stdjelm.scienceandtechnology.com.vn

VNUHCM Journal of

Economics, Law and Management

An official journal of Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

ISSN 2588-1051

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

0

Total

0

Share

Income diversification and financial stability of Vietnamese commercial banks: The role of economic globalization






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

This paper investigates the impact of income diversification on the stability of Vietnamese commercial banks (VCBs), based on secondary data from audited financial reports of 21 VCBs during the period 2013–2020. The study examines the influence of internal bank factors, macroeconomic conditions, and globalization on the stability of commercial banks in Vietnam. The regression analysis results from the generalized method of moments (GMM) show that income diversification does not entirely benefit bank stability and may even reduce stability in certain cases. However, when the economy reaches a high level of globalization, income diversification policies tend to help banks maintain better stability. Additionally, internal bank factors, such as deposit ratio and liquidity, play a crucial role in enhancing financial stability. On the contrary, bank size has a negative impact on stability, indicating that larger banks may struggle to maintain stability under the pressures of globalization and macroeconomic conditions. Based on these findings, the paper provides several recommendations to improve the stability of Vietnamese commercial banks in the context of deepening economic globalization, including adjusting risk management policies and optimizing income diversification strategies.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 bắt nguồn từ sự sụp đổ hệ thống ngân hàng tại Mỹ, đã kéo theo sự sụp đổ hàng loạt định chế tài chính khổng lồ đã khiến kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng trải qua nhiều thách thức lớn sau đó. Việc giữ ổn định cho hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng là một vấn đề then chốt để duy trì sự ổn định cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Khi hệ thống tài chính và ngân hàng vững mạnh, nền kinh tế mới thực sự phát triển bền vững 1 .

Ngân hàng nhà nước (NHNN) đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành các chính sách nhằm giữ ổn định cho hệ thống tài chính mỗi quốc gia. Từ năm 2005, NHNN Việt Nam đã ban hành các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) hướng tới khuôn khổ của hiệp ước Basel II, quy định tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu các ngân hàng phải duy trì là tám phần trăm. Chính phủ Việt Nam cũng ban hành đề án cơ cấu hệ thống các TCTD với mục tiêu nâng cao năng lực hoạt động, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD vào năm 2012. Trong đó, các ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò then chốt của đề án. Đề án định hướng thực hiện trong giai đoạn 2011-2015 các nội dung chủ đạo sau: kiểm soát các TCTD yếu kém, đảm bảo khả năng chi trả của toàn hệ thống ngân hàng, loại bỏ nguy cơ đổ vỡ hệ thống, đảm bảo đáp ứng được các chuẩn mực, giới hạn an toàn hoạt động, ổn định của hệ thống, không gây tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế vĩ mô. Định hướng này được kì vọng sẽ giải quyết được vấn đề nợ nợ xấu, cải thiện lợi nhuận và nâng cao sự ổn định cho hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam.

Đến năm 2020, thị trường tài chính tiếp tục phải đối mặt với suy thoái kinh tế sau đại dịch COVID-19, để duy trì sự ổn định của các tổ chức tài chính (TCTC), NHNN Việt Nam buộc phải chủ động điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, đảm bảo khả năng thanh khoản, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế. Chính vì thế, trước những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, việc giữ ổn định và sự bền vững tài chính trong hoạt động của các ngân hàng là một yếu tố quan trọng góp phần ổn định hệ thống tài chính và nền kinh tế Việt Nam. Đáng chú ý, năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, đánh dấu kinh tế Việt Nam bước vào hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Thêm vào đó, Chính phủ Việt Nam chủ động tham gia và đàm phán các hiệp định thương mại tự do. Những sự kiện này tạo điều kiện để các ngân hàng nước ngoài gia nhập vào thị trường Việt Nam với tiềm lực lớn mạnh và công nghệ tiên tiến, từ đó bắt buộc các ngân hàng Việt Nam phải đổi mới, đa dạng hóa các dịch vụ và sản phẩm nhằm phân tán rủi ro, đa dạng hóa thu nhập (ĐDHTN), và duy trì sự ổn định ngân hàng. Các hoạt động nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng dần mất đi lợi thế cạnh tranh. Để bù đắp lại sự sụt giảm của thu nhập từ hoạt động tín dụng, các ngân hàng có xu hướng ĐDHTN từ các hoạt động phi truyền thống nhằm gia tăng doanh thu và đa dạng hóa rủi ro, vì vậy tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động tín dụng có xu hướng giảm dần 2 và đa dạng hóa thu nhập góp phần ổn định tài chính (ổn định tài chính) tại các ngân hàng 3 . Vì vậy, hướng tới ĐDHTN cũng là một trong những cách thức giúp các ngân hàng hướng tới nhằm đính hướng ổn định hệ thống ngân hàng.

