stdjelm.scienceandtechnology.com.vn

VNUHCM Journal of

Economics, Law and Management

An official journal of Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

ISSN 2588-1051

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

0

Total

0

Share

Climate change risk and financial distress in Vietnam's industrial sector






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Climate change risk is one of the significant challenges for economies and the business community. Climate change risk affects enterprises through two transmission channels: physical risk and transition risk. Transition risk has notably impacted businesses, primarily as low-carbon emission policies are being implemented. This is particularly relevant in the industrial sector, which is among the largest greenhouse gas emitters. Therefore, understanding the impact of climate change risk on Vietnam's industrial sector is crucial for policymakers, capital providers, and managers. This study provides an in-depth view of the impact of climate change risk, measured by carbon (CO2) emissions and emission intensity (CO2), on financial distress and bankruptcy risk for firms in Vietnam’s industrial sector. The sample includes 782 industrial firms with 5,889 firm-year observations from 2012 to 2022. Using a quantitative research approach, secondary data, and estimating the model through Logit regression with marginal effects, the results indicate that firms with higher carbon (CO2) emissions face more significant financial difficulties. Additionally, the COVID-19 pandemic has exacerbated financial distress.

Giới thiệu

Biến đổi khí hậu đang là một trong những rủi ro đáng kể nhất mà các tổ chức phải đối mặt ngày nay, nếu không có các hành động giảm thiểu mạnh mẽ, phát thải khí nhà kính (GHG) sẽ không ngừng tăng, đẩy nhanh sự gia tăng nhiệt độ và tăng cường tần suất, mức độ nghiêm trọng của các sự kiện thời tiết khắc nghiệt với những tác động tiêu cực cho các doanh nghiệp và cộng đồng 1 . Rủi ro khí hậu đang ngày càng trở nên rõ rệt các nhà khoa học đạt được đồng thuận rằng biến đổi khí hậu và các hậu quả liên quan ngày càng trầm trọng hơn 2 . Ví dụ điển hình cho hậu quả này là sự kiện phá sản của Tập đoàn Điện và Khí đốt Thái Bình Dương do tác nhân của biến đổi khí hậu gây ra vụ cháy rừng dẫn đến phá sản 3 . Rủi ro biến đổi khí hậu đến từ hai kía cạnh, (i) rủi ro vật lý và (ii) rủi ro chuyển đổi. Rủi ro vật lý đến từ các điều kiện thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán, nhiệt độ tăng, nước biển dâng. Rủi ro chuyển đổi đến từ định hướng phát triển nền kinh tết sang môi trường bền vững, trung hòa carbon như các quy định về môi trường được ban hành nhằm giảm thiểu khí thải CO 2 , quy định tín chỉ carbon, đánh giá lại tài sản, thay đổi công nghệ, chi phí vay vốn cao hơn 4 . Khả năng và mức độ tác động vật lý liên quan đến biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và chuỗi cung ứng của họ, tùy thuộc vào vị trí địa lý mà các doanh nghiệp hoạt động 5 , 6 . Do đó, rủi ro vật lý có thể thay đổi đáng kể, ngay cả giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc thị trường 7 . Tuy nhiên, rủi ro khí hậu cũng có dạng rủi ro chuyển đổi, liên quan đến quá trình chuyển đổi của hệ thống kinh tế sang giảm phát thải khí nhà kính thấp. Rủi ro chuyển đổi chủ yếu là do các quy định phát luật và yêu cầu của thị trường, bao gồm các yếu tố như phát triển các chính sách giảm thiểu khí thải 8 , chi phí kiện tụng 9 , thay đổi công nghệ 10 , thu hẹp thị trường 9 và rủi ro danh tiếng 11 , 12 . Rủi ro chuyển đổi dự kiến sẽ đặc biệt nghiêm trọng đối với các lĩnh vực sản xuất công nghiệp phát thải nhiều khí thải, vì phải tuân theo các quy định ngày càng chặt chẽ hơn và các yêu cầu minh bạch về phát thải carbon 7 , 9 , 13 .

Nền kinh tế cần định hướng theo các tiêu chí bền vững môi trường và đòi hỏi các nguồn tài chính lớn hơn 14 , không thể chỉ dựa vào khu vực công hoặc các chương trình kích thích ngân sách cổ điển. Do đó, sự tham gia của hệ thống tài chính được coi là chìa khóa để mở rộng quy mô đầu tư xanh 15 . Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu cho thấy, theo thời gian, các nhà đầu tư ngày càng nhận thức được những rủi ro liên quan đến việc chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp. Ví dụ, các tài liệu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa rủi ro biến đổi khí hậu và rủi ro tín dụng doanh nghiệp và chi phí nợ 16 , 17 . Tương tự, một số nghiên cứu cho thấy các nhà đầu tư cổ phần phản ứng tiêu cực với việc tăng tác động môi trường của doanh nghiệp, do đó làm giảm giá trị thị trường chứng khoán của doanh nghiệp 18 , 19 .

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng thiên tai cao nhất ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Trải qua hai thập kỷ, hạn hán, bão lớn, và lũ lụt đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và đời sống cho người dân 20 . Ước tính, thiên tai đã khiến hơn 13.000 người thiệt mạng và gây thiệt hại tài sản trên 6,4 tỷ USD 21 . Biến đổi khí hậu được dự báo sẽ làm tăng tác động của thiên tai, đặc biệt là thời gian, tần suất, mức độ nghiêm trọng và cường độ của hiện tượng khí tượng thủy văn. Đặc biệt Việt Nam đã tham gia hiệp định Paris 2015 và tại Hội nghị thưởng đỉnh COP26 chính phủ Việt Nam đã cao kết phát thải ròng bằng “0” (net zero) vào năm 2050. Đây là thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Công nghiệp (chiếm tỷ trong lớn trong nền kinh tế) nói riêng trong việc giảm thiểu và tuân thủ các quy định môi trường.

