stdjelm.scienceandtechnology.com.vn

VNUHCM Journal of

Economics, Law and Management

An official journal of Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

ISSN 2588-1051

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

0

Total

0

Share

Determinants influencing young people's intention to use e-wallets in Vietnam






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Payment by e-wallet is an inevitable trend and a driving force in the economic development of the entire country. An e-wallet securely stores users' payment information in a compact form. Thus, it dramatically reduces the need to carry physical wallets. Companies that need to collect consumer data for their marketing needs can benefit greatly from e-wallets. This study identifies and ranks factors influencing young people's intention to use e-wallets in Vietnam. This study is structured as follows: Part 1 is a general introduction; Part 2 summarizes the studies related to the research topic; Part 3 is the proposed model and hypotheses; Part 4 presents the research methodology; Part 5 presents the research results and part 6 discusses the research results and gives some recommendations. Through a literature review of related research, the authors proposed a model with 4 independent variables affecting the dependent variable, which is the intention to use e-wallets for young people. In addition, four hypotheses were also formed through the research overview. This study was investigated through a questionnaire, which randomly selected a sample of 316 young people with Vietnamese nationality. Cronbach's Alpha, EFA, and regression models were used to explore the impact of each independent variable. Research results show that the three factors Perceived Usefulness (HI), Perceived Risk and Security (RR), and Social Influence (XH) have a significant influence on intention to use. e-wallets among young people, meanwhile: Perceived ease of use (DSD) is not, which differs from most previous studies. Based on the findings, the authors have proposed 3 recommendations for businesses to develop e-wallet services to increase young people's intention to use this product.

Giới thiệu

Trong thời đại công nghiệp 4.0, xu hướng chuyển đổi số hóa dường như xuất hiện ở rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Điều này có thể được nhận thấy qua số lượng giao dịch trực tuyến tăng trưởng, điều này cũng thúc đẩy quá trình số hóa hệ thống thanh toán 1 . Thói quen tiêu dùng tài chính đã thay đổi hoàn toàn, ngày càng có nhiều người chuyển sang sử dụng ví điện tử, đặc biệt là khu vực thành thị. Người tiêu dùng có thể sử dụng điện thoại di động để thanh toán cho nhiều loại dịch vụ, hàng hóa kỹ thuật số hoặc hàng hóa hữu hình thay vì dùng tiền mặt hay thẻ tín dụng 2 . Hành vi mua sắm trực tuyến đã phát triển mạnh mẽ và điện thoại di động trở thành phương thức thanh toán được ưa chuộng. Hơn nữa, nhờ những thay đổi nhanh chóng trong nền kinh tế, điều kiện xã hội, bối cảnh pháp lý và công nghệ, hệ sinh thái thanh toán qua di động tiếp tục trải qua một cuộc cách mạng. Ví điện tử đóng vai trò thay thế cho ví vật lý ở định dạng kỹ thuật số, và lưu trữ chi tiết phương thức thanh toán cá nhân để thuận tiện cho giao dịch thông qua việc sử dụng mật khẩu, mã QR hoặc hình ảnh khuôn mặt. Ví điện tử là một dịch vụ kỹ thuật số cho phép người dùng lưu trữ và quản lý thông tin mua sắm trực tuyến của họ, bao gồm thông tin đăng nhập, mật khẩu và địa chỉ giao hàng 3 . Nó cũng mang đến cho người tiêu dùng một phương thức mua sắm tiện lợi và nhanh chóng hơn, cho phép họ mua sản phẩm từ bất kỳ cá nhân hoặc cửa hàng nào trên toàn cầu.

