Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

5723

Total

2415

Share

Factors affecting Vietnam's wooden furniture export into CPTPP countries






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

This article focuses on examining the impact of factors affecting Vietnam’s wood products export to member countries of the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP). The gravity model is employed with reference to previous empirical studies and the practical conditions of Vietnam. In addition, we also consider the influence of the US’s accession to the CPTPP on the export turnover of Vietnam's wooden furniture. The Random Effects Model (REM) is used to analyze the panel data of CPTPP countries in the period 1996-2015. The results show that the supply of wood materials, furniture import duties of CPTPP partners, Vietnam's economic and trade expansion have the strongest impact on the wood product export of Vietnam into the CPTPP market. Besides, Vietnam’s wooden furniture industry still enjoys the benefits from the Agreement whether the US becomes a member of CPTPP or not, as long as Vietnam has proper preparations to meet the requirements of the Agreement.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong gần 10 năm gần đây, với chiến lược phát triển được định hướng rõ ràng, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ và đồ gỗ luôn nằm trong tốp các nhóm hàng hóa xuất khẩu chủ lực của đất nước. Năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt khoảng 9,3 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đạt 6,8 tỷ USD, chiếm 73,9% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của toàn ngành. Theo dữ liệu của ITC, Xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam luôn đứng đầu khu vực Asean và duy trì vị trí thứ 7 thế giới trong 4 năm trở lại đây 1 . Với thành tựu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu liên tục trong thời gian qua, ngành gỗ đã góp phần đáng kể trong quá trình nâng cao vị thế thương mại của Việt Nam trên bản đồ thương mại quốc tế.Gia nhập Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước đây và hiện nay là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là cơ hội lớn cho thương mại Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ sẽ có điều kiện thúc đẩy xuất khẩu nhờ các hàng rào thuế quan rất nặng nề như hiện nay được gỡ bỏ. Theo nội dung đàm phán trong CPTPP, nguyên liệu đầu vào của ngành sản xuất đồ gỗ phải có xuất xứ từ các nước thuộc CPTPP và đạt yêu cầu chứng nhận về nguồn gốc gỗ hợp pháp mới được hưởng những ưu đãi từ hiệp định. Tuy nhiên, phần lớn nguyên liệu gỗ cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hoặc không thuộc các nước trong khối CPTPP hoặc đến từ những khu vực có rủi ro pháp lý cao. Bên cạnh đó, trước sự biến động nước Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định TPP thì lại có nhiều luồng ý kiến cho rằng ngành đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng lợi gì vì không có thị trường Mỹ, trong khi phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc. Nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành hàng đồ gỗ Nghiên cứu của Jori Uusitalo 2 và World bank 3 đã cho thấy nguồn cung nguyên liệu gỗ, chính sách điều hành vĩ mô của nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thúc đẩy sản xuất và tạo ra giá trị cho ngành chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ. Theo United Nation 4 và VCCI 5 , sự gia tăng những yêu cầu về chứng minh nguồn gốc gỗ nguyên liệu hợp pháp và chính sách đóng cửa rừng tự nhiên cũng đã gia tăng sức ép và ảnh hưởng lên công nghiệp chế biến gỗ của nhiều nước. Những nghiên cứu cụ thể của Vũ Thị Minh Ngọc và Hoàng Thị Ngọc Dung về ngành chế biến gỗ của Việt Nam cũng đã chỉ ra rằng để phát triển xuất khẩu ngành đồ gỗ, Việt Nam cần tập trung vào chiến lược trồng rừng để cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ 6 . Các nghiên cứu khác của Vũ Thu Hương & cộng sự 7 và Trần Văn Hùng 8 cũng đã dự báo sự phụ thuộc nguồn nguyên liệu, chính sách điều hành của nhà nước sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chế biến và xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chỉ tiếp cận đánh giá các yếu tố tác động đến đồ gỗ xuất khẩu thông qua các phương pháp thống kê và phân tích định tính. Đặc biệt từ sau khi Mỹ rút khỏi TPP và các quốc gia còn lại lập nên CPTPP thì các nghiên cứu dự báo đến các dòng chảy thương mại dưới tác động của CPTPP bị bỏ ngõ. Do đó, nghiên cứu này với phương pháp nghiên cứu định lượng từ nguồn dữ liệu thứ cấp tin cậy sẽ ước lượng sự tác động của các yếu tố đến ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam trên nền tảng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế với những điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam. Điểm mới của nghiên cứu này là xem xét liệu Hoa Kỳ rút khỏi TPP sẽ ảnh hưởng thế nào đến xuất khẩu ngành gỗ của Việt Nam so với trường hợp có Hoa Kỳ tham gia như trước đây thông qua so sánh kết quả lượng hóa từ mô hình nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu sẽ là gợi ý quan trọng cho nhà nước trong quá trình xây dựng chính sách và doanh nghiệp trong việc chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng cho sự cạnh tranh của ngành đồ gỗ xuất khẩu ngay khi hiệp định CPTPP có hiệu lực.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Mô hình lực hấp dẫn trong thương mại được sử dụng lần đầu tiên bởi Jan Tinbergen vào năm 1962 và được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm để đo lường mức độ tác động của các yếu tố lên dòng chảy thương mại giữa các quốc gia. Mô hình lý thuyết cơ bản giữa hai nền kinh tế A và B được biểu diễn theo công thức sau: ABt ) = K + β1ln(GDP At ) + β2ln(GDP Bt ) + β3ln(DIS AB ) + ε