Bởi lẽ đó, các nghiên cứu về hoạt động đa dạng hóa thu nhập và sự ổn định của các ngân hàng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Nghiên cứu của Nisar và c.s, Wang & Lin, Adem đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa đa dạng hóa thu nhập và sự ổn định tài chính của các ngân hàng tại khu vực châu Á 4 , 5 , 3 . Nghiên cứu của Vuong & Nguyen chỉ ra rằng ĐDHTN làm giảm sự ổn định của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009-2018 1 . Trong khi đó, Abuzayed và c.s lại chỉ ra rằng đa dạng hóa thu nhập không làm tăng sự ổn định của các ngân hàng 6 . Có thể thấy các kết luận về mối quan hệ giữa ĐDHTN và ổn định tài chính của các ngân hàng khá đa dạng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế từ sau năm 2007 và việc thực hiện Đề án “tái cấu trúc hệ thống ngân hàng” từ năm 2012, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động đa dạng hóa thu nhập đến sự ổn định của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2013-2020. Đồng thời, bài viết xem xét vai trò của toàn cầu hóa kinh tế đối với mối quan hệ này. Nghiên cứu cũng cung cấp thêm những bằng chứng thực nghiệm thú vị đề tác động của ĐDHTN đến sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và ổn định tài chính ngân hàng

Trong lĩnh vực đầu tư, chiến lược đa dạng hóa (ĐDH) được sử dụng nhằm giảm thiểu rủi ro, chiến lược này được tiến hành thông qua việc phân bổ nguồn vốn đầu tư vào nhiều loại tài sản đầu tư khác nhau 7 . Trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động đa dạng hóa thu nhập ngụ ý việc các ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh truyền thống (hoạt động tín dụng) sang các loại hoạt động kinh doanh phi truyền thống (phi tín dụng) để tạo nguồn thu nhập ngoài lãi bên cạnh thu nhập từ lãi vay. Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng gồm ba khoản mục chính: các thu nhập từ hoạt động dịch vụ (bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng, thanh toán quốc tế, phí từ thẻ, .v.v.), thu nhập từ hoạt động đầu tư và kinh doanh (ngoại hối, vàng, chứng khoán, góp vốn, .v.v.) và các khoản thu nhập khác.

Trước tiên, vấn đề đa dạng hóa thu nhập ngân hàng từ góc nhìn về lợi ích từ việc giảm rủi ro và gia tăng lợi nhuận đã thu hút được nhiều cuộc khảo sát thực nghiệm. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm thu được khá đa dạng. Tại Ý, Chiorazzo và c.s cho thấy việc chuyển sang các kênh hoạt động phi truyền thống đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn cho các ngân hàng 8 . Sharma & Anand cũng tìm ra những bằng chứng tương tự đối với các ngân hàng hoạt động tại các quốc gia BRICS (Brazin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi) 9 . Nghiên cứu của Luu và c.s lại chỉ ra việc chuyển sang các hoạt động kinh doanh phi truyền thống đem lại hiệu quả cao hơn cho các ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân tại Việt Nam, nhưng nó lại đem lại hiệu quả thấp hơn cho các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và nước ngoài 10 . Nghiên cứu thực nghiệm tại Ấn độ cho thấy mối quan hệ giữa đa dạng hóa doanh thu và hiệu quả hoạt động ngân hàng có hình chữ U ngược 11 .

Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và sự ổn định ngân hàng cũng mang đến kết quả khá mơ hồ. Deyoung & Roland xem xét tác động khi thay đổi cơ cấu sản phẩm của các NHTM tại Mỹ sang hướng tăng cường các hoạt động phi lãi 12 . Họ nhận thấy rằng khi doanh thu đến từ các hoạt động phi lãi ngày càng gia tăng, điều này làm tăng biến động lợi nhuận của ngân hàng, từ đó làm giảm sự ổn định của ngân hàng. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Batten & Vo, Vuong & Nguyen tìm thấy bằng chứng ủng hộ phát hiện của Deyoung & Roland 1 , 13 , 12 . Các tác giả luận giải rằng để thực hiện đa dạng hóa thu nhập, các ngân hàng phải tăng cường chi phí đầu tư vào các hoạt động khác nhau, điều này khiến lợi ích đạt được thấp hơn chi phí tiềm ẩn, kết quả tạo ra sự bất ổn định cho ngân hàng. Mặt khác, có một số nghiên cứu chỉ ra rằng ĐDHTN sẽ đem đến sự ổn định tài chính cho ngân hàng 3 , 14 , 15 . Những nghiên cứu này luận giải về tác động tích cực của ĐDHTN đến ổn định ngân hàng là do hoạt động phi truyền thống ít nhạy cảm với biến động của lãi suất trên thị trường hơn hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, Abuzayed & c.s và Duho & c.s lại đưa ra bằng chứng thực nghiệm rằng ĐDHTN không ảnh hưởng đến sự ổn định của các ngân hàng 6 , 16 . Dựa trên các kết quả thực nghiệm và luận giải về mối quan hệ giữa ĐDHTN và ổn định tài chính ngân hàng. Nghiên cứu của chúng tôi xây dựng hai giả thuyết sau để kiểm chứng.

H1: Đa dạng hóa thu nhập ảnh hưởng đáng kể đến sự ổn định tài chính cho các NHTM tại Việt Nam từ 2013 đến 2020.

Toàn cầu hóa kinh tế, đa dạng hóa thu nhập, và ổn định tài chính ngân hàng

Toàn cầu hóa (TCH) kinh tế đề cập đến việc tăng cường các mối liên kết toàn cầu được tạo ra các dòng tài chính xuyên quốc gia 17 . Lane đã nhận thấy sự tăng trưởng nhanh chóng các giao dịch tài chính xuyên quốc gia khiến thị trường tín dụng mở rộng nhanh chóng 18 . Đồng thời, nó cũng tạo tiền đề cho cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 diễn ra trên toàn cầu. Zhang & Kai cho thấy TCH kinh tế thúc đẩy sự ổn định tài chính tại Trung Quốc, một thị trường mới nổi 19 . Các học giả nhận thấy, toàn cầu hóa thúc đẩy dòng chảy thương mại và dòng chảy vốn, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Yin cung cấp những bằng chứng cho thấy, TCH tạo cơ hội cho sự thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài, và điều này đe dọa tới sự ổn định của 129 hệ thống ngân hàng trên thế giới từ năm năm 1995 đến 2013 20 .

Nhìn chung, TCH kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn đối với sự ổn định tài chính của các ngân hàng. Hệ thống ngân hàng mỗi quốc gia có thể bị ảnh hưởng bởi những biến động thị trường toàn cầu như thay đổi tỷ giá, biến động giá cả hàng hóa, sự dao động trên thị trường chứng khóa 21 . Những biến động này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận, vốn và khả năng hoạt động của các ngân hàng 19 . Mức độ TCH kinh tế gia tăng có thể thúc đẩy sự hoặc làm suy giảm sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng tại các quốc gia khác nhau. TCH kinh tế tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn, đòi hỏi các ngân hàng nội địa phải thay đổi chiến lược hoạt động để có thể cạnh tranh với sự thâm nhập từ các ngân hàng nước ngoài 1 . Áp lực cạnh tranh do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên phạm vi phân khúc thị trường rộng hơn dẫn đến sự gia tăng đổi mới và hiệu quả, đồng thời tăng lợi nhuận ngân hàng 22 , mặc dù nó cũng có thể dẫn đến việc chấp nhận rủi ro quá mức. Dựa trên lập luận trên, bài viết xây dựng hai giả thuyết sau để kiểm tra tác động điều tiết của toàn cầu hóa tới mối quan hệ giữa ĐDHTN và ổn định tài chính của các NHTM:

H2: Mức độ toàn cầu hóa kinh tế tác động đáng kể đến mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và sự ổn định tài chính cho các NHTM tại Việt Nam từ 2013 đến 2020.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính thường niên đã kiểm toán và công bố của 21 NHTM Việt Nam từ năm 2013 đến 2020. Các tác giả loại bỏ các ngân hàng khuyết dữ liệu trong tám năm từ 2013 đến 2020, mẫu nghiên cứu cuối cùng gồm 168 quan sát. Dữ liệu kinh tế vĩ mô về tăng trưởng GDP và toàn cầu hóa hàng năm được tác giả tổng hợp từ trang website của World bank và ETHZurich. Bài viết lựa chọn giai đoạn nghiên cứu từ 2013 đến 2020 vì hai nguyên nhân. Thứ nhất, kể từ năm 2012, Chính phủ và NHNN Việt Nam bắt đầu tiến hành tái cấu trúc ngành Ngân hàng. Vì vậy, các tác giả lựa chọn thời gian nghiên cứu bắt đầu từ năm 2013, sau khi đề án tái cấu trúc được thực hiện sau 1 năm. Thứ hai, chỉ số mức độ toàn cầu hóa kinh tế sẵn có cho đến năm 2020 đối với Việt Nam (https://datafinder.qog.gu.se/dataset/dr).

Mô hình nghiên cứu

Theo các nghiên cứu đi trước, chúng tôi xây dựng Mô hình 3.1 để đo lường tác động của đa dạng hóa thu nhập đến sự ổn định tài chính của ngân hàng 13 , 1 , 35 :

lnZscore i,t = α 0 + α 1 lnZscore i,t-1 + β 1 D_INCOME i,t + β 2 LOANS i,t + β3 NPL i,t + β4 DEPOSITS i,t + β5 LIQ i,t + β 6 SIZE i,t + β 7 CAP i,t + β 8 EcoG t + β 9 GDP t + ε it (3.1)

Mô hình 3.2 được xây dựng để đánh giá tác động của toàn cầu hóa kinh tế đến mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và ổn định tài chính của ngân hàng tại Việt Nam. Định nghĩa và đo lường các biến sử dụng trong Mô hình 3.1 và 3.2 được mô tả trong Table 1 .

lnZscore i,t = α 0 + α 1 lnZscore i,t-1 + β 1 D_INCOME i,t + β 2 LOANS i,t + β3 NPL i,t + β4 DEPOSITS i,t + β5 LIQ i,t + β 6 SIZE i,t + β 7 CAP i,t + β 8 EcoG t + β 9 D_INCOME i,t + β10 GDP t + ε it (3.2)

Trong đó: Biến phụ thuộc (lnZscore) đại diện cho sự ổn định của các NHTM. Biến D_INCOME (Mô hình 3.1) đại diện cho ĐDHTN. Biến D_INCOME*EcoG (Mô hình 3.2) đo lường mức độ tương tác của ĐDHTN và TCH kinh tế đến sự ổn định của ngân hàng. LOANS là tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản. NPL đại diện cho tỷ lệ nợ xấu. DEPOSITS là tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản. Biến LIQUIDITY đại diện cho tỷ lệ thanh khoản. Quy mô tổng tài sản của ngân hàng được đại diện bởi biến SIZE. CAP đại diện cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng. EcoG, biến giải thích chính, đại diện cho mức độ toàn cầu hóa kinh tế của Việt Nam. Biến EcoG được đo lường bằng chỉ số toàn cầu hóa có thang đo từ 1 đến 100, bao gồm cả dòng chảy thương mại cũng như dòng tài chính của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua biến GDP. Chỉ số i và t chỉ ra quan sát ở ngân hàng i vào năm t.

Table 1 Định nghĩa và đo lường biến

Phương pháp ước lượng

Theo một số nghiên cứu đi trước, chúng tôi ước lượng Mô hình 3.1 và 3.2 bằng phương pháp tổng quát thời điểm – GMM 24 , 1 . Đồng thời, để đánh giá việc xử lý biến nội sinh, các kiểm định kiểm tra sự thích hợp của các biến công cụ gồm. Kiểm định hiện tượng tương quan với kiểm định Arellano – Bond (AR) tương quan chuỗi bậc 1 - AR(1) và bậc 2 - AR(2). Kiểm định Hansen dùng để kiểm tra sự hợp lý của các biến công cụ.