Sự xuất hiện của thương mại điện tử và ví điện tử là một hiện tượng toàn cầu ở các nước đang phát triển. Rõ ràng rằng, không dùng tiền mặt làm giảm chi phí kinh doanh và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế thị trường 4 . Tuy nhiên, những kỳ vọng về sự phát triển của nó vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ vì vẫn tồn tại sự khác biệt đáng kể giữa mua hàng trực tuyến và mua hàng trực tiếp 5 . Hành vi tiêu dùng tiền mặt vẫn còn là thói quen phổ biến với đa số người Việt Nam. Họ nhận thấy ví điện tử còn mới mẻ và còn nhiều băn khoăn với các công cụ thanh toán trực tuyến này, dù cho tỷ lệ sử dụng điện thoại di động của Việt Nam là khá cao 6 . Việt Nam đang là một trong những quốc gia trên thế giới có số lượng người dùng điện thoại thông minh lớn so với tổng dân số cả nước 7 . Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ Việt Nam hiện đang hướng tới nâng cao tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt hướng tới nền kinh tế số. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản mà các nhà cung cấp công cụ thanh toán qua ví điện tử cần phải quản lý. Có rất nhiều vấn đề khiến cho xu hướng sử dụng ví điện tử tại Việt Nam chưa thực sự bùng nổ như kỳ vọng.

Nghiên cứu này tập trung vào việc xác định những nhân tố tác động tới ý định sử dụng ví điện tử của những người trẻ ở thị trường Việt Nam. Với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu có thể có góc nhìn chính xác hơn về các yếu tố đang ảnh hưởng đến việc sử dụng ví điện tử và có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng công nghệ này, từ đó nâng cao hiệu quả nền kinh tế.

Nghiên cứu này được cấu trúc như sau: phần 1 là giới thiệu chung; phần 2 tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu; phần 3 trình bày về phương pháp nghiên cứu; phần 4 trình bày kết quả nghiên cứu và phần 5 là thảo luận các kết quả nghiên cứu và đưa ra một số khuyến nghị.

Tổng quan nghiên cứu

Các nghiên cứu về xu hướng sử dụng ví điện tử hiện nay chủ yếu hướng đến các nước đang phát triển vì các nước này đang ở giai đoạn đầu áp dụng và mặt khác có tỷ lệ sử dụng thấp. Hơn nữa, các nước đang phát triển thể hiện nhu cầu cao về chủ nghĩa tiêu dùng do sự phát triển đang diễn ra nhanh chóng 4 . Trong các nghiên cứu về ý định sử dụng và áp dụng ví điện tử, hầu hết áp dụng các mô hình như TAM 8 , UTAUT 9 và UTAUT2 10 về việc chấp nhận và sử dụng công nghệ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy hành vi của người tiêu dùng cũng đang dần thay đổi khi công nghệ thanh toán ngày càng phát triển; người tiêu dùng có xu hướng sử dụng dịch vụ thanh toán trên nền tảng ứng dụng. Công nghệ ngày càng được sử dụng và đa dạng hóa trong các giao dịch thanh toán, từ thẻ thanh toán thông minh đến ví điện tử 7 .

Nghiên cứu này cũng thông qua việc kế thừa các lý thuyết nền tảng trên và các nghiên cứu tương tự của các tác giả trên thế giới và Việt Nam để đánh giá thái độ của giới trẻ đối với việc sử dụng ví điện tử.

Nhận thức về tính hữu ích

Tính hữu ích là một trong những thành phần quan trọng của Mô hình Chấp nhận Công nghệ (TAM). Tính hữu ích ở đây đề cập đến mức độ mà khách hàng cảm nhận rằng họ sẽ nhận được các lợi ích khác nhau khi sử dụng các dịch vụ điện tử 11 . Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhận thức về tính hữu ích ảnh hưởng rất đáng kể đến ý định của người tiêu dùng khi sử dụng các phương thức thanh toán qua internet như thanh toán điện tử, ngân hàng điện tử cũng như ví điện tử 12 . Nhận thức về tính hữu ích đã cho thấy mối quan hệ rất lớn tới ý định sử dụng ví điện tử trong nghiên cứu của Thaker & cộng sự 4 , Trivedi 13 , Teo & cộng sự 12 … Hơn nữa, tính hữu ích đã được chứng minh là có tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử trong điều kiện không chắc chắn 14 . Một số tác giả thì chứng minh rằng, tính hữu ích có tác động thuận chiều đến thái độ sử dụng ví điện tử, từ đó mới dẫn tới ý định sử dụng chúng 15 , 16 .

