Clark và Guy 12 kết luận rằng đổi mới có tác động tích cực và quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của quốc gia. Hoạt động đổi mới có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của quốc gia bởi vì hoạt động đổi mới phát triển sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới giúp nâng cao khả năng cạnh canh của các công ty trong nước hay đổi mới giúp tạo ra quy trình sản xuất mới giúp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, vì vậy tác giả vọng giả thuyết chính trong nghiên cứu này như sau:

H 0 : Hoạt động đổi mới có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh toàn cầu của một số quốc gia Đông Nam Á .

Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu trong nghiên cứu này được thu thập từ 09 quốc gia trong khối Đông Nam Á bao gồm: Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Bruney, và Philippines trong giai đoạn 2005 – 2017. Riêng Lào chỉ thu thập được dữ liệu về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu từ năm 2013 đến năm 2017, và Cambodia chỉ thu thập được dữ liệu về hoạt động đổi mới từ năm 2007 đến năm 2017. Bruney chỉ thu thập được dữ liệu về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu từ giai đoạn 2008 đến 2013 và năm 2016, năm 2017, các năm còn lại không thu thập được dữ liệu về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu. Lý do tác giả chỉ thu thập 09 quốc gia trong tổng số 11 quốc gia Đông Nam Á là do hai quốc gia Myanmar và Đông Timor không có dữ liệu về hoạt động đổi mới (số liệu về đơn xin cấp bằng sáng chế) nên vì vậy tác giả không nghiên cứu 02 quốc gia này. Tác giả chọn từ năm 2005 để thu thập số liệu là do số liệu trước năm 2005 có một số quốc gia không có dữ liệu về hoạt động đổi mới và chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu nên tác giả chỉ lựa chọn từ năm 2005 đến năm 2017 để thu thập dữ liệu. Các dữ liệu được thu thập từ các nguồn cụ thể như sau: (1) Số liệu về đơn xin cấp bằng sáng chế được thu thập từ Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới 39 ; (2) Số liệu về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu được thu thập từ các báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới 40 ; (3) thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước trên GDP, tỷ lệ xuất khẩu trên GDP, tỷ lệ nhập khẩu trên GDP được thu thập từ Ngân hàng thế giới 41 .

Mô hình nghiên cứu và phương pháp phân tích

Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá tác động của hoạt động đổi mới đến năng lực cạnh tranh toàn cầu của một số nước Đông Nam Á. Dựa trên các lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan, tác giả xây dựng mô hình sau để kiểm tra mối liên hệ giữa hoạt động đổi mới và năng lực cạnh tranh toàn cầu của một số quốc gia:

Lgci i,t = β 0 + β 1 Linno i,t + β 2 Lgpp i,t + β 3 Lto ,t + β 4 Fdi i,t + µ i,t (1)

Lgci i,t = β 0 + β 1 Linno i,t-1 + β 2 Lgpp i,t-1 + β 3 Lto i,t-1 + β 4 Fdi i,t-1 + µ i,t (2)

Lgci i,t = β 0 + β 1 Linno i,t-2 + β 2 Lgpp i,t-2 + β 3 Lto i,t-2 + β 4 Fdi i,t-2 + µ i,t (3)

Trong đó:

Lgci : Năng lực cạnh tranh toàn cầu của quốc gia, được đo lường bằng logarithm tự nhiên của chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của quốc gia 11 , 42 .

Linno : Hoạt động đổi mới của quốc gia, được đo lường bằng logarithm tự nhiên của số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân trong nước và cư dân nước ngoài 43 . Số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế là đơn để có được các quyền độc quyền được thiết lập trong luật sáng chế cho một sáng chế, một sản phẩm hay một quy trình cung cấp các phương tiện mới để thực hiện một cái gì đó hoặc đưa ra một giải pháp công nghệ đổi mới 44 .

Các biến kiểm soát đưa vào mô hình nghiên cứu bao gồm thu nhập bình quân đầu người ( Lgpp ), độ mở thương mại ( Lto ) và tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào trong nước/GDP ( Fdi ), cụ thể như sau: Lgpp : là biến thu nhập bình quân đầu người, được đo lường bằng logarithm tự nhiên của GDP trên bình quân đầu người 43 . Lto là biến độ mở thương mại, được đo lường bằng logarithm tự nhiên của tổng tỷ lệ của xuất khẩu trên GDP và tỷ lệ nhập khẩu trên GDP 45 . Fdi được đo lường bằng tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào trong nước trên GDP 45 .