Trong đó: Bt là kim ngạch trao đổi thương mại giữa quốc gia A và B tại năm tGDP At và GDPBt quy mô kinh tế của hai quốc gia A và B tại năm tDIS AB là khoảng cách giữa hai quốc giaβ1, β2, β3: Hệ số hồi quy riêng của từng nhân tố có trong mô hìnhε: Sai số ngẫu nhiên

Với mô hình nghiên cứu tổng quát trên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã kiểm định và bổ sung vào mô hình những biến số khác phù hợp với điều kiện thực tế từng quốc gia. Các yếu tố khác được khám phá ra có thể được kể đến là GDP theo đầu người được thể hiện trong nghiên cứu của DTI of South Africa 9 , Khiyav và cộng sự 10 , Nguyễn Anh Thu 11 . Nghiên cứu của Kristjánsdóttir 12 , A.Elshehawy và cộng sự 13 , Nguyễn Việt Tiến 14 đã bổ sung thêm yếu tố sự tham gia vào các tổ chức thương mại sẽ giúp các quốc gia có điều kiện mở rộng xuất khẩu của mình hơn. Bên cạnh đó, yếu tố dân số nước xuất khẩu cũng được đề xuất bởi Kristjánsdóttir 12 , Đào Ngọc Tiến 15 và CIEM 16 và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước xuất khẩu cũng được bổ sung như sự thể hiện của khả năng sản xuất của các quốc gia 17 Trong khi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được đề xuất bởi Genç & Law và Kang như là những yếu tố cản trở xuất khẩu 18 , 19 thì nghiên cứu của Camacho 20 , Antonio &Troy 21 , Suresh & Neeraj 22 , Zhang & Wang 23 cho rằng yếu tố quốc gia nhập khẩu có ngôn ngữ sử dụng chung với nước xuất khẩu lại có tác động thúc đẩy xuất khẩu nhiều hơn. Diện tích đất rừng sản xuất thể hiện khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu gỗ cho sản xuất chế biến gỗ. Các nghiên cứu của Ekrem và Saban đã sử dụng yếu tố diện tích đất sản xuất có ảnh hưởng nhất định đến kim ngạch xuất khẩu 24 . Nghiên cứu của G.Dlamini & cộng sự cho thấy mức độ mở cửa của nền kinh tế được thể hiện bằng nhiều biến số như chỉ số mở của nền kinh tế, về sự tham gia của các quốc gia vào các tổ chức, diễn đàn thương mại trên thế giới đã giúp các quốc gia gia tăng xuất khẩu mạnh mẽ hơn 25 . Ngoài ra, theo Harun & cộng sự 26 và Achmad & Rita 27 , chính sách hỗ trợ, điều hành của chính phủ được thể hiện thông qua các chính sách cho phát triển ngành hàng như các gói cho vay ưu đãi lãi suất có tác động làm gia tăng xuất khẩu ngành gỗ Dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm nêu trên và điều kiện thực tiễn tại Việt Nam, các yếu tố dự báo sẽ tác động lên xuất khẩu đồ gỗ sang các nước CPTPP theo mô hình lực hấp dẫn trong thương mại bao gồm: (1) GDP của Việt Nam; (2) Lực lượng lao động của Việt Nam; (3) Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; (4) Nguyên liệu trong nước; (5) GDP của các nước CPTPP nhập khẩu đồ gỗ Việt Nam; (6) Dân số của nước CPTPP nhập khẩu đồ gỗ Việt Nam; (7) Khoảng cách giữa Việt Nam và các quốc gia CPTPP; (8) Hàng rào thuế quan của các nước áp lên hàng đồ gỗ Việt Nam; (9) Lãi suất cho vay của Việt Nam; (10) Mức độ mở cửa của nền kinh tế của Việt Nam.Với các yếu tố được xác định cụ thể như trên, mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang các nước CPTPP dựa trên nền tảng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế được xây dựng như sau: ln(EX VJt ) = K + β1ln(GDP Vt ) + β2ln(NLDvt) + β3ln(FDIvt) + β4ln(NLvt) + β5ln(GDP Jt )+ β6ln(DS Jt ) + β7ln(KC VJ ) + β8ln(LSUATVt) + β9ln(THUENK JVt ) + β10WTOt + β11FTAt + εGiải thích cụ thể các biến và nguồn lấy dữ liệu tại Table 1 .