Nhận thức về tính dễ sử dụng

Tính dễ sử dụng là việc người dùng tương tác với hệ thống một cách rõ ràng, dễ hiểu và dễ dàng thực hiện 9 . Junadi 17 sử dụng yếu tố này bao gồm những thang đo như: Hệ thống thanh toán dễ sử dụng, giao dịch linh hoạt và dễ học. Nhóm tác giả đã chứng minh rằng những thang đo này là phù hợp cho nghiên cứu. Nghiên cứu của Teo & cộng sự 12 cũng chỉ ra điều tương tự, khi yếu tố dễ sử dụng có số điểm trung bình là cao nhất so với các nhân tố khác trong nghiên cứu của nhóm tác giả. Tuy nhiên, theo 6 , những người trẻ không quan tâm đến việc hệ thống có dễ sử dụng hay không. Theo nhóm tác giả thì lý do là vì giới trẻ được biết đến là khách hàng thích ứng tốt với công nghệ và có khả năng học hỏi nhanh.

Nhận thức về rủi ro và tính bảo mật

Nhận thức về rủi ro đề cập đến nhận thức của người dùng về những tác động bất lợi khi sử dụng 1 dịch vụ cụ thể 18 . Một số nghiên cứu trước đây cũng đã thử nghiệm các khía cạnh khác nhau của bảo mật đối với sản phẩm công nghệ. Ví dụ, Kim & cộng sự 19 tiết lộ rằng nhận thức về rủi ro có tác động lớn đến quyết định của người dùng trong mua sắm trực tuyến. Featherman & Pavlou [18] khẳng định rằng các khía cạnh rủi ro (rủi ro về thời gian, rủi ro về quyền riêng tư, rủi ro về tài chính) là mối quan tâm nổi bật nhất đối với việc sử dụng một dịch vụ điện tử.

Kolsaker & Payne 20 tuyên bố rằng tính bảo mật phản ánh nhận thức về độ tin cậy của hệ thống thanh toán. Yếu tố này đã được chứng minh là có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng công nghệ 6 và đây là chỉ số chính dẫn đến việc áp dụng các phương thức thanh toán ví di động. Bảo mật là mức độ tin tưởng của khách hàng đối với các bên có trách nhiệm rằng thông tin cá nhân của họ sẽ không bị các bên xem, lưu trữ và khai thác một cách trái phép trong quá trình sử dụng công nghệ 21 . Yếu tố này cũng được đưa vào mô hình như là 1 thang đo cho nhận thức rủi ro trong nghiên cứu của Chen 22 ; Yang & cộng sự 5 ; Angelina & Rahadi 1 . Các tác giả này cũng đã khẳng định nhận thức về tính rủi ro và bảo mật của hệ thống ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng ví điện tử.

Ảnh hưởng xã hội

Lý thuyết ảnh hưởng xã hội là một lý thuyết có cơ sở vững chắc giải thích hành vi xã hội của các cá nhân với danh tính của họ 23 , 24 . Lý thuyết này minh họa các quá trình cam kết khác nhau làm thay đổi thái độ của một người đối với một hành vi cụ thể như thế nào 25 . Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là mức độ mà người dùng bị tác động khi những người có mối quan hệ chặt chẽ với họ đưa ra lời khuyên nên sử dụng một công nghệ mới 9 . Đối với các nghiên cứu chấp nhận công nghệ, ảnh hưởng xã hội đã được áp dụng thường xuyên và phần lớn đều mang lại tác động tích cực đến ý định hành vi 4 , 26 . Trong nghiên cứu của Phan & cộng sự 6 , nhóm tác giả cũng đã chỉ ra rằng, ảnh hưởng xã hội là yếu tố mạnh mẽ nhất ảnh hưởng đến ý định hành vi. Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất rằng các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến nên hợp tác với những người nổi tiếng trong khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo ví điện tử, nhằm gia tăng nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm.