Thông thường, hai phương pháp random-effects và fixed-effects thường được sử dụng để ước lượng các mô hình với các dữ liệu bảng do đó trong nghiên cứu này tác giả sử dụng cả hai phương pháp random-effects và fixed-effects để kiểm định giả thuyết nghiên cứu để đảm bảo kết quả nghiên cứu có tính bền vững hơn 46 .

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Phân tích thống kê mô tả

Dựa trên số liệu thu thập được từ Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), báo cá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Ngân hàng Thế giới (World Bank), tác giả tiến hành mô tả các tiêu chí theo từng quốc gia bao gồm: Gci (điểm số năng lực cạnh tranh toàn cầu); Inno (số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế tại quốc gia đó), Gpp (thu nhập bình quân trên đầu người), To (độ mở thương mại), Fdi (tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào trong nước/GDP).

Table 1 Thống kê các tiêu chí theo từng quốc gia

Theo kết quả bảng 1 ta thấy, Singapore là quốc gia có điểm số năng lực cạnh tranh toàn cầu cao nhất với bình quân là 5,58 điểm, theo sau đó lần lượt là Malaysia (bình quân là 5,06 điểm), Bruney (bình quân là 4,67 điểm), Thái Lan (bình quân là 4,6 điểm), Indonesia (bình quân là 4,38 điểm), Việt Nam (bình quân là 4,16 điểm), Philippines (bình quân là 4,13 điểm), Lào (bình quân là 3,96 điểm), Cambodia (bình quân là 3,79 điểm). Về hoạt động đổi mới, Singapore là quốc gia có số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế chiếm cao nhất với bình quân là 9.858,23 đơn, theo sau đó là Indonesia (bình quân có 6.576,3 đơn), Thái Lan (bình quân có 6.446,92 đơn), Maylaysia (bình quân có 6.241 đơn), Việt Nam (bình quân có 3.699,53 đơn), Philippines (bình quân có 3.309 đơn), và ba quốc gia có hoạt động đổi mới kém nhất là Bruney (bình quân có 59 đơn), Cambodia (bình quân có 49,45 đơn), và Lào (bình quân có 67,8 đơn). Rõ ràng có mối quan hệ giữa các quốc gia có nhiều hoạt động đổi mới sẽ có chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu cao hơn so với các quốc gia có hoạt động đổi mới ít phát triển. Về thu nhập bình quân trên đầu người, Singapore là quốc gia có thu nhập bình quân trên đầu người cao nhất với bình quân là 48.444,56 đô la, theo sau đó lần lượt là Bruney (bình quân là 34.521,45 đô la), Malaysia (bình quân là 9.602,9 đô la), Thái Lan (bình quân là 6.446,92 đô la), Indonesia (bình quân là 3.289,04 đô la), Philippines (bình quân là 2.258,93 đô la), Việt Nam (bình quân là 1.399,72 đô la), Lào (bình quân là 1.539,39 đô la), Cambodia (bình quân là 897,04 đô la). Về độ mở thương mại, Singapore là quốc gia có độ mở thương mại lớn nhất với bình quân là 371,76%, Việt Nam (bình quân là 160,21%), Malaysia (bình quân là 159,33%), Thái Lan (bình quân là 130,96%), Cambodia (bình quân là 123,97%), Bruney (bình quân là 99,8%), Lào (bình quân là 86,79%), Philippines (bình quân là 72,85%), Indonesia (bình quân là 49,34%). Về tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước trên GDP, Singapore là quốc gia có tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước trên GDP là cao nhất với 20,2%, Cambodia (bình quân là 11,37%), Lào (bình quân là 7,13%), Việt Nam (bình quân là 6,07%), Malaysia (bình quân là 3,45%), Bruney (bình quân là 2,89%), Thái Lan (bình quân là 2,67%), Indonesia (bình quân là 1,95%), Philippines (bình quân là 1,67%).

Table 2 Ma trận tương quan của các biến

Theo kết quả bảng 2, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của các quốc gia đều có tương quan dương với hoạt động đổi mới, thu nhập bình quân trên đầu người, độ mở thương mại và tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào trong nước trên GDP do đều có mức ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 1%.