Table 1 Giải thích các biến và nguồn lấy dữ liệu
Biến quan sát Giải thích Đo lường Kỳ vọng dấu Nguồn dữ liệu
EXVJt Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang ước J trong năm t USD ITC
GDPVt GDP của Việt Nam trong năm t USD + UN com trade
NLĐvt Số lao động có việc làm của Việt Nam trong năm t Người + TCTK
FDIvt Đầu tư FDI vào Việt Nam trong năm t USD + TCTK
NLvt Nguồn nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ Việt Nam trong năm t m3 + AGROINFO
GDPJt GDP của các nước nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam USD + WB
DSJt Dân số của các nước nhập khẩu đồ gỗ Việt Nam Người + WB
KCVJ Khoảng cách từ Việt Nam đến các nước nhập khẩu gỗ của Việt Nam Km - Googlemap
LSUATVt Lãi suất trung bình của Việt Nam năm t % - IMF
THUENKJVt Mức thuế nhập khẩu đồ gỗ của các quốc gia nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam % - WB
WTOt Thể hiện cả Việt Nam và nước đối tác cùng gia nhập WTO vào năm t Biến dummy + WTO
FTAt Thể hiện Việt Nam và các đối tác cùng là thành viên của một FTA vào năm t Biến dummy + VCCI

Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

Phương pháp ước lượng: Nghiên cứu sử dụng chương trình Stata để thự hiện các ước lượng và kiểm định mô hình. Trong quá trình phân tích, sử dụng phương pháp OLS để ước lượng cho mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên, do các quan sát ở đây có sự thay đổi theo cả thời gian và không gian (dữ liệu bảng - panel data) cho nên các mô hình hiệu ứng cố định (Fixed Effects Model - FEM) và hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM) cũng được đề xuất sử dụng để phân tích. Sau khi có kết quả, sẽ tiến hành lần lượt các kiểm định phù hợp để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp cho nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Lựa chọn mô hình tối ưu

Tiến hành ước lượng hồi quy mô hình bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS và hiệu ứng cố định FEM để xem xét tính tối ưu giữa OLS và FEM. Kết quả hồi quy OLS cho kết quả R bình phương hiệu chỉnh lên đến 92,11%. Nghi ngờ có đa cộng tuyến trong mô hình. Kiểm tra thừa số tăng phương sai của các biến độc lập cho thấy các biến lnGDPv, lnNLDv, lnFDIv, lnNLv, WTO có hệ số VIF lớn hơn 10.

Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình

Kịch bản có nước Mỹ tham gia vào CPTPP

Theo kết quả kiểm định lựa chọn mô hình, thì REM sẽ được lựa chọn, kết quả ước lượng theo REM lần 1 với dữ liệu 220 quan sát trong thời gian 10 năm với 11 nước CPTPP (bao gồm cả nước Mỹ). Trong kết quả đó, biến lnLSUATv, WTO không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.