Mô hình đề xuất và các giả thuyết

Thông qua tổng quan các công trình nghiên cứu ở trên, nhóm tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử E-wallet của giới trẻ Việt Nam như Figure 1 .

Figure 1 . Mô hình nghiên cứu đề xuất. Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả

Mô hình được đề xuất để kiểm định các giả thuyết sau:

Giả thuyết H1: Nhận thức về tính hữu ích có ảnh hưởng tích cực tới ý định sử dụng vi điện tử.

Giả thuyết H2: Nhận thức về tính dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực tới ý định sử dụng ví điện tử.

Giả thuyết H3: Nhận thức về rủi ro và bảo mật có hảnh hưởng tích cực tới ý định sử dụng ví điện tử.

Giả thuyết H4: Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực tới ý định sử dụng ví điện tử.

Từ mô hình nghiên cứu đề xuất, nhóm nghiên cứu tổng hợp và hình thành thang đo cho các biến trong mô hình ( Table 14 ).

Phương pháp nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu bao gồm năm thành phần bao gồm một biến phụ thuộc là ý định sử dụng ví điện tử, cùng với đó là 4 biến độc lập lần lượt là: nhận thức về tính hữu ích, nhận thức về tính dễ sử dụng, nhận thức về rủi ro và bảo mật, và ảnh hưởng xã hội. Quá trình nghiên cứu được thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định rõ chủ đề nghiên cứu.

Bước 2: Tổng quan các công trình nghiên cứu đã được thực hiện, đề xuất mô hình nghiên cứu với các thang đo dự kiến và các giả thuyết nghiên cứu.

Bước 3: Thu thập dữ liệu. Dữ liệu được nhóm tác giả xác thu thập đảm bảo độ tin cậy

Bước 4: Phân tích dữ liệu. Dữ liệu được thu thập sẽ được làm sạch bằng các phương pháp thống kê thích hợp thông qua phần mềm SPSS: kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến và phân tích sự khác biệt của các nhóm đối tượng qua kiểm định ANOVA.

Bước 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất kiến nghị với các doanh nghiệp, tổ chức phát hành ví điện tử

Trong nghiên cứu này, Google Forms được sử dụng để xây dựng bảng câu hỏi. Theo đó, một thử nghiệm đã được thực hiện trên 20 người trả lời, những người đã có ý định sử dụng ví điện tử. Bài kiểm tra dùng để xem xét lại thiết kế của bảng câu hỏi, cỡ mẫu, tính hiệu quả của câu hỏi và tính khả thi chung của nghiên cứu. Nhóm tác giả sử dụng khảo sát dựa trên bảng câu hỏi để thu thập những thông tin cần thiết nhằm kiểm định các mục tiêu của nghiên cứu này. Bảng câu hỏi tuân theo kiểu thang đo Likert năm điểm để đo lường ý định của người dùng xếp hạng từ 1 (rất không đồng ý), 2 (không đồng ý), 3 (trung lập), 4 (đồng ý) và 5 (rất đồng ý). Với cách tiếp cận theo thang đo Likert, người trả lời ​​sẽ chọn một lựa chọn tốt nhất để xác định quan điểm của họ đối với câu hỏi được hỏi trong bảng hỏi (xem Phụ lục 1).

Đối tượng điều tra: Những người trẻ tuổi đang sinh sống tại Việt Nam có ý định sử dụng ví điện tử bao gồm cả những người đã và đang sử dụng ví điện tử. Về quy mô mẫu điều tra, theo Hair & cộng sự 27 , quy mô mẫu điều tra tối thiểu là 5 lần tổng số thang đo của mô hình nghiên cứu. Theo mô hình nghiên cứu đề xuất, tổng số thang đo là 22. Như vậy, quy mô mẫu điều tra tối thiểu là 110 người phản hổi. Tuy nhiên, để có kết quả có độ tin cậy cao nhất có thể, nhóm nghiên cứu đã gửi phiếu điều tra đến càng nhiều người càng tốt. Kết quả nhóm đã nhận được 367 phiếu trả lời. Số phiếu hợp lệ là 316.