Kết quả nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, để kiểm tra mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới và năng lực cạnh tranh toàn cầu của một số nước Đông Nam Á thông qua hai phương pháp là random-effects và fixed-effects để kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng hiệu ứng cố định theo quốc gia trong ước lượng để đảm bảo kết quả ước lượng bền vững. Kết quả như sau:

Table 3 Hoạt động đổi mới và năng lực cạnh tranh toàn cầu

Kết quả phân tích ở bảng 3 cho thấy, mức ý nghĩa của mô hình là 0,000 < 1% cho thấy mô hình được sử dụng tốt, dữ liệu phù hợp, kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:

Hoạt động đổi mới của quốc gia có tác động đến năng lực cạnh tranh toàn cầu của một số quốc gia Đông Nam Á sau hai năm do có mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%, vì vậy tác giả có đủ cơ sở đề chấp nhận giả thuyết H 0 . Điều này có nghĩa là hoạt động đổi mới của quốc gia tại thời điểm hiện tại sẽ có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh toàn cầu của quốc gia đó sau hai năm, kết quả này được giải thích là do độ trễ của hoạt động đổi mới và cần thời gian đủ dài để tác động đến năng lực cạnh tranh của các quốc gia, số lượng bằng sáng chế được cho là có tác động trong dài hạn đến hoạt động kinh tế. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với một số nghiên cứu cho rằng hoạt động đổi mới có tác động đến năng lực cạnh tranh của quốc gia như: Ciocanel và Pavelescu 3 , Sener và Saridogan 10 , Dogan 11 .

Biến thu nhập bình quân trên đầu người có hệ số hồi quy dương ở tất cả các mô hình, và có mức ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 1%, có nghĩa là thu nhập bình quân trên đầu người tăng là nguyên nhân chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh toàn cầu của một số quốc gia Đông Nam Á, hay nói cách khác phát triển kinh tế là nguyên nhân chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh toàn cầu của một số quốc gia Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, biến tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào trong nước/GDP cũng chưa có đủ cơ sở để kết luận là có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh toàn cầu của một số quốc gia Đông Nam Á tại mức ý nghĩa 5%. Riêng biến độ mở thương mại có tác động tiêu cực đến năng lực cạnh tranh toàn cầu của một số quốc gia Đông Nam Á sau hai năm do có mức ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 1% và mang dấu âm.

Kết luận

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới và năng lực cạnh tranh toàn cầu của một số quốc gia trong khối Đông Nam Á trong giai đoạn từ 2005-2017, dữ liệu được thu thập từ Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và Ngân hàng thế giới (World Bank), kết quả nghiên cứu thể hiện một số điểm như sau:

  • Hoạt động đổi mới của một số quốc gia Đông Nam Á còn rất thấp, chẳng hạn như: Lào, Cambodia, Bruney. Tương tự, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Lào và Cambodia cũng thấp nhất.

  • Hoạt động đổi mới của một số quốc gia Đông Nam Á tại thời điểm hiện tại sẽ có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh toàn cầu của quốc gia đó sau hai năm, kết quả này được giải thích là do độ trễ của hoạt động đổi mới (số lượng bằng sáng chế) và cần thời gian đủ dài để tác động đến năng lực cạnh tranh của một số quốc gia Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với một số nghiên cứu cho rằng hoạt động đổi mới có tác động đến năng lực cạnh tranh của quốc gia như: Ciocanel và Pavelescu 3 , Sener và Saridogan 10 , Dogan 11 . Dựa trên kết quả nghiên cứu này, các quốc gia cần có chính sách phù hợp để không ngừng đổi mới và thúc đẩy năng lực cạnh tranh toàn cầu trong quá trình hội nhập.

  • Bên cạnh đó, phát triển kinh tế là nguyên nhân chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh toàn cầu của một số quốc gia Đông Nam Á.

Đóng góp của nghiên cứu này bao gồm: thứ nhất, bổ sung vào lý thuyết của Schumpeter 20 , và các nghiên cứu tiếp theo có thể ứng dụng để làm rõ hơn tác động của hoạt động đổi mới đến năng lực cạnh tranh toàn cầu của các quốc gia; thứ hai, kết quả nghiên cứu cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới và năng lực cạnh tranh toàn cầu của một số quốc gia Đông Nam Á.