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả

Sau khi thu thập và tính toán dữ liệu, kết quả thống kê mô tả được trình bày ở Table 2 . Giá trị trung bình chỉ số lnZscore của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013 – 2020 ở mức 3,466 với độ lệch chuẩn là 0,792. Biến lnZscore đạt giá trị thấp nhất 2,183 và mức cao nhất 6,863. Chỉ số lnZscore có sự chênh lệch tương đối giữa các ngân hàng với nhau trong giai đoạn nghiên cứu. Giá trị trung bình biến D_INCOME bằng 0,677 cho thấy rằng, các NHTM có mức độ đang dạng hóa thấp (0,323). Mức độ đa dạng hóa giữa các ngân hàng có khoảng cách khá lớn, giá trị biến D_INCOME dao động trong khoảng 0,500 đến 0,990. Nợ xấu (NPL) chiếm hơn 2% tổng giá trị tài sản các NHTM Việt Nam, bình quân trong giai đoạn quan sát. Hơn 12,5% tài sản của NHTM trong giai đoạn quan sát có tính thanh khoản cao (LIQUIDITY). Vốn chủ sở hữu bình quân của các NHTM chiếm hơn 9% tổng tài sản. Đáng chú ý, các khoản vay chiếm gần 60% tổng tài sản ngân hàng trong khi đó, các khoản vốn huy động từ tiền gửi chiếm gần 70% bình quân tổng nguồn vốn của ngân hàng từ năm 2013-2020. Có thể thấy, hoạt động huy động vốn thông qua tiền gửi và cho vay vẫn là những kênh hoạt động chủ lực của các NHTM Việt Nam. Chỉ số toàn cầu hóa kinh tế ở Việt Nam ở ngưỡng trung bình (~60%) và biến động nhẹ qua các năm (độ lệch chuẩn 0,009). Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Việt Nam hàng năm đạt mức bình quân hơn 6% trong giai đoạn nghiên cứu.

Table 2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Kiểm định tương quan biến và Kiểm định đa cộng tuyến

Table 3 mô tả ma trận tương quan giữa các cặp biến số trong mô hình, Kết quả cho thấy tất cả các hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều có giá trị nhỏ hơn 0,7, khi đó mức độ tương quan của các biến là vừa phải và mô hình không có đa cộng tuyến nghiêm trọng. Các biến độc lập hầu hết có tương quan dương với biến phụ thuộc, ngoại trừ các biến SIZE, GDP và EcoG. Table 4 cho thấy hệ số VIF của các biến trong hai mô hình và VIF trung bình đều nhỏ hơn 2, có thể khẳng định mô hình nghiên cứu không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đa cộng tuyến.

Table 3 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình

Table 4 Kiểm định đa cộng tuyến

Table 5 Kết quả ước lượng GMM từ Mô hình 3.1 và Mô hình 3.2

Kết quả ước lượng và Kiểm định mô hình hồi quy

Trước khi xem xét tác động của các biến độc lập trong mô hình, nghiên cứu tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của mô hình nghiên cứu. Kiểm định AR(1), AR(2) và kiểm định Hansen, Kết quả ở Table 5 cho thấy kiểm định AR(1) có giá trị P < 5% nên có tương quan chuỗi bậc 1 ở cả hai mô hình. Kiểm định AR(2), giá trị P > 5% nên không có sự tương quan chuỗi bậc hai trong phần dư của hai mô hình. Kiểm định Hansen cho kết quả của hai mô hình đều lớn hơn 0,1 nên biến công cụ được xác định phù hợp. Ngoài ra, số công cụ của 2 mô hình đều nhỏ hơn số nhóm, chứng tỏ các kiểm định chứng minh ước ượng GMM được sử dụng là hợp lý.

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Thảo luận kết quả nghiên cứu

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới và Đề án Tái cấu trúc ngành Ngân hàng, bài viết của chúng tôi tập trung làm sáng tỏ hai vấn đề: (1) Đa dạng hóa thu nhập ảnh hưởng như thế nào đến sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam; (2) Toàn cầu hóa ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa đa dạng hóa doanh thu và sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam. Để trả lời hai câu hỏi nghiên cứu này, nghiên cứu đã sử dụng sữ liệu thứ cấp từ 21 NHTM trong giai đoạn 2013-2020, dữ liệu về mức độ toàn cầu hóa kinh tế của Việt Nam, và dữ liệu vĩ mô. Kết quả ước lượng bằng cách sử dụng phương pháp tổng quát khoảnh khắc (GMM) cho thấy, thực hiện chiến lược ĐDHTN khiến các NHTM tại Việt Nam ít ổn định hơn. Một phát hiện thú vị khác từ nghiên cứu chỉ ra rằng, trong bối cảnh TCH kinh tế tăng cao, các NHTM nội địa tại Việt Nam có thể gia tăng sự ổn định thông qua chiến lược đa dạng hóa doanh thu.