Mặc dù có rất nhiều tài liệu về tác động tài chính của biến đổi khí hậu đối với các doanh nghiệp, các phân tích cụ thể của ngành vẫn còn khan hiếm. Những phân tích như vậy sẽ hữu ích để hiểu rõ hơn về các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và các chiến lược giảm thiểu đối với các ngành công nghiệp và để thiết kế các chính sách cụ thể theo ngành 22 , 23 , 24 , 25 . Một vài nghiên cứu trước đây đã khám phá mối quan hệ giữa rủi ro biến đổi khí hậu và khó khăn tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển 16 , 26 , 27 , 28 , 29 . Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các nền kinh tế phát triển và chưa nghiên cứu sâu về tác động của rủi ro biến đổi khí hậu đối với các doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Việc hiểu rõ hơn về tác động của rủi ro biến đổi khí hậu đối với khó khăn tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ giúp đưa ra các chính sách tài chính bền vững hơn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đang chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố môi trường. Theo sự hiểu biết của tác giả đây là nghiên cứu đầu tiên tại thị trường Việt Nam về mối quan hệ giữa rủi ro biến đổi khí hậu và khó khăn tài chính ở cấp độ doanh nghiệp. Nghiên cứu này nhằm mục đích lấp đầy khoảng trống đó bằng cách phân tích tác động của rủi ro biến đổi khí hậu thông qua hoạt động phát thải carbon của các doanh nghiệp đến khó khăn tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả tập trung vào ngành công nghiệp, một trong những ngành sản xuất gây ô nhiễm nhất và chiếm phần lớn lực lượng lao động làm việc và chi tiêu vốn 30 . Mục đích của tác giả là kiểm tra tác động tài chính của rủi ro phát thải carbon đối với các doanh nghiệp ngành Công nghiệp. Từ các nghiên cứu trước đây, tác giả định nghĩa rủi ro biến đổi khí hậu là tình trạng phát thải carbon (CO 2 ) cao của doanh nghiệp trong việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và có khả năng làm suy yếu hoạt động kinh doanh 31 . Bên cạnh đó, tác giả xem xét các chỉ số tài chính dựa trên kế toán để đánh giá mức độ tác động đến khó khăn tài chính của doanh nghiệp 32 , 33 . Vì những lý do này, những kết quả nghiên cứu của tác giả có thể giúp các nhà quản lý và hoạch định chính sách đưa ra các sáng kiến có thể hỗ trợ hiệu quả quá trình chuyển đổi hệ thống kinh tế sang môi trường bền vững.

Tổng quan lý thuyết

Lý thuyết về rủi ro tài chính liên quan đến môi trường tạo ra nền tảng phân loại các tác động khí hậu đối với các doanh nghiệp thành rủi ro liên quan đến khí hậu, chi phí chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp và nguy cơ trở nên không bền vững trong kịch bản mới 34 . Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, chi phí và nợ phải trả cho việc thích ứng với những thay đổi trong chính sách khí hậu để tuân thủ các quy định mới và thay thế công nghệ ngày càng tăng và đối mặt với những thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng 35 . Hart đã phát triển lý thuyết dựa trên tài nguyên thiên nhiên, lý thuyết này giải thích ba chiến lược môi trường liên kết với nhau (phát triển bền vững, quản lý sản phẩm và ngăn ngừa ô nhiễm) là nguồn lợi thế cạnh tranh 36 . Các doanh nghiệp dự kiến sẽ gặp khó khăn tài chính do tăng chi phí ngăn ngừa ô nhiễm làm tăng gánh nặng môi trường. Theo lý thuyết các bên liên quan, các doanh nghiệp sẽ được những ưu đãi nếu đáp ứng đầy đủ nhu cầu và điều kiện của các bên liên quan như chính phủ và chủ nợ 37 . Hiệu suất môi trường của doanh nghiệp và việc tuân thủ các quy định sẽ được đánh giá bởi khách hàng và người tiêu dùng 38 . Do đó, lý thuyết về các bên liên quan ủng hộ quan điểm khó khăn tài chính cao hơn (thấp hơn) đối với những doanh nghiệp có hiệu suất carbon kém (tốt hơn).

Về khó khăn tài chính, dự báo tình trạng sức khỏe của một doanh nghiệp từ lâu đã là một vấn đề quan trọng được nghiên cứu. Các nghiên cứu trước đây thường áp dụng nhiều biến số dựa trên kế toán và dựa trên thị trường. Ví dụ, Beaver, Altman, Ohlson và Zmijewski, họ đã áp dụng các biến dự báo dựa trên kế toán để ước tính rủi ro vỡ nợ 33 , 39 , 40 , 41 . Các công trình nghiên cứu gần đây bao gồm Shumway, Campbell, Hilscher và Szilagyi và Tian, ​​Yu và Guo đã thêm các biến dựa trên thị trường nhằm cải thiện hiệu suất thực nghiệm của mô hình dự báo khó khăn tài chính và rủi ro vỡ nợ 42 , 43 , 44 . Các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính có chi phí vốn cao hơn, ít tiếp cận với các nguồn tài trợ bên ngoài, xếp hạng tín dụng thấp hơn 45 . Ngoài ra, một doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính có thể phải đối mặt với những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng, chẳng hạn như gia tăng áp lực chính trị và truyền thông, mất danh tiếng, tiền phạt và tăng chi phí bồi thường có thể xảy ra và yêu cầu một mức lãi suất cao hơn từ chủ nợ 26 .

