Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

23

Total

10

Share

Composite index assessing the level of economic development at the provincial level in Vietnam






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

At the provincial and city levels in Vietnam, many individual statistical indicators reflect the socioeconomic situation, making it difficult to capture and synthesize general information. The economic development of a province is often understood as the growth of the Gross Regional Domestic Product (GRDP). Still, it needs to demonstrate the multidimensionality of the concept of economic development. Therefore, building a comprehensive index to measure the level of economic development at the provincial level is very necessary, contributing to supplementing statistical tools to evaluate the economic development of the province in Vietnam. The composite index is formed from 19 indicators of 5 components: Demographic characteristics, labor-employment, resources, competitiveness, and quality of life. Data source is collected mainly from data from the Statistics for the period 2016-2020. Data are standardized by Z-score with weights estimated by the Principal Component Analysis (PCA) and composite index calculated from the weighted average of 5 main components with weight being the explained variance of the components. The results of the composite index show that Ho Chi Minh City and Hanoi are the economic centers of the country with the highest level of development. In contrast, the Northern midlands and mountain areas provinces have the lowest level of development. In addition, the study shows that a clear difference in the level of economic growth between the six regions in Vietnam. Besides, there is statistical evidence of spatial correlation between provinces in Vietnam, so the spatial Durbin model is used to replace the panel data OLS model. Spatial regression analysis shows that the proportion of population, businesses, and HDI have an impact on the level of economic development of the host locality, in addition, the proportion of the population also has a positive effect on the level of development economic development of neighboring localities.

Giới thiệu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự thay đổi về địa chính trị, kinh tế, xã hội gây ra những khủng hoảng cho các quốc gia và khu vực. Tác động từ các yếu tố bên ngoài trở thành yếu tố chính cản trở mục tiêu phát triển kinh tế của một quốc gia. Chính vì vậy, việc theo dõi mục tiêu phát triển kinh tế cần phải thực hiện thường xuyên và kịp thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của quốc gia. Do đó, việc xây dựng chỉ số tổng hợp để đo lường sự phát triển kinh tế và sử dụng nó như một công cụ quản lý, hỗ trợ việc lập kế hoạch, làm cơ sở xây dựng chính sách phù hợp nhằm tăng cường cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Đo lường phát triển kinh tế cũng dần thay đổi theo thời gian, những nổ lực ban đầu là thước đo tăng trưởng kinh tế, trong đó GDP được xem là tiêu chí chính cho phúc lợi và tiến bộ quốc gia 1 