Phương pháp chọn mẫu: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Nhóm nghiên cứu đã tập hợp danh sách 675 người dân trong độ tuổi từ 12 trở lên đến 30 trên tất cả các tỉnh thành của Việt Nam để gửi phiếu điều tra.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thống kê mô tả

Thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu được thể hiện trong Table 1 .

Table 1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Qua bảng trên, ta có thể thấy được, tổng số phản hồi hợp lệ mà nhóm tác giả thu thập được là 316 phản hồi. Trong đó, tỉ lệ được phân chia khá cân bằng giữa các nhóm phân biệt. Về nghề nghiệp, đối tượng làm doanh nghiệp nhà nước chiếm 25,6%; đối tượng doanh nghiệp tư nhân, làm tự do hoặc làm công việc khác lần lượt chiếm 24%, 25% và 25%. Về giới tính, tỷ lệ nam giới là 50,6%; còn nữ giới chiếm 49,4%. Về độ tuổi, độ tuổi từ 12-18 là 35,1%; độ tuổi từ 19-22 và 23-30 chiếm lần lượt là 32,6% và 32,3%. Theo nghiên cứu của VTV 28 , gần 70% Gen Z - những người trong độ tuổi từ 12 đến 30 tuổi luôn chọn thương mại điện tử là điểm khởi đầu cho hành trình mua sắm của mình. Trong đó 84% lựa chọn các kênh mua sắm online có kèm giải trí. Vì vậy nhóm tác giả muốn thực hiện nghiên cứu này đối với nhóm đối tượng từ 12-30 tuổi.

Kết quả ước lượng

Kết quả ước lượng

Kết quả ước lượng

Kết quả ước lượng

Kết quả ước lượng

Kết quả ước lượng

Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phát hiện và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của giới trẻ Hà Nội. Thông qua tổng quan nghiên cứu, mô hình này được xác định bao gồm các biến sau: Nhận thức về tính hữu dụng (HD), Nhận thức về tính dễ sử dụng (DSD), Nhận thức về rủi ro và bảo mật (RR), Ảnh hưởng xã hội (XH). Nghiên cứu đã xác minh sự tác động đáng kể của HD, RR, XH đối với ý định này. Kết quả này có tính nhất quán với rất nhiều các nghiên cứu trước, như: Ming & Jais 25 , Mohd Thas Thaker & cộng sự 4 , Nguyen & Nguyen 29 , … Tuy nhiên, theo như nghiên cứu chỉ ra, yếu tố DSD không có tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của giới trẻ. Đây là điểm khác biệt khá lớn của nghiên cứu này với hầu hết các nghiên cứu trước đây. Các nghiên cứu đều chỉ ra yếu tố về nhận thức về tính dễ sử dụng DSD có ảnh hưởng đến ý định này 4 , 5 , 7 , 8 , 9 , 11 . Tuy nhiên, phát hiện này có sự tương đồng với nghiên cứu của Phan & cộng sự 6 , cũng như nghiên cứu của Trivedi 13 . Điều này thể hiện rằng giới trẻ không quan tâm đến việc liệu ứng dụng đó có dễ sử dụng hay không, do nhóm đối tượng này có khả năng học hỏi và thích nghi rất nhanh với những ứng dụng mới. Vì vậy, việc phát triển một phần mềm thanh toán hữu dụng, tương thích với khách hàng, giúp họ đạt được sự mong đợi, và có tính bảo mật cao là cần thiết.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, XH đóng vai trò quan trọng nhất đối với ý định sử dụng ví điện tử trong giới trẻ. Sự khuyến khích được đưa ra bởi một nhóm người, những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội, bạn bè, đồng nghiệp và các thành viên trong gia đình chắc chắn sẽ làm tăng thêm sự quan tâm của một cá nhân khi dùng thử ứng dụng hoặc sản phẩm 30 . Vai trò của nhân tố XH trong việc nâng cao ý định của khách hàng đã được ủng hộ rộng rãi trong các nghiên cứu trước đây 25 , 5 . XH trở nên cần thiết để khuyến khích ý định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng, vì nó có thể xây dựng quan điểm cảm xúc và logic của người tiêu dùng ở các nước đang phát triển 5 . Vì vậy, nếu nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử thực hiện các chiến dịch quảng cáo sản phẩm với sự hợp tác của người nổi tiếng sẽ gia tăng nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm 6 .