Rủi ro biến đổi khí hậu đề cập đến những tác động tiêu cực và tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với môi trường, con người, kinh tế và xã hội. Rủi ro biến đổi khí hậu có thể tác động đến nền kinh tế thông qua các kênh. Thứ nhất, các rủi ro vật lý như khí tượng cực đoan, thủy văn và các sự kiện khí hậu khác ảnh hưởng đến giá trị của tài sản tài chính trên toàn thế giới. Thứ hai, rủi ro trách nhiệm pháp lý xuất phát từ việc tăng bồi thường cho các tác nhân kinh tế bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Cuối cùng, rủi ro chuyển đổi có thể là kết quả của việc điều chỉnh giá tài sản theo hướng nền kinh tế carbon thấp. Rủi ro chuyển đổi đang cụ thể hóa khi áp lực về lượng khí thải carbon và quy định mới tạo ra nghĩa vụ hướng tới nền kinh tế carbon thấp hơn 46 . Về rủi ro phát thải carbon đại diện cho rủi ro chuyển đổi do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là ngành công nghiệp vì là ngành sản xuất phản ánh trực tiếp năng suất quốc gia, và nó cũng là một ngành công nghiệp có mức tiêu thụ năng lượng cao và lượng khí thải carbon cao 47 . Khi công nghiệp hóa diễn ra con người phát triển và kinh tế tăng trưởng, phát thải khí nhà kính đặc biệt là CO 2 tiếp tục tăng và sự nóng lên toàn cầu là một vấn đề đáng lo ngại đối với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới 48 . Trong trường hợp các doanh nghiệp ngành công nghiệp sử dụng nhiều carbon, các chính sách mới liên quan đến carbon có thể tác động đáng kể đến họ, khiến họ gặp rủi ro phát thải carbon từ các yếu tố như sự không chắc chắn đằng sau các chính sách giảm thiểu phát thải 49 . Đồng thời, với sự ra đời của các chính sách môi trường như trung hòa carbon, toàn bộ nền kinh tế và xã hội sẽ được chuyển đổi theo hướng tăng trưởng xanh, phát thải carbon thấp trong tương lai và quyết định đầu tư sẽ được thay đổi cơ bản, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tài chính của các doanh nghiệp phát thải carbon cao 50 . Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc các doanh nghiệp không điều chỉnh hoạt động theo các quy định về môi trường có thể dẫn đến chi phí cho hoạt động và quản lý của họ gia tăng: thứ nhất, theo các quy định môi trường chặt chẽ hơn, các doanh nghiệp phát thải carbon cao có thể phải chịu các hình phạt nghiêm khắc hơn và rủi ro định giá carbon cao hơn 51 , 52 , 53 . Thứ hai, việc sử dụng năng lượng nhiên liệu hóa thạch bị hạn chế theo các yêu cầu giảm phát thải và tăng chi phí nhiên liệu hiện của các doanh nghiệp phát thải carbon cao 54 . Ngược lại, việc các doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời theo các quy định phát thải carbon sẽ mang lại những lợi ích cho hoạt động và quản lý của họ 29 , 55 : đầu tiên, các doanh nghiệp có thể là những người sớm áp dụng cuộc cách mạng năng lượng carbon thấp và là người đầu tiên làm chủ các công nghệ giảm phát thải carbon, để họ có thể là người đầu tiên thiết lập các tiêu chuẩn công nghiệp và nắm bắt thị trường carbon thấp trước 56 : thứ hai, sự phát triển các công nghệ carbon thấp có thể phù hợp với xu hướng của các chính sách giảm phát thải carbon quốc gia, do đó các doanh nghiệp có thể nhận được những chính sách ưu đãi 57 . Các cú sốc rủi ro phát thải carbon có thể buộc các doanh nghiệp phải tăng tốc đổi mới công nghệ xanh, từ đó làm giảm nguy cơ các vụ vỡ nợ doanh nghiệp 58 . Quy định về môi trường sẽ làm tăng chi phí phát thải carbon và tăng gánh nặng cho các doanh nghiệp 59 . Sự gia tăng chi phí phát thải ngụ ý sự thay đổi giá tương đối của các yếu tố sản xuất được sử dụng bởi các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ chủ động thích ứng với giá mới của các yếu tố sản xuất và tích cực đầu tư vào đổi mới công nghệ xanh, do đó tránh các chi phí bổ sung liên quan đến khí thải 58 . Rủi ro chuyển đổi đặc biệt khó khăn đối với ngành sản xuất công nhiệp 60 . Dòng doanh thu có nguy cơ thay đổi do các lựa chọn thay thế phát thải carbon thấp trong danh mục sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, trong khi cấu trúc chi phí của doanh nghiệp cứng nhắc, dẫn đến giảm tỷ suất lợi nhuận kinh tế, tài sản bị mắc kẹt và gia tăng nghĩa vụ nợ cũng có khả năng xảy ra 6 . Mặt khác, quỹ đạo kinh tế phát thải carbon thấp hơn đòi hỏi chi phí vốn rất lớn để định hướng lại mô hình kinh doanh ngành theo hướng bền vững môi trường 27 . Mặt khác, khi đòn bẩy cao hơn làm tăng xác suất vỡ nợ 61 , các cú sốc rủi ro phát thải carbon có thể buộc các doanh nghiệp phải tự nguyện giảm đòn bẩy tài chính để giảm nguy cơ vỡ nợ 54 , 62 .

Các hướng nghiên cứu về mối liên hệ giữa rủi ro biến đổi khí hậu với khó khăn tài chính chủ yếu tập trung vào các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada và các quốc gia châu Âu. Việc khám phá mỗi quan hệ này tại quốc gia đang phát triển như Việt Nam sẽ cung cấp sự hiểu biết sâu rộng hơn. Do đó, một phân tích từ góc độ tài chính liên quan đến rủi ro biến đổi khí hậu của doanh nghiệp cần được nghiên cứu cụ thể hơn. Vì vậy tác giả tiến hàng nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa rủi ro biến đổi khí hậu và tính trạng khó khăn tài chính của các doanh nghiệp ngành Công nghiệp tại thị trường Việt Nam và đề xuất giả thuyết sau:

H1: Các doanh nghiệp có lượng phát thải carbon cao hơn phải đối mặt với khó khăn tài chính cao hơn.

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu của tác giả bao gồm các doanh nghiệp thuộc ngành Công nghiệp được phân loại theo Hệ thống phân loại ngành công nghiệp (Industry Classification Benchmark – ICB Ngành cấp 1) và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Dữ liệu tài chính cho nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ phần mềm FiinPro-X (FiinPro-X là một trong những phần mềm cung cấp dữ liệu đầy đủ, tin cậy và lớn nhất Việt Nam hiện nay). Sau khi lọc và loại bỏ các doanh nghiệp có dữ liệu ít hơn năm năm mẫu cuối cùng bao gồm 782 doanh nghiệp với 5889 quan sát năm từ năm 2012 đến năm 2022. Dữ liệu phục vụ cho việc tính toán lượng phát thải CO 2 , tác giả được thu thập từ nguồn số liệu Tổng điều tra kinh tế các năm của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho từng doanh nghiệp và từng năm từ giai đoạn 2012-2022 (dữ liệu 2022 là dữ liệu mới nhất được nghiệm thu vào tháng 6.2024).

Đo lường biến nghiên cứu

Đo lường biến nghiên cứu

Đo lường biến nghiên cứu

Đo lường biến nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả quan tâm đến mô hình Z"-score và mô hình EMS của Altman vì hai mô hình này đã sử dụng các chỉ số tài chính dựa trên kế toán trong việc dự đoán tình trạng khó khăn tài chính và đã được chứng minh có thể sử dụng cho thị trường mới nổi như Việt Nam 69 , 81 , 82 . Để kiểm tra tác động của rủi ro biến đổi khí hậu tác động lên tình trạng khó khăn tài chính của các doanh nghiệp ngành Công nghiệp Việt Nam tác giả kế hợp các biến rủi ro biến đổi khí hậu và bốn biến chỉ số tài chính dựa trên kế toán được sử dụng trong mô hình Z"-score 82 . Tác giả sử dụng mô hình hồi quy Logit với tác động biên dựa trên dữ liệu bảng theo mô hình hồi quy sau:

logit(p) = = β 0 + β 1 .Emission t,i + β 2 .Carbon Intensity t,i + β 3 X 1 + β 4 X 2 + β 5 X 3 + β 6 X 4

Trong đó,

- i,t: là doanh nghiệp i và năm t.

- là xác suất của sự kiện mà biến phụ thuộc Y xảy ra khi ICR<1 hoặc TIE<1 xảy ra (tức là Y=1).