Cuối cùng, nghiên cứu này có hạn chế: thứ nhất, số liệu về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của 2 quốc gia Lào và Bruney còn hạn chế do chỉ thu thập được trong giai đoạn ngắn hơn so với các quốc gia còn lại; thứ hai, nghiên cứu chỉ xem xét tác động của hoạt động đổi mới đến năng lực cạnh tranh toàn cầu của một số quốc gia Đông Nam Á, mà chưa xem xét hướng ngược lại có thể xảy ra là năng lực cạnh tranh toàn cầu có thể tác động tích cực trở lại hoạt động đổi mới vì khi năng lực cạnh tranh toàn cầu của quốc gia tăng lên có thể sản sinh ra nhiều hoạt động kinh tế khác từ đó có thể làm tăng hoạt động đổi mới của các quốc gia. Do đó, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo là có thể thu thập số liệu với thời gian đầy đủ hơn và kiểm tra tác động ngược lại của năng lực cạnh tranh toàn cầu đến hoạt động đổi mới của một số quốc gia Đông Nam Á.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

FDI : Foreign Direct Investment

GDP : Gross Domestic Product

GCI : Global Competitiveness Index

INNO : Innovation

TO : Trade Openness

WIPO : World Intellectual Property Organization

WEF : World Economic Forum

TUYÊN BỐ XUNG ĐỘT

Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

TUYÊN BỐ ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Toàn bộ nội dung bài viết chỉ do tác giả thực hiện.