Nghiên cứu này mang đến sự hiểu biết toàn diện về các phương pháp có thể được áp dụng để gia tăng ý định sử dụng dịch vụ thanh toán ví điện tử. Nghiên cứu cũng cung cấp hướng dẫn hữu ích để giúp các nhà nghiên cứu điều tra các vấn đề liên quan đến ví điện tử.

Khuyến nghị

Dựa trên những kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở trên, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm gia tăng ý định sử dụng ví điện tử trong giới trẻ tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất , cần khẳng định rõ vai trò của Ảnh hưởng xã hội (XH) trong việc nâng cao ý định sử dụng ví điện tử của giới trẻ Việt Nam. Nghiên cứu này đã chỉ rõ đây là nhân tố tác động lớn nhất đến ý định sử dụng ví điện tử của nhóm đối tượng trẻ tuổi. Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử cần thực hiện các chiến dịch tiếp thị sử dụng những người có ảnh hưởng đến công chúng, gia tăng việc giới thiệu các phần mềm dịch vụ này thông qua người thân.

Thứ hai , cần thường xuyên tuyên truyền về tính hữu ích cũng như vai trò của ví điện tử trong nền kinh tế hiện nay. Rõ ràng, lợi ích mà ví điện tử mang lại cho người dùng là rất rõ nét. Khi phát triển các ứng dụng ví điện tử, đối với giới trẻ, nhà phát triển không nhất thiết phải quan tâm đến tính dễ sử dụng của ứng dụng, mà cần tập trung vào những giá trị cốt lõi mà ứng dụng đó mang lại.

Thứ ba , các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử cần tạo ra nền tảng ứng dụng phù hợp với các tiêu chuẩn tối đa về bảo mật và hạn chế rủi ro. Từ đó, người tiêu dùng có thể truy cập và thực hiện các hoạt động thanh toán một cách an toàn. Đồng thời, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cũng phải thường xuyên sản xuất, truyền tải bằng văn bản, video những hướng dẫn cụ thể, chi tiết cách thức sử dụng dịch vụ ví điện tử một cách an toàn, hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và hướng dẫn các cách phòng tránh. Ngoài ra, chính phủ cũng nên thực hiện những đầu tư cần thiết để đảm bảo cơ sở hạ tầng thanh toán ổn định và an toàn. Việc giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch và cung cấp tính năng xác thực sẽ thu hút ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử của người dùng nhiều hơn.

Kết luận

Thông qua kết quả nghiên cứu, ta có thể thấy được 3 giả thuyết H1, H3, và H4 được khẳng định bởi mô hình nghiên cứu, điều đó có nghĩa rằng: Nhận thức về tính hữu dụng (HD), Nhận thức về rủi ro và bảo mật (RR), Ảnh hưởng xã hội (XH) có mức độ ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng ví điện tử của giới trẻ Việt Nam. Trong đó, biến ảnh hưởng xã hội (XH) là có tác động lớn nhất đến ý định này, sau đó là đến biến hữu ích (HI) và biến rủi ro (RR). Tuy nhiên, cũng theo như nghiên cứu chỉ ra, yếu tố DSD không có tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của giới trẻ.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HD: Nhận thức về tính hữu ích

DSD: Nhận thức về tính dễ sử dụng

RR: Nhận thức về tính rủi ro và bảo mật

XH: Ảnh hưởng xã hội

YD: ý định sử dụng ví điện tử

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Tác giả Trần Mạnh Linh: chịu trách nhiệm các nội dung về 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và phần tóm tắt của bài nghiên cứu.