- Emission: Lượng khí thải CO 2 ; Carbon Intensity: Cường độ phát thải CO 2 ; X1 biểu thị tỷ lệ giữa vốn lưu động và tổng tài sản (WC/TA); X2 thể hiện tỷ lệ giữa thu nhập giữ lại và tổng tài sản (RE/TA); X3 biểu thị tỷ lệ giữa thu nhập trước lãi và thuế và tổng tài sản (EBIT/TA); X4 thể hiện tỷ lệ giữa giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và tổng nợ phải trả (BVE/TL).

Để đánh giá mô hình tác giả dùng phương pháp tính toán diện tích khu vực dưới đường cong ROC (receiver operating characteristic – ROC curve) để kiểm tra độ chính xác dự đoán của các mô hình 80 , 83 . ROC có mối liên hệ chặt chẽ với tỷ lệ chính xác (accuracy ratio - A.R.), được xây dựng như sau: A.R. = 2 * (ROC — 0,5). AR bằng 1 cho thấy một mô hình hoàn hảo, trong khi AR là 0,5 cho thấy hiệu suất trung bình của mô hình. Ngược lại, A.R. gán giá trị 0 tín hiệu một mô hình không tốt.

Kết quả nghiên cứu

Thống kê mô tả

Table 4 báo cáo số liệu thống kê mô tả cho tất cả các biến có trong nghiên cứu này. Khó khăn tài chính của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp Việt Nam được lấy mẫu tương ứng với chỉ số ICR có trung bình là 0.136 với độ lệch chuẩn là 0.343 và chỉ số TIE có trung bình là 0.116 với độ lệch chuẩn là 0.312. Về mức phát thải CO 2 , một doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp phát thải trung bình 73.69 tấn CO 2 trong một năm.

Table 4 Thống kê mô tả của các biến giải thích

Table 5 trình bày ma trận về mối tương quan giữa các biến giải thích trong mô hình hồi quy.

Table 5 Hệ số tương quan giữa các biến giải thích trong mô hình

Kết quả hồi quy

Để thực hiện kiểm định mối tương quan giữa rủi ro biến đổi khí hậu và tình trạng khó khăn tài chính của doanh nghiệp. Tác giả sử dụng mô hình Z-score ban đầu của 39 cùng với hai phiên bản cải tiến, bao gồm Z'-score và Z"-score của 82 , đã được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Vào năm 2017, Altman đã tiến hành đánh giá lại mô hình Z"-score với dữ liệu từ các doanh nghiệp quốc tế. Các dữ liệu kế toán sẵn có của các doanh nghiệp được sử dụng trong phân tích này. Mô hình Z"-score cũng được áp dụng để kiểm tra tính chính xác trong việc dự đoán tình trạng khó khăn tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Trong phân tích, hai chỉ số tài chính là (i) tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (ICR) và (ii) hệ số khả năng trả lãi (TIE) được sử dụng để đại diện tình trạng khó khăn tài chính của doanh nghiệp.

Table 6 Ảnh hưởng của rủi ro biến đổi khí hậu lên khó khăn tài chính của doanh nghiệp

Từ Table 6 có thể thấy rằng các mô hình có giá trị (pseudo R 2 ) cao cho thấy khả năng giải thích của biến độc lập lên biến phụ thuộc của mô hình tốt. Ngoài ra, tác giả sử dụng kết quả tính khu vực dưới đường cong ROC để kiểm tra khả năng dự đoán và hiệu suất của của mô hình, kết quả từ đường cong ROC (trình bày trong Table 6 ). Tác giả thấy rằng tất cả các mô hình đều có giá trị diện tích dưới đường cong ROC lớn hơn 0.98 thể hiện các mô hình có khả năng dự đoán tốt cho mối quan hệ giữa rủi ro khí hậu và các chỉ số tài chính tác động lên tình trạng khó khăn tài chính của doanh nghiệp. Từ giá trị tác động biên của hồi quy mô hình logit trong Table 6 , tác giả thấy mức phát thải CO 2 (Emissions) và cường độ phát thải CO 2 (Carbon Intensity) của 6 mô hình hồi quy đều cho giá trị tác động biên dương và có ý nghĩa thống kê, điều này thể hiện khi một doanh nghiệp có lượng khí thải CO 2 và cường độ phát thải CO 2 tăng sẽ làm gia tăng xác suất gặp khó khăn tài chính. Những phát hiện này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây về rủi ro biến đổi khí hậu với khó k hăn tài chính và rủi ro phá sản doanh nghiệp 16 , 28 , 84 . Ngoài ra, các tỷ số tài chính phần lớn có tác động đến khó khăn tài chính của doanh nghiệp và có ý nghĩa thống kê, đặc biệt là các tỷ số về lợi nhuận và dòng tiền, những tỷ số này càng lớn làm tăng hiệu suất của doanh nghiệp, dẫn đến làm giảm khả năng khó khăn tài chính và giảm nguy cơ phá sản cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó nếu quy mô doanh nghiệp lớn thì xác suất gặp khó khăn tài chính sẽ giảm. Ngoài ra, dựa trên giá trị đường cong ROC tác giả lưu ý rằng khi sử dụng chỉ số ICR đại diện cho tình hình khó khăn tài chính của doanh nghiệp tốt hơn so với sử dụng chi số TIE.

Phân tích khó khăn tài chính ngành Công nghiệp trước và sau đại dịch Covid-19

Phân tích tình trạng khó khăn tài chính của doanh nghiệp ngành Công nghiệp trước và sau đại dịch Covid-19 là rất quan trọng để nắm bắt được xu hướng và bức tranh toàn cảnh về ngành Công nghiệp trước cú sốc của đại dịch Covid-19. Table 7 trình bày giá trị ước lương theo mô hình điểm EMS của Altman cho thị trường ngành Công nghiệp Việt Nam trong hai giai đoạn 81 : (i) giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2019 (giai đoạn trước Covid-19); (ii) giai đoạn thứ hai từ năm 2020 đến năm 2022 (giai đoạn đại dịch Covid-19). Theo kế quả phân tích này thì ngành Công nghiệp Việt Nam luôn chịu rủi ro cao và có tới 55 % các doanh nghiệp ngành này rơi vào khu vực khó khăn tài chính hoặc nguy cơ gặp khó khăn tài chính trong giai đoạn trước Covid-19, chỉ có 45 % doanh nghiệp nằm trong khu vực an toàn. Điều đáng chú ý là tác động của đại dịch Covid-19 càng làm tăng tình trạng khó khăn tài chính cho các doanh nghiệp nằm trong ngành Công nghiệp, khi mà tỷ lệ các doanh nghiệp an toàn giảm xuống còn 30% và có tới 70% doanh nghiệp rơi và vùng khó khăn và nguy cơ gặp khó khăn tài chính. Những phát hiện này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu về tác động của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam 68 , 69 , 85 .