Table 2 Kết quả hồi quy theo REM lần 2
Biến phụ thuộc Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Mức ý nghĩa - Prob Khoảng tin cậy
LnNLv 1,462247 0,2421057 0,000 0,7925558 1,670762
LnGDPj 0,8612053 0,1652484 0,000 0,5382524 1,324102
LnDSj 0,6062782 0,19256 0,004 0,2538574 1,215045
LnKCv -0,7003274 0,193526 0,007 -0,9856580 -0,3102504
lnTHUENKjv -0,9562471 0,125876 0,000 -1,125840 -0,6952425
WTO 0,3924207 0,2352862 0,087 0,9145285 0,091924
FTA 1,214602 0,2154582 0,000 1,572453 0,8212354
_cons 27,11373 2,758245 0,000 31,12504 21,12543
Kết quả kiểm định Wald test
chi2 (11) 297,36
Prob>chi2 0,000
F(1,10) 9,853
Prob>F 0,0237

Kết quả ước lượng tại Table 2 cho thấy các biến lnNLv, lnGDPj, lnDSj, lnKCv, lnTHUENKjv, FTA đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, biến WTO đã có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩ 10%. Hệ số R bình phương = 0,6853 cho thấy các biến trong mô hình giải thích được 68,53% sự thay đổi của kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ, hệ số Prob = 0.000 cho thấy mô hình hoàn toàn phù hợp.Tiến hành kiểm định Wald với mô hình trên, kết quả kiểm định ở Table 2 cho thấy hệ số Prob>chi2 = 0,00 < 0,05, tức là mô hình xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Kiểm định hiện tượng tự tương quan với kết quả ở Table 2 cũng cho thấy hệ số Prob>F =0,0237 < 0,05 nên chấp nhận có hiện tượng tự tương quan trong mô hình.Tiến hành khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan trong mô hình bằng cách ước lượng điều chỉnh sai số.

Table 3 Kết quả mô hình khắc phục tự tương quan và phương sai thay đổi (có nước Mỹ)
Biến phụ thuộc Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Mức ý nghĩa - Prob Khoảng tin cậy
LnNLv 1,462247 0,3912504 0,008 0,543254 2,194527
LnGDPj 0,8612053 0,2974420 0,042 0,2685423 1,514257
LnDSj 0,6062782 0,3425832 0,036 0,07125543 1,375425
LnKCv -0,7003274 0,28542 0,024 -1,315422 -0,089534
lnTHUENKjv -0,9562471 0,242514 0,000 -1,385426 -0,514254
WTO 0,3924207 0,2352189 0,092 0,8954236 0,0814254
FTA 1,214602 0,4653284 0,028 2,224572 0,2245242
_cons 27,11373 3,78524 0,000 34,25463 19,24542

Kết quả ước lượng (Robust) tại Table 3 cho thấy các biến lnNLv, lnGDPj, lnDSj, lnKCv, lnTHUENKjv, FTA đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, biến WTO có ý nghĩa ở mức ý nghĩ 10%. Kết quả cũng đã khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan trong mô hình. Hệ số R bình phương = 0,6712 cho thấy các biến trong mô hình giải thích được 67,12% sự thay đổi của kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ, hệ số Prob = 0,000 cho thấy mô hình hoàn toàn phù hợp.

Kịch bản không có nước Mỹ tham gia vào CPTPP

Sau khi thực hiện các kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình, tiến hành ước lượng mô hình mà không có sự tham gia của nước Mỹ.