References

  1. Ambastha A, Momaya K. Competitiveness of firms: Review of theory, frameworks and model. Singapore Management Journal. 2004;26(1):45-61. Google Scholar
  2. Momaya K. Evaluating international competitiveness at the industry level. Vikalpa. 1998;23(2):39-46. Google Scholar
  3. Ciocanel AB, Pavelescu FM. Innovation and competitiveness in European context. Procedia Economics and Finance. 2015;32:728-737. Google Scholar
  4. Smith A. The wealth of nations. London: Strahan and Cadell. 1776;:. Google Scholar
  5. Ricardo D. On the Principles of Political Economy and Taxation. London: John Murray. 1817;:. Google Scholar
  6. Vernon R. International investment and international trade in the product cycle. Quarterly Journal of Economics. 1966;80(2):190-207. Google Scholar
  7. Shumpeter JA. The theory of economic development. Harvard University Press. 1934;:. Google Scholar
  8. Akis E. Innovation and competitive power. Procedia - Social and Behavioral Sciences. 2015;195:1311-1320. Google Scholar
  9. Bogliacino F, Pianta M. Engines of growth. Innovation and productivity in industry groups. Structural Change and Economic Dynamics. 2011;22(1):41-53. Google Scholar
  10. Sener S, Saridogan E. The effects of science-Technology-Innovation on competitiveness and economic growth. Procedia Social and Behavioral Sciences. 2011;24:815-828. Google Scholar
  11. Dogan E. The effect of innovation on competitiveness. Ekonometri ve Istatistik Sayi. 2016;24:60-81. Google Scholar
  12. Clark J, Guy K. Innovation and competitiveness: A review. Technology Analysis & Strategic Management. 1998;10(3):363-395. Google Scholar
  13. Nelson RR. National Innovation Systems: A Comparative Analysis. New York: Oxford University Press. 1993;:. Google Scholar
  14. Damanpour F. Organizational complexity and innovation: Developing and testing multiple contingency models. Management Science. 1996;42(5):693-716. Google Scholar
  15. OECD. Oslo Manual: Proposed guidelines for collecting and interpreting technological innovation data. Paris. 2005;:. Google Scholar
  16. Dosi G. Technocal Change and Economic Theory. London: Pinter Publishers. 1988;:. Google Scholar
  17. Edquist C. Systems of Innovation: Technologies, Institutions, and Organizations. London: Pinter Publishers. 1997;:. Google Scholar
  18. Furman JL, Porter ME, Stern S. The determinants of nation innovative capacity. Research Policy. 2002;31(6):899-933. Google Scholar
  19. Faber J, Hesen AB. Innovation capabilitites of European Nations cross-national analysis of patents and sales of product innovations. Department of Innovation Studies, Copernicus Institute, Utrecht University. 2004;:. Google Scholar
  20. Smith K. Measuring Innovation. In Fagerberg, J., Mowery, D.C., & Nelson, R. R. (Eds.). The Oxford Handbook of Innovation. Oxford University Press. 2004;:. Google Scholar
  21. Griliches Z. R&D, Patents and Productivity. Chicago (IL): Chicago University Press. . 1984;:. Google Scholar
  22. Griliches Z. Patent statistics as economic indicators: A surver. Journal of Economic Literature. 1990;28(4):1661-1707. Google Scholar
  23. Kleinknecht A, Montfort KV, Brouwer E. The non-trivial choice between innovation indicators. Economics of Innovation and New Technology. 2002;11(2):109-121. Google Scholar
  24. Kortum S. Enquilibrium R&D and the patent-R&D ratio: U.S evidence. American Economic Review. 1993;83(2):450-457. Google Scholar
  25. Varsakelis N. Education, political institutions and innovative activity: A cross-country empirical investigation. Research Policy. 2006;35(7):1083-1090. Google Scholar
  26. Waheeduzzaman ANM, Ryans JK. Definition, perspectives, and understanding of international competitiveness: A quest for a common ground. Competitiveness Review. 1996;6(2):7-26. Google Scholar
  27. Chaudhuri S, Ray S. The competitiveness conundrum literature review and reflections. Economics and Political Weekly. 1997;32(48):83-91. Google Scholar
  28. Flanagan R, Lu W, Shen L, Jewell C. Competitiveness in construction: A critical review of research. Construction Management and Economics. 2007;25(9):989-1000. Google Scholar
  29. Dhingra T, Singh T, Sinha A. Location strategy for competitiveness of special economic zones: A generic framework for India. Competitiveness Review. 2009;19(4):272-289. Google Scholar
  30. Peng MW, Lee SH, Tan JJ. The keiretsu in Asia: Implications for multilevel theories of competitive advantage. Journal of International Management. 2001;7(4):253-276. Google Scholar
  31. Porter ME. The competitive advantage of nations. New York: The Free Press. 1990;:. Google Scholar
  32. Krugman P. Competitiveness: A dangerous obsession. Foreign Affairs. 1994;73(2):28-44. Google Scholar
  33. Moon HC, Peery N. Competitiveness of product, firm, industry, and nation in a global business. Competitiveness Review. 1995;5(1):37-43. Google Scholar
  34. Garelli S. IMD World Competitiveness Yearbook 2012. Lausanne, Switzerland: IMD World Competitiveness Center. . 2012;:. Google Scholar
  35. Moon HC, Rugman A, Verbeke A. A generalized double diamond approach to the competitiveness of Korea and Singapore. International Business Review. 1998;7(2):135-150. Google Scholar
  36. Garelli S. IMD World Competitiveness Yearbook 2014. Lausanne, Switzerland: IMD World Competitiveness Center. . 2014;:. Google Scholar
  37. Solow RM. Technical change and the aggregate production function. Review of Economics and Statistics. 1957;39(3):312-320. Google Scholar
  38. Zahra SA, Covin JG. The financial implications of fit between competitive strategy and innovation types and sources. The Journal of High Technology Management Research. 1994;5(2):183-211. Google Scholar
  39. WIPO. WIPO IP Statistics Data Center. . 2020;:. Google Scholar
  40. World Economic Forum. The Global Competitiveness Report. . ;:. Google Scholar
  41. World Bank. World Development Indicators. . 2020;:. Google Scholar
  42. Hilman H, Warokka A. The effects of entrepreneurship, competitiveness, and technology innovation on growth: A case of ASEAN economic development. Jurnal Ekonom. 2010;13(4):119-127. Google Scholar
  43. Petrariu IR, Bumbac R, Ciobanu R. Innovation: A path to competitiveness and economic growth. The case of CEE countries. Theoretical and Applied Economics. 2013;XX(5):15-26. Google Scholar
  44. Tee LT, Low SW, Kew SR. Financial development and innovation activity: Evidence from selected East Asian countries. Prague Economic Papers. 2014;2(2):162-180. Google Scholar
  45. Pilinkiene V. Trade openness, economic growth and competitiveness. The case of the central and Eastern European countries. Inzinerine Ekonomika-Engineering Economics. 2016;27(2):185-194. Google Scholar
  46. Wooldridge JM. Introducción a la econometría: Un enfoque moderno. Madrid: Thomson. 2008;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 4 No 4 (2020)
Page No.: 1033-1042
Published: Nov 3, 2020
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v4i4.622

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nguyen, M. (2020). Innovation activities and global competitiveness: evidence from southeast Asian countries. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 4(4), 1033-1042. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v4i4.622

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1795 times
Download PDF   = 690 times
View Article   = 0 times
Total   = 690 times