Mô hình EMS như sau:

Các doanh nghiệp có EMS lớn hơn 5.85 được phân loại là “An toàn - Safe”; các doanh nghiệp có EMS dưới 4.15 được phân loại là “Khó khăn - Distressed”; Các doanh nghiệp còn lại được phân loại là “Xám - Grey”, các biến X1 biểu thị tỷ lệ giữa vốn lưu động và tổng tài sản (WC/TA); X2 thể hiện tỷ lệ giữa thu nhập giữ lại và tổng tài sản (RE/TA); X3 biểu thị tỷ lệ giữa thu nhập trước lãi và thuế và tổng tài sản (EBIT/TA); X4 thể hiện tỷ lệ giữa giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và tổng nợ phải trả (BVE/TL).

Table 7 Ước lượng mô hình EMS cho ngành Công nghiệp của Việt Nam

Thảo luận

Biến đổi khí hậu đang là một trong những vấn đề mới và quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đã có nhiều bằng chứng nghiên cứu được tiến hành cho việc kiểm tra những tác động của rủi ro biến đổi khí hậu đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu của tác giả cũng đóng góp vào các tài liệu đang tồn tại với một phân tích toàn diện về tác động của rủi ro biến đổi khí hậu đến tình trạng khó khăn tài chính của doanh nghiệp ngành Công nghiệp Việt Nam. Đầu tiên, tác giả đo lường khó khăn tài chính của doanh nghiệp bằng hai chỉ số được sử dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam là chỉ số ICR và TIE, sau đó tính toán lượng phát thải carbon (CO 2 ) bằng các hướng dẫn áp dụng cho Việt Nam. Các phát hiện của tác giả thấy rằng một doanh nghiệp có lượng khí thải carbon cao hơn sẽ dẫn đến xác suất gặp khó khăn tài chính cao hơn và nguy cơ phá sản cao hơn, những phát hiện này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây 16 , 70 , 71 , 72 , 73 , 86 . Thứ hai, khi phân tích tác động của cú sốc đại dịch Covid-19 bằng mô hình EMS đối với ngành Công nghiệp, tác giả thấy rằng các doanh nghiệp ngành này gia tăng tình trạng khó khăn tài chính khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả mới chỉ dừng lại ở phạm vi ngành Công nghiệp và các các yếu tố tài chính đóng góp vào dự đoán khó khăn tài chính dựa trên các chỉ số kế toán, cũng như đo lường rủi ro biến đổi khí hậu dựa trên rủi ro chuyển đổi chưa xét đến rủi ro vật lý. Do đó, các nghiên cứu sâu hơn cần được xem xét để có cái nhìn tổng quan hơn trong việc kiểm tra tác động của rủi ro biến đổi khí hậu và tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Những phát hiện trong bài nghiên cứu này giúp các học giả, các nhà hoạch định chính sách và cả những người thực hiện có những hành động quản lý và ứng phó phù hợp nhất.

Kết luận và hàm ý chính sách

Nghiên cứu của tác giả cung cấp những hiểu biết có liên quan về tác động tài chính của rủi ro biến đổi khí hậu và rủi ro phát thải carbon (CO 2 ) cao của doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp. Bài nghiên cứu kiểm tra tác động của lượng khí thải carbon (CO 2 ) đối với khó khăn tài chính của doanh nghiệp - một trong những yếu tố chính trong đánh giá sức khỏe, xếp hạng doanh nghiệp và các chỉ số định giá thị trường chứng khoán. Do đó, nó cung cấp một cái nhìn toàn diện về tác động của rủi ro biến đổi khí hậu thông qua rủi ro phát thải carbon của doanh nghiệp đối với tình trạng khó khăn tài chính.

Nghiên cứu này đóng góp vào sự phát triển của tri thức theo nhiều khía cạnh. Đầu tiên, bài nghiên cứu giải quyết bằng chứng về mối quan hệ giữa rủi ro biến đổi khí hậu và khó khăn tài chính của doanh nghiệp bằng cách tập trung vào một trong những lĩnh vực ngành gây ô nhiễm, bị đe dọa nhiều bởi rủi ro chuyển đổi. Bằng cách tổng hợp các doanh nghiệp ngành Công nghiệp trong phân tích, nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về mức độ tác động của ngành công nghiệp đối với rủi ro phát thải carbon, phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Thứ hai, khi phân tích từ góc độ tác động của cú sốc đại dịch Covid-19 đến ngành Công nghiệp bằng mô hình EMS tác giả thấy rằng tình trạng khó khăn tài chính và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp ngành Công nghiệp gia tăng.

Phân tích của tác giả cho thấy các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp có rủi ro phát thải carbon cao hơn thể hiện xác suất dẫn tới khó khăn tài chính cao hơn, điều này có thể khiến họ gặp khó khăn trong việc huy động vốn mới trong tương lai với điều kiện đắt đỏ hơn hoặc có khả năng dẫn tới phá sản. Từ góc độ quản lý, kết quả của tác giả cung cấp một tín hiệu cảnh báo về những rắc rối có thể xảy ra trong việc duy trì hoạt động tránh nguy cơ phá sản cho các doanh nghiệp phát thải carbon cao, đó là những doanh nghiệp cần nhất để làm cho sản xuất của họ thân thiện với môi trường. Khó khăn tài chính dẫn đến rủi ro phá sản cho các doanh nghiệp gây ô nhiễm nhất, cũng là những doanh nghiệp cần đầu tư xanh nhất và phải tích cực trong việc giảm thiểu rủi ro phát thải carbon. Do đó, các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nên xem xét kết quả của tác giả để xác định các chính sách công có thể hỗ trợ định hướng lại nền kinh tế theo các tiêu chí bền vững. Ví dụ, các yêu cầu về vốn của ngân hàng và đánh giá rủi ro biến đổi khí hậu trong việc đánh giá mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi, xây dựng chính sách tín chỉ carbon. Đối với các doanh nghiệp cần nghiên cứu đổi mới dây chuyền sản xuất, áp dụng các giải pháp sản xuất thân thiện với môi trường.