Table 4 Kết quả mô hình khắc phục tự tương quan và phương sai thay đổi (không có nước Mỹ)
Biến phụ thuộc Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Mức ý nghĩa - Prob Khoảng tin cậy
LnNLv 1,548542 0,4754281 0,007 0,5525424 2,396524
LnGDPj 0,7923542 0,3754285 0,042 0,0652103 1,565248
LnDSj 0,7124856 0,4012546 0,039 0,0581254 1,6245
LnKCv -0,709854 0,28542 0,028 -1,28542 -0,119542
lnTHUENKjv -0,878524 0,2352015 0,000 -1,41250 -0,525482
WTO 0,4585421 0,2568425 0,062 0,9624201 0,047524
FTA 1,281242 0,502125 0,013 2,315241 0,225482
_cons 28,14235 3,754258 0,000 33,85428 18,84524

Kết quả ước lượng tại Table 4 cho thấy khi không có nước Mỹ tham gia vào CPTPP, các biến lnNLv, lnGDPj, lnDSj, lnKCv, lnTHUENKjv, FTA, WTO đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, hệ số R bình phương giảm còn = 0,6509. Tuy nhiên, kết quả này cho thấy các biến trong mô hình giải thích được 65,09% sự thay đổi của kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ, hệ số Prob = 0,000 cho thấy mô hình hoàn toàn phù hợp.

So sánh hai kịch bản và dự báo sự tác động của CPTPP

So sánh kết quả ước lượng hai mô hình có nước Mỹ và không có nước Mỹ tham gia vào CPTPP tại Table 5 cho thấy tình hình đồ gỗ Việt Nam không đến nỗi ảm đạm khi không có nước Mỹ tham gia vào hiệp định CPTPP.

Table 5 So sánh kết quả khi Mỹ tham gia hoặc không tham gia vào TPP
Biến phụ thuộc Hệ số hồi quy (có nước Mỹ) Hệ số hồi quy (không có nước Mỹ)
LnNLv 1,462247 1,548542
LnGDPj 0,8612053 0,7923542
LnDSj 0,6062782 0,7124856
LnKCv -0,7003274 -0,7098541
lnTHUENKjv -0,9562471 -1,878524
WTO 0,3924207 0,4585421
FTA 1,214602 1,281242
_cons 27,11373 28,14235
R bình phương = 0,6712 R bình phương = 0,6509

Mô hình hồi quy không có sự tham gia của nước Mỹ vào TPP có dạng như sau:

LnEXv= 1,55 lnNLv + 0,79 lnGDPj + 0,71 lnDSj – 0,71 lnKCv – 0,88 lnTHUENKjv + 0,46 WTO + 1,28 FTA + 28,14

Mô hình hồi quy có nước Mỹ tham gia vào TPP có dạng như sau:

LnEXv=1,46 lnNLv + 0,86 lnGDPj + 0,61 lnDSj – 0,70 lnKCv – 0,96 lnTHUENKjv + 0,39 WTO + 1,21 FTA + 27,11

KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU

Với những kết quả nghiên cứu được thảo luận và dự báo như trên, các kết luận sau đây được đưa ra. Những kết luận này sẽ là cơ sở khoa học quan trọng để các nghiên cứu tiếp theo thảo luận hoặc các nhà nhà quản lý đề xuất chính sách và xây dựng giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ của Việt Nam trong thời gian tới:

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CPTPP: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

TUYÊN BỐ XUNG ĐỘT

Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Toàn bộ nội dung bài viết chỉ do tác giả thực hiện

References

  1. ITC. Dữ liệu Trade map từ Trung tâm thương mại thế giới.. . 2019;:. Google Scholar
  2. Jori U.. Value creation in wood supply chains (wood value). WoodWisdom-Net Research Programme 2006-11 - Final Report. 2006;:. Google Scholar
  3. World Bank Group. Comparative Value Chain and Economic Analysis of Furniture/Wood Processing Sector (Chairs) in Ethiopia, Tanzania, Zambia, China and Vietnam. . 2011;:. Google Scholar
  4. United Nation. Forest Products Annual Market Review 2012-2013. Geneva Timber and Forest Study Paper. 2013;:33. Google Scholar
  5. VCCI. Báo cáo nghiên cứu ngành chế biến gỗ. Hà Nội: Dự án Hỗ trợ Hiệp hội thực hiện nghiên cứu chiến lược phát triển ngành. 2014;:. Google Scholar
  6. Ngọc V.T.M., Dung H.T.N.. Thực trạng và một số giải pháp phát triển thị trường lâm sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp. 2014;4:151-160. Google Scholar
  7. Hương V.T.. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Cơ hội và thách thức đối với công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp. 2014;3:136-144. Google Scholar
  8. Hùng T.V.. Thực trạng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ. Tạp chí phát triển và hội nhập. 2015;22:66-72. Google Scholar
  9. DTI of South Africa. A Gravity Model for the Determination and Analysis of Trade Potential for South Africa. Research of the deparment of trade and indusstry South Africa. 2003;:. Google Scholar
  10. Khiyavi K.. Investigation of Factors Affecting the International Trade of Agricultural Products in Developing Countries. Life Science Journal. 2013;10:409-414. Google Scholar
  11. Thu N.A.. Assessing the Impact of Vietnam's Integration under AFTA and VJEPA on Vietnam's Trade Flows, Gravity Model Approach. Yokohama Journal of Sciences. 2012;17:137-149. Google Scholar
  12. Kristjánsdóttir H.. A Gravity Model for Exports from Iceland. A Reseach of Centre for Applied Microeconometrics (CAM) at the University of Copenhagen. 2005;:. Google Scholar
  13. Elshehawy A.M.. The Factors Affecting Egypt's Exports: Evidence from the Gravity Model Analysis. Open Journal of Social Scienc. 2014;2:138-148. Google Scholar
  14. Tiến N.V.. Vietnam's exports to TPP countries gravity model, trade determinants and trade potentials. The paper for The ninth Vietnam Economists Annual Meeting VEAM. 2016;:. Google Scholar
  15. Tiến D.N.. Ảnh hưởng của các nhân tố tới luông xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và các nước TPP. Tạp chí Kinh tế và Dự báo. 2013;5:23-27. Google Scholar
  16. CIEM. Phụ thuộc kinh tế giữa Việt Nam - Trung Quốc. Báo cáo nghiên cứu của Viện NQCLKTTW. 2016;:. Google Scholar
  17. Hiếu T.T., Thủy P.T.T.. Ứng dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế. Tạp chí quản lý kinh tế. 2010;31:12-21. Google Scholar
  18. Genç M., Law D.. A Gravity Model of Barriers to Trade in New Zealand. New Zealand Treasury Working Paper. 2014;:. Google Scholar
  19. S. Kang. Is Korea Exploiting Its Trade Potentials in Africa? :Gravity Equation Analysis and Policy Implications. Korea and the World Economy. 2014;15(1):97-128. Google Scholar
  20. Camacho P.. Portugal's Integration in World Trade: A Gravity Model. A research of DIAMINA'CET ISCTE-IUL. . 2013;:. Google Scholar
  21. Antoni A., Troy L.. A gravity model approach to analyzing the trade performance of Caricom member states. Econometrics and International Development. 2014;14(2):21-36. Google Scholar
  22. Suresh G., Neeraj A.. Determinants of India's Manufactured Exports to South and North: A Gravity Model Analysis. International Journal of Economics and Financial. 2014;4(1):144-151. Google Scholar
  23. Zhang Y., Wang S.. Trade Potential of China's Export to ASEAN: The Gravity Model Using New Economic Mass Proxies. Journal of Systems Science and Information. 2015;3(5):411-420. Google Scholar
  24. Ekrem E., Saban N.. Gravity Model of Turkish Agricultural Exports to the European Union. International Trade and Finance Association Working Papers. 2014;7:21-37. Google Scholar
  25. Dlamini G.S.. Determinants of Swaziland's Sugar Export: A Gravity Model Approach. International Journal of Economics and Finance. 2016;8(10):71-81. Google Scholar
  26. Harun Z.. Trend of Timber Products Export in Malaysia. Indonesia: International Conference on Business - Management & Corporate Social Responsibility (ICBMCSR'14). 2014;:. Google Scholar
  27. Achmad S., Rita N.. The Analysis of Affecting Factors to the Export of Rattan Furniture Indonesia in the International Market. International Journal of Science and Research. 2015;5(10):1514-1519. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 4 No 2 (2020)
Page No.: 696-704
Published: Apr 30, 2020
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v4i2.617

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nen, N. (2020). Factors affecting Vietnam’s wooden furniture export into CPTPP countries. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 4(2), 696-704. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v4i2.617

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 5723 times
Download PDF   = 2415 times
View Article   = 0 times
Total   = 2415 times