Tác giả Hà Sơn Tùng: chịu trách nhiệm các nội dung về 1, 2, 3, 4, 5 của bài nghiên cứu và liên hệ chính với tạp chí.

PHỤ LỤC

Table 14

Table 14 Tổng hợp các nhân tố và thang đo

References

  1. Angelina C, Aswin Rahadi R. A conceptual study on the factors influencing usage Intention of E-wallets in Java. International Journal of Accounting, Finance and Business (IJAFB). 2020;5(27):19-29. . ;:. Google Scholar
  2. Singh G. A review of factors affecting digital payments and adoption behaviour for mobile e-wallets. International Journal of Research in Management & Business Studies. 2019;6(4):89-96. . ;:. Google Scholar
  3. Uddin S, Chan KS. Band structure of ABC-trilayer graphene superlattice. Journal of Applied Physics. 2014 Nov 28;116(20). . ;:. Google Scholar
  4. Mohd Thas Thaker H, Subramaniam NR, Qoyum A, Iqbal Hussain H. Cashless society, e‐wallets and continuous adoption. International Journal of Finance & Economics. 2023 Jul;28(3):3349-69. . ;:. Google Scholar
  5. Yang M, Mamun AA, Mohiuddin M, Nawi NC, Zainol NR. Cashless transactions: A study on intention and adoption of e-wallets. Sustainability. 2021 Jan 15;13(2):831. . ;:. Google Scholar
  6. PHAN TN, HO TV, LE-HOANG PV. Factors affecting the behavioral intention and behavior of using e-wallets of youth in Vietnam. The Journal of Asian Finance, Economics and Business. 2020;7(10):295-302. . ;:. Google Scholar
  7. Nguyen HT, Nguyen NT. Identifying the factors affecting the consumer behavior in switching to E-wallets in payment activities. Polish Journal of Management Studies. 2022;25(1). . ;:. Google Scholar
  8. Davis FD. Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology. MIS quarterly. 1989 Sep 1:319-40. . ;:. Google Scholar
  9. Venkatesh V, Morris MG, Davis GB, Davis FD. User acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS quarterly. 2003 Sep 1:425-78. . ;:. Google Scholar
  10. Venkatesh V, Thong JY, Xu X. Consumer acceptance and use of information technology: extending the unified theory of acceptance and use of technology. MIS quarterly. 2012 Mar 1:157-78. . ;:. Google Scholar
  11. Goh SW. Factors affecting adoption of e-payment among private university students in Klang Valley (Doctoral dissertation). Tunku Abdul Rahman University; 2017. . ;:. Google Scholar
  12. Teo SC, Law PL, Koo AC. Factors affecting adoption of e-wallets among youths in Malaysia. Journal of Information System and Technology Management. 2020 Dec;5(19):39-50. . ;:. Google Scholar
  13. Trivedi J. Factors determining the acceptance of e wallets. International Journal of Applied Marketing and Management. 2016;1(2):42-53. . ;:. Google Scholar
  14. Liu GS, Tai PT. A study of factors affecting the intention to use mobile payment services in Vietnam. Economics World. 2016 Nov;4(6):249-73. . ;:. Google Scholar
  15. Shankar A, Datta B. Factors affecting mobile payment adoption intention: An Indian perspective. Global Business Review. 2018 Jun;19(3_suppl):S72-89. . ;:. Google Scholar
  16. To AT, Trinh TH. Understanding behavioral intention to use mobile wallets in vietnam: Extending the tam model with trust and enjoyment. Cogent Business & Management. 2021 Jan 1;8(1):1891661. . ;:. Google Scholar
  17. Junadiª S. A model of factors influencing consumer’s intention to use e-payment system in Indonesia. Procedia Computer Science. 2015;59:214-20. . ;:. Google Scholar