Rõ ràng, kết luận của tác giả không thể được khái quát hóa và mở rộng sang các ngành khác, có thể vì những đặc điểm khác với ngành Công nghiệp. Vì lý do này, nghiên cứu này sẽ được củng cố từ các nghiên cứu cụ thể theo ngành khác, đặc biệt là trong các ngành gây ô nhiễm. Các phân tích cụ thể theo ngành khác có thể cung cấp một cái nhìn rõ ràng về cách hệ thống kinh tế đang đối mặt với rủi ro chuyển đổi. Hơn nữa, trong khi nghiên cứu đã tập trung vào các rủi ro chuyển đổi, các phân tích về rủi ro vật lý, cả mãn tính và cấp tính vẫn còn khan hiếm. Khi hệ thống kinh tế đã chuyển sang môi trường bền vững thì rủi ro chuyển đổi sẽ rất ít, nhưng tác động tài chính của rủi ro vật lý mãn tính có thể là vĩnh viễn và đặc biệt thách thức đối với các ngành hoặc lĩnh vực cụ thể chịu tác động cao bởi biến đổi khí hậu, cũng như đối với hệ thống tài chính. Rủi ro vật lý cấp tính có thể gây gián đoạn, gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp và tổ chức tài chính. Do đó, ảnh hưởng của rủi ro vật lý đối với hiệu suất và tài chính của doanh nghiệp cũng cần được nghiên cứu và điều tra kỹ lưỡng trong tương lai.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AR: Tỷ lệ chính xác (Accuracy ratio)

CO 2 : Khí thải carbon

COP26: Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (26th Conference of the Parties to the United Nations Framework Convention on Climate Change)

DO: Dầu DO (Diesel Oil)

EMS: Điểm số thị trường (Equity Market Score)

FO: Dầu FO (Furnace Oil)

GHG: Khí nhà kính (Greenhouse Gas)

HNX: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Hanoi Stock Exchange)

HOSE: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Stock Exchange)

ICR: Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (Interest Coverage Ratio)

IPCC: Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change)

LPG: Gas hóa lỏng (Liquefied Petroleum Gas)

ROC: Đặc điểm hoạt động của Bộ thu (Receiver Operating Characteristic)

TIE: Hệ số khả năng trả lãi (Times Interest Earned)

EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (Earnings Before Interest and Taxes)

EBITDA: Lợi nhuận trước lãi vay, thuế, khấu hao (Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation, and Amortization)

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Tác giả Phạm Hữu Hà chịu trách nhiệm và đảm nhận toàn bộ nội dung của bài báo.