Bên cạnh đó, bài viết cũng cung cấp một số hàm ý chính sách sau. Một là, thực hiện chiến lược đa dạng hóa thu nhập một cách linh hoạt tùy thuộc vào bối cảnh thị trường, Từ kết quả nghiên cứu cho thấy ĐDHTN không giúp các NHTM ổn định hơn, vì vậy các NHTM không nên theo đuổi chiến lược ĐDH quá mức. Chiến lược ĐDH cụ thể theo từng giai đoạn của nền kinh tế và đảm bảo chiến lược này phù hợp với mục tiêu và tầm nhìn dài hạn của ngân hàng, đảm bảo sự cân bằng giữa rủi ro và sự ổn định tài chính, chi phí và lợi ích của việc thực hiện chiến lược. Hai là, toàn cầu hóa kinh tế đem đến cả thách thức lẫn cơ hội cho các NHTM nội địa Việt Nam. Nắm bắt kịp thời nhu cầu và thị hiếu của khách hàng về tính năng và chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là cách các NHTM Việt Nam thích ứng và ổn định trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, các bằng chứng thực nghiệm cũng cho thấy, giảm thiểu nợ xấu và gia tăng thanh khoản sẽ giúp nâng cao sự ổn định các NHTM và hệ thống NHTM tại Việt Nam.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐDH: Đa dạng hóa

ĐDHTN: Đa dạng hóa thu nhập

NHNN: Ngân hàng nhà nước

NHTM: Ngân hàng thương mại

TCH: Toàn cầu hóa

TCTC: Tổ chức tài chính

TCTD: Tổ chức tín dụng

X UNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Tác giả Vương Thị Hương Giang chịu trách nhiệm nội dung: Bổ sung cơ sở lý thuyết và thảo luận kết quả nghiên cứu, chạy mô hình hồi quy, chỉnh sửa bản thảo sơ bộ, tham gia chỉnh sửa các góp ý của phản biện.

Tác giả Đinh Thị Thanh Phương chịu trách nhiêm nội dung: Thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu thảo luận kết quả và viết bản thảo sơ bộ.

Tác giả Nguyễn Hữu Mạnh chịu trách nhiệm nội dung: Góp ý và bổ sung cơ sở lý thuyết, thảo luận kết quả chung nghiên cứu, hàm ý chính sách, chỉnh sửa bản thảo các vòng phản biện và bản thảo cuối cùng.

References

  1. Vuong GT, Nguyen MH. Revenue diversification and banking risk: Does the state ownership matter? Evidence from an emerging market. Ann Financ Econ. 2020 Dec 6;15(4):2050019. . ;:. Google Scholar
  2. DeYoung R, Torna G. Nontraditional banking activities and bank failures during the financial crisis. J Financ Intermediation. 2013 Jul 1;22(3):397-421. . ;:. Google Scholar
  3. Wang C, Lin Y. Income diversification and bank risk in Asia Pacific. N Am J Econ Finance. 2021 Jul 1;57:101448. . ;:. Google Scholar
  4. Nisar S, Peng K, Wang S, Ashraf BN. The impact of revenue diversification on bank profitability and stability: Empirical evidence from South Asian countries. Int J Financ Stud. 2018 Apr 3;6(2):40. . ;:. Google Scholar
  5. Adem M. Impact of income diversification on bank stability: a cross-country analysis. Asian J Account Res. 2023 Mar 22;8(2):133-44. . ;:. Google Scholar
  6. Abuzayed B, Al-Fayoumi N, Molyneux P. Diversification and bank stability in the GCC. J Int Financ Mark Inst Money. 2018 Nov 1;57:17-43. . ;:. Google Scholar
  7. Markowitz H. Modern portfolio theory. J Finance. 1952;7(11):77-91. . ;:. Google Scholar
  8. Chiorazzo V, Milani C, Salvini F. Income diversification and bank performance: Evidence from Italian banks. J Financ Serv Res. 2008 Jun;33(3):181-203. . ;:. Google Scholar
  9. Sharma S, Anand A. Income diversification and bank performance: evidence from BRICS nations. Int J Prod Perform Manag. 2018 Nov 19;67(9):1625-39. . ;:. Google Scholar
  10. Luu HN, Nguyen LQ, Vu QH, Tuan LQ. Income diversification and financial performance of commercial banks in Vietnam: do experience and ownership structure matter?. Rev Behav Finance. 2020 Jun 23;12(3):185-99. . ;:. Google Scholar
  11. Vidyarthi H. Dynamics of income diversification and bank performance in India. J Financ Econ Policy. 2020 Jun 15;12(3):383-407. . ;:. Google Scholar
  12. DeYoung R, Roland KP. Product mix and earnings volatility at commercial banks: Evidence from a degree of total leverage model. J Financ Intermediation. 2001 Jan 1;10(1):54-84. . ;:. Google Scholar
  13. Batten JA, Vo XV. Bank risk shifting and diversification in an emerging market. Risk Manag. 2016 Dec;18:217-35. . ;:. Google Scholar
  14. Shahriar A, Mehzabin S, Azad MA. Diversification and bank stability in the MENA region. Soc Sci Humanit Open. 2023 Jan 1;8(1):100520. . ;:. Google Scholar
  15. Stiroh KJ. Do community banks benefit from diversification?. J Financ Serv Res. 2004 Apr;25:135-60. . ;:. Google Scholar
  16. Duho KC, Onumah JM, Owodo RA. Bank diversification and performance in an emerging market. Int J Manag Finance. 2020 Jan 16;16(1):120-38. . ;:. Google Scholar
  17. Prasad E, Rogoff K, Wei SJ, Kose MA. Effects of financial globalization on developing countries: some empirical evidence. In: India’s and China’s Recent Experience with Reform and Growth. London: Palgrave Macmillan UK; 2003. p. 201-28. . ;:. Google Scholar
  18. Lane PR. Financial globalisation and the crisis. Open Econ Rev. 2013 Jul;24:555-80. . ;:. Google Scholar
  19. Zhang Z, Kai X. A study on China’s deleveraging and financial stability under the background of financial globalization. Int J Econ Finance. 2021;13(8):1-8. . ;:. Google Scholar
  20. Yin H. Bank globalization and financial stability: International evidence. Res Int Bus Finance. 2019 Oct 1;49:207-24. . ;:. Google Scholar
  21. Blank S, Dovern J. What macroeconomic shocks affect the German banking system? Analysis in an integrated micro-macro model. J Financ Econ Policy. 2010 Jun 1;2(2):126-48. . ;:. Google Scholar
  22. Acharya VV, Hasan I, Saunders A. Should banks be diversified? Evidence from individual bank loan portfolios. J Bus. 2006;79(3):1355-1412. . ;:. Google Scholar
  23. Hsieh MF, Chen PF, Lee CC, Yang SJ. How does diversification impact bank stability? The role of globalization, regulations, and governance environments. Asia Pac J Financ Stud. 2013 Oct;42(5):813-44. . ;:. Google Scholar
  24. Arellano M, Bond S. Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations. Rev Econ Stud. 1991 Apr 1;58(2):277-97. . ;:. Google Scholar
  25. Stiroh KJ, Rumble A. The dark side of diversification: The case of US financial holding companies. J Bank Finance. 2006 Aug 1;30(8):2131-61. . ;:. Google Scholar
  26. Sanya S, Wolfe S. Can banks in emerging economies benefit from revenue diversification?. J Financ Serv Res. 2011 Oct;40:79-101. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 4 (2024)
Page No.: 5660-5669
Published: Dec 31, 2024
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v8i4.1421

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Vương, G., Phuong, D. T. T., & Nguyễn, M. (2024). Income diversification and financial stability of Vietnamese commercial banks: The role of economic globalization. VNUHCM Journal of Economics, Law and Management, 8(4), 5660-5669. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v8i4.1421

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 0 times
PDF   = 0 times
XML   = 0 times
Total   = 0 times