  18. Featherman MS, Pavlou PA. Predicting e-services adoption: a perceived risk facets perspective. International journal of human-computer studies. 2003 Oct 1;59(4):451-74. . ;:. Google Scholar
  19. Kim DY, Park J, Morrison AM. A model of traveller acceptance of mobile technology. International Journal of Tourism Research. 2008 Sep;10(5):393-407. . ;:. Google Scholar
  20. Kolsaker A, Payne C. Engendering trust in e‐commerce: a study of gender‐based concerns. Marketing intelligence & planning. 2002 Jul 1;20(4):206-14. . ;:. Google Scholar
  21. Flavián C, Guinalíu M. Consumer trust, perceived security and privacy policy: three basic elements of loyalty to a web site. Industrial management & data Systems. 2006 Jun 1;106(5):601-20. . ;:. Google Scholar
  22. Chen LD. A model of consumer acceptance of mobile payment. International Journal of Mobile Communications. 2008 Jan 1;6(1):32-52. . ;:. Google Scholar
  23. Kelman HC. Compliance, identification, and internalization three processes of attitude change. Journal of conflict resolution. 1958 Mar;2(1):51-60. . ;:. Google Scholar
  24. Becker TE, Randall DM, Riegel CD. The multidimensional view of commitment and the theory of reasoned action: A comparative evaluation. Journal of Management. 1995 Jan 1;21(4):617-38. . ;:. Google Scholar
  25. Ming KL, Jais M. Factors affecting the intention to use e-wallets during the COVID-19 pandemic. Gadjah Mada International Journal of Business. 2022 Mar 1;24(1):82-100. . ;:. Google Scholar
  26. Chen WC, Chen CW, Chen WK. Drivers of mobile payment acceptance in China: An empirical investigation. Information. 2019 Dec 6;10(12):384. . ;:. Google Scholar
  27. Hair JF, Black WC, Babin BJ, Anderson RE, Tatham RL. Multivariate data analysis 6th Edition. 1998. . ;:. Google Scholar
  28. Ban Thời sự - VTV. Sàn thương mại điện tử hướng đến người tiêu dùng Gen Z. (Online). 2024. . ;:. Google Scholar
  29. Nguyen HT, Nguyen NT. Identifying the factors affecting the consumer behavior in switching to E-wallets in payment activities. Polish Journal of Management Studies. 2022;25(1). . ;:. Google Scholar
  30. Alalwan AA, Dwivedi YK, Rana NP. Factors influencing adoption of mobile banking by Jordanian bank customers: Extending UTAUT2 with trust. International journal of information management. 2017 Jun 1;37(3):99-110. . ;:. Google Scholar
  31. Suh B, Han I. Effect of trust on customer acceptance of Internet banking. Electronic Commerce research and applications. 2002 Sep 1;1(3-4):247-63. . ;:. Google Scholar
  32. Lee KW, Tsai MT, Lanting MC. From marketplace to marketspace: Investigating the consumer switch to online banking. Electronic Commerce Research and Applications. 2011 Jan 1;10(1):115-25. . ;:. Google Scholar
  33. Nguyen TD, Nguyen DT, Cao TH. Acceptance and Use of Cloud-based E-learning. Science and Technology Development Journal. 2014 Sep 30;17(3):71-87. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 4 (2024)
Page No.: 5748-5762
Published: Dec 31, 2024
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v8i4.1474

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Tran, M. L., & Ha, S. T. (2024). Determinants influencing young people’s intention to use e-wallets in Vietnam. VNUHCM Journal of Economics, Law and Management, 8(4), 5748-5762. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v8i4.1474

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 0 times
PDF   = 0 times
XML   = 0 times
Total   = 0 times