References

  1. IPPC. Summary for Policymakers [Internet]. 2021. . ;:. Google Scholar
  2. Venturini A. Climate change, risk factors and stock returns: A review of the literature. Int Rev Financ Anal. 2022;79:101934. . ;:. Google Scholar
  3. John SLMAJK. PG&E: market and policy perspectives on the first climate change bankruptcy [Internet]. 2019. . ;:. Google Scholar
  4. NGFS. A call for action: Climate change as a source of financial risk | PreventionWeb [Internet]. 2019 [cited 13 Tháng Sáu 2023]. . ;:. Google Scholar
  5. Busch, Hoffmann. How Hot Is Your Bottom Line? Linking Carbon and Financial Performance - Timo Busch, Volker H. Hoffmann, 2011 [Internet]. 2011 [cited 29 Tháng Mười 2023]. . ;:. Google Scholar
  6. Huang HH, Kerstein J, Wang C. The impact of climate risk on firm performance and financing choices: An international comparison. J Int Bus Stud. 2018;49(5):633–56. . ;:. Google Scholar
  7. Schiemann, Sakhel. Carbon Disclosure, Contextual Factors, and Information Asymmetry: The Case of Physical Risk Reporting: European Accounting Review: Vol 28, No 4 [Internet]. 2019 [cited 21 Tháng Tám 2024]. . ;:. Google Scholar
  8. Clarkson. The Valuation Relevance of Greenhouse Gas Emissions under the European Union Carbon Emissions Trading Scheme: European Accounting Review: Vol 24, No 3 [Internet]. 2015 [cited 4 Tháng Chín 2023]. . ;:. Google Scholar
  9. Gerged. Mandatory disclosure, greenhouse gas emissions and the cost of equity capital: UK evidence of a U‐shaped relationship - Gerged - 2021 - Business Strategy and the Environment - Wiley Online Library [Internet]. 2021 [cited 21 Tháng Tám 2024]. . ;:. Google Scholar
  10. Lee KH, Min B, Yook KH. The impacts of carbon (CO2) emissions and environmental research and development (R&D) investment on firm performance. Int J Prod Econ. 1 Tháng Chín 2015;167:1–11. . ;:. Google Scholar
  11. Bătae OM, Dragomir VD, Feleagă L. The relationship between environmental, social, and financial performance in the banking sector: A European study. J Clean Prod. 25 Tháng Ba 2021;290:125791. . ;:. Google Scholar
  12. Jung J, Herbohn K, Clarkson P. Carbon Risk, Carbon Risk Awareness and the Cost of Debt Financing. J Bus Ethics. 1 Tháng Bảy 2018;150(4):1151–71. . ;:. Google Scholar
  13. Choi B, Luo L. Does the market value greenhouse gas emissions? Evidence from multi-country firm data. Br Account Rev. 1 Tháng Giêng 2021;53(1):100909. . ;:. Google Scholar
  14. EU. EUR-Lex - 52021PC0189 - EN - EUR-Lex [Internet]. 2021 [cited 21 Tháng Tám 2024]. . ;:. Google Scholar
  15. EU. FINANCING SUSTAINABLE GROWTH [Internet]. 2019. . ;:. Google Scholar
  16. Capasso G, Gianfrate G, Spinelli M. Climate change and credit risk. J Clean Prod. 2020;266:121634. . ;:. Google Scholar
  17. Palea V, Drogo F. Carbon emissions and the cost of debt in the eurozone: The role of public policies, climate-related disclosure and corporate governance. Bus Strategy Environ. 2020;29(8):2953–72. . ;:. Google Scholar
  18. Aggarwal R, Dow S. Corporate governance and business strategies for climate change and environmental mitigation. Eur J Finance. 1 Tháng Tư 2012;18(3–4):311–31. . ;:. Google Scholar
  19. Hassan, Romilly. Relations between corporate economic performance, environmental disclosure and greenhouse gas emissions: New insights - Hassan - 2018 - Business Strategy and the Environment - Wiley Online Library [Internet]. 2018 [cited 21 Tháng Tám 2024]. . ;:. Google Scholar
  20. ADRC. Country report [Internet]. 2021. . ;:. Google Scholar
  21. UNDP. Thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng. 2022. . ;:. Google Scholar
  22. Hart, Ahuja. Does it pay to be green? an empirical examination of the relationship between emission reduction and firm performance [Internet]. 1996 [cited 21 Tháng Tám 2024]. . ;:. Google Scholar
  23. Shahgholian A. Unpacking the relationship between environmental profile and financial profile; literature review toward methodological best practice. J Clean Prod. 1 Tháng Mười 2019;233:181–96. . ;:. Google Scholar
  24. Tatsuo K. An analysis of the eco-efficiency and economic performance of Japanese companies. Asian Bus Manag. 1 Tháng Sáu 2010;9(2):209–22. . ;:. Google Scholar
  25. Wager. The relationship between the environmental and economic performance of firms: an empirical analysis of the European paper industry [Internet]. 2002 [cited 21 Tháng Tám 2024]. . ;:. Google Scholar
  26. Alshahrani F, Eulaiwi B, Duong L, Taylor G. Climate change performance and financial distress. Bus Strategy Environ [Internet]. 2022 [cited 4 Tháng Chín 2023];n/a(n/a). . ;:. Google Scholar
  27. Fernández-Cuesta C, Castro P, Tascón MT, Castaño FJ. The effect of environmental performance on financial debt. European evidence. J Clean Prod. 10 Tháng Giêng 2019;207:379–90. . ;:. Google Scholar
  28. Nguyen Q, Diaz-Rainey I, Kuruppuarachchi D. In search of climate distress risk. Int Rev Financ Anal. 1 Tháng Giêng 2023;85:102444. . ;:. Google Scholar
  29. Wang J, Qiang H, Liang Y, Huang X, Zhong W. How carbon risk affects corporate debt defaults: Evidence from Paris agreement. Energy Econ. 1 Tháng Giêng 2024;129:107275. . ;:. Google Scholar
  30. Plasencia J. The world’s most polluting industries [Internet]. ClimateTrade. 2023. . ;:. Google Scholar
  31. Hoffmann VH, Busch T. Corporate Carbon Performance Indicators. J Ind Ecol. 2008;12(4):505–20. . ;:. Google Scholar
  32. Altman EI, Iwanicz-Drozdowska M, Laitinen EK, Suvas A. Financial Distress Prediction in an International Context: A Review and Empirical Analysis of Altman’s Z-Score Model. J Int Financ Manag Account. 2017;28(2):131–71. . ;:. Google Scholar
  33. Beaver WH. Financial ratios as predictors of failure. J Account Res. 1966;71–111. . ;:. Google Scholar
  34. Caldecott B, Dericks G. Empirical calibration of climate policy using corporate solvency: a case study of the UK’s carbon price support. Clim Policy. 3 Tháng Bảy 2018;18(6):766–80. . ;:. Google Scholar
  35. Hou D, Chan KC, Dong M, Yao Q. The impact of economic policy uncertainty on a firm’s green behavior: Evidence from China. Res Int Bus Finance. 1 Tháng Giêng 2022;59:101544. . ;:. Google Scholar
  36. Hart SL. A Natural-Resource-Based View of the Firm. Acad Manage Rev. Tháng Mười 1995;20(4):986–1014. . ;:. Google Scholar
  37. Laplume AO, Sonpar K, Litz RA. Stakeholder Theory: Reviewing a Theory That Moves Us. J Manag. 1 Tháng Chạp 2008;34(6):1152–89. . ;:. Google Scholar
  38. Kabir MN, Rahman S, Rahman MA, Anwar M. Carbon emissions and default risk: International evidence from firm-level data. Econ Model. 1 Tháng Mười 2021;103:105617. . ;:. Google Scholar
  39. Altman EI. Financial ratios, discriminant analysis and the prediction of corporate bankruptcy. J Finance. 1968;23(4):589–609. . ;:. Google Scholar
  40. Ohlson JA. Financial ratios and the probabilistic prediction of bankruptcy. J Account Res. 1980;109–31. . ;:. Google Scholar
  41. Zmijewski ME. Methodological Issues Related to the Estimation of Financial Distress Prediction Models. J Account Res. 1984;22:59–82. . ;:. Google Scholar
  42. Shumway T. Forecasting bankruptcy more accurately: A simple hazard model. J Bus. 2001;74(1):101–24. . ;:. Google Scholar
  43. Campbell JY, Hilscher J, Szilagyi J. In search of distress risk. J Finance. 2008;63(6):2899–939. . ;:. Google Scholar
  44. Tian S, Yu Y, Guo H. Variable selection and corporate bankruptcy forecasts. J Bank Finance. 1 Tháng Ba 2015;52:89–100. . ;:. Google Scholar
  45. Edwards A, Schwab C, Shevlin T. Financial Constraints and the Incentive for Tax Planning. SSRN Electron J. 2013. . ;:. Google Scholar
  46. TCFD. Recommendations of the Task Force on Climate-related Financial Disclosures [Internet]. 2017. . ;:. Google Scholar
  47. Jin B, Han Y. Influencing factors and decoupling analysis of carbon emissions in China’s manufacturing industry. Environ Sci Pollut Res. 1 Tháng Chạp 2021;28(45):64719–38. . ;:. Google Scholar
  48. Zhang X, Jiao K, Zhang J, Guo Z. A review on low carbon emissions projects of steel industry in the World. J Clean Prod. 15 Tháng Bảy 2021;306:127259. . ;:. Google Scholar
  49. Lee CC, Chang YF, Wang EZ. Crossing the rivers by feeling the stones: The effect of China’s green credit policy on manufacturing firms’ carbon emission intensity. Energy Econ. 1 Tháng Chạp 2022;116:106413. . ;:. Google Scholar
  50. Tee CM, Wong WY, Hooy CW. Economic policy uncertainty and carbon footprint: International evidence. J Multinatl Financ Manag. 1 Tháng Ba 2023;67:100785. . ;:. Google Scholar
  51. Hassan T, Khan Y, He C, Chen J, Alsagr N, Song H, và c.s. Environmental regulations, political risk and consumption-based carbon emissions: Evidence from OECD economies. J Environ Manage. 15 Tháng Mười 2022;320:115893. . ;:. Google Scholar
  52. Ji J, Li T, Yang L. Pricing and carbon reduction strategies for vertically differentiated firms under Cap-and-Trade regulation. Transp Res Part E Logist Transp Rev. 1 Tháng Ba 2023;171:103064. 53.Zhu B, Xu C, Wang P, Zhang L. How does internal carbon pricing affect corporate environmental performance? J Bus Res. 1 Tháng Sáu 2022;145:65–77. . ;:. Google Scholar
  53. Bolton P, Kacperczyk M. Are Carbon Emissions Associated with Stock Returns? Comment. Rev Finance. 4 Tháng Năm 2023;rfad019. . ;:. Google Scholar
  54. Li F, Xu X, Li Z, Du P, Ye J. Can low-carbon technological innovation truly improve enterprise performance? The case of Chinese manufacturing companies. J Clean Prod. 15 Tháng Tư 2021;293:125949. . ;:. Google Scholar
  55. Millot A, Maïzi N. From open-loop energy revolutions to closed-loop transition: What drives carbon neutrality? Technol Forecast Soc Change. 1 Tháng Mười-Một 2021;172:121003. . ;:. Google Scholar
  56. Yi M, Liu Y, Sheng MS, Wen L. Effects of digital economy on carbon emission reduction: New evidence from China. Energy Policy. 1 Tháng Chạp 2022;171:113271. . ;:. Google Scholar
  57. Ding X, Li J, Song T, Ding C, Tan W. Does carbon emission of firms aggravate the risk of financial distress? Evidence from China. Finance Res Lett. Tháng Chín 2023;56:104034. . ;:. Google Scholar
  58. Fu K, Li Y, Mao H, Miao Z. Firms’ production and green technology strategies: The role of emission asymmetry and carbon taxes. Eur J Oper Res. 16 Tháng Ba 2023;305(3):1100–12. . ;:. Google Scholar
  59. Fu K, Li Y, Mao H, Miao Z. Firms’ production and green technology strategies: The role of emission asymmetry and carbon taxes. Eur J Oper Res. 16 Tháng Ba 2023;305(3):1100–12. . ;:. Google Scholar
  60. Kim, An HT, Kim JD. The effect of carbon risk on the cost of equity capital. J Clean Prod. 15 Tháng Tư 2015;93:279–87. . ;:. Google Scholar
  61. Kim, An HT, Kim JD. The effect of carbon risk on the cost of equity capital. J Clean Prod. 15 Tháng Tư 2015;93:279–87. . ;:. Google Scholar
  62. Alam TM. Dự đoán phá sản doanh nghiệp: Cách tiếp cận hướng tới thế giới doanh nghiệp tốt đẹp hơn | Tạp chí Máy tính | Học thuật Oxford [Internet]. 2021 [cited 16 Tháng Tám 2024]. . ;:. Google Scholar
  63. Geng R, Bose I, Chen X. Prediction of financial distress: An empirical study of listed Chinese companies using data mining. Eur J Oper Res. 16 Tháng Hai 2015;241(1):236–47. . ;:. Google Scholar
  64. Asquith. Anatomy of Financial Distress: An Examination of Junk-Bond Issuers* | The Quarterly Journal of Economics | Oxford Academic [Internet]. 1994 [cited 15 Tháng Mười 2023]. . ;:. Google Scholar
  65. Konstantaras K, Siriopoulos C. Estimating financial distress with a dynamic model: Evidence from family owned enterprises in a small open economy. J Multinatl Financ Manag. 1 Tháng Mười 2011;21(4):239–55. . ;:. Google Scholar
  66. Pindado J, Rodrigues L, de la Torre C. Estimating financial distress likelihood. J Bus Res. 1 Tháng Chín 2008;61(9):995–1003. . ;:. Google Scholar
  67. Robert. Accounting‐based variables as an early warning indicator of financial distress in crisis and non‐crisis periods - Powell - International Journal of Finance & Economics - Wiley Online Library [Internet]. 2023 [cited 19 Tháng Tám 2024]. . ;:. Google Scholar
  68. Tran T, Nguyen NH, Le BT, Vu NT, Vo DH. Examining financial distress of the Vietnamese listed firms using accounting-based models. PLOS ONE. 23 Tháng Năm 2023;18(5):e0284451. . ;:. Google Scholar
  69. Vo DH. Market risk, financial distress and firm performance in Vietnam. PLOS ONE. 19 Tháng Bảy 2023;18(7):e0288621. . ;:. Google Scholar
  70. Jong MC, Soh AN, Puah CH. Tourism Sustainability: Climate Change and Carbon Dioxide Emissions in South Africa. Int J Energy Econ Policy. 2022;12(6):412–7. . ;:. Google Scholar
  71. Pizzutilo F, Mariani M, Caragnano A, Zito M. Dealing with carbon risk and the cost of debt: Evidence from the European market. Int J Financ Stud. 2020;8(4):61. . ;:. Google Scholar
  72. Ren X, Li Y, Shahbaz M, Dong K, Lu Z. Climate risk and corporate environmental performance: Empirical evidence from China. Sustain Prod Consum. 1 Tháng Ba 2022;30:467–77. . ;:. Google Scholar
  73. Xu B, Lin B. Investigating the role of high-tech industry in reducing China’s CO2 emissions: A regional perspective. J Clean Prod. 2018;177:169–77. . ;:. Google Scholar
  74. IPCC. Stationary combustion [Internet]. 2006. . ;:. Google Scholar
  75. DCC. Hệ số phát thải lưới điện Việt Nam 2021 | Văn bản pháp luật | Cục Biến đổi khí hậu [Internet]. 2021 [cited 8 Tháng Tám 2023]. . ;:. Google Scholar
  76. BCT. Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm [Internet]. 2011. . ;:. Google Scholar
  77. BTNMT. Công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính [Internet]. 2022. . ;:. Google Scholar
  78. Bharath ST, Shumway T. Forecasting default with the Merton distance to default model. Rev Financ Stud. 2008;21(3):1339–69. . ;:. Google Scholar
  79. Deakin EB. A Discriminant Analysis of Predictors of Business Failure. J Account Res. 1972;10(1):167–79. . ;:. Google Scholar
  80. Pham, Do Thanh T, Vo Hong D. Financial distress and bankruptcy prediction: An appropriate model for listed firms in Vietnam. Econ Syst. Tháng Chạp 2018;42(4):616–24. . ;:. Google Scholar
  81. Altman EI. An emerging market credit scoring system for corporate bonds. Emerg Mark Rev. 1 Tháng Chạp 2005;6(4):311–23. . ;:. Google Scholar
  82. Altman. Corporate Financial Distress. A Complete Guide to Predicting, Avoiding, and Dealing with Bankruptcy. 1983;(John Wiley and Sons). . ;:. Google Scholar
  83. Agarwal V, Taffler R. Comparing the performance of market-based and accounting-based bankruptcy prediction models. J Bank Finance. 1 Tháng Tám 2008;32(8):1541–51. . ;:. Google Scholar
  84. Feng F, Han L, Jin J. Climate change exposure and bankruptcy risk. 2022. . ;:. Google Scholar
  85. Le. Tác động của COVID-19 tới năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. 2023. . ;:. Google Scholar
  86. Jung J, Herbohn K, Clarkson P. Carbon Risk, Carbon Risk Awareness and the Cost of Debt Financing. J Bus Ethics. 1 Tháng Bảy 2018;150(4):1151–71. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 4 (2024)
Page No.: 5731-5747
Published: Dec 31, 2024
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v8i4.1468

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Phạm, H. (2024). Climate change risk and financial distress in Vietnam’s industrial sector. VNUHCM Journal of Economics, Law and Management, 8(4), 5731-5747. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v8i4.1468

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 0 times
PDF   = 0 times
XML   = 0 times
Total   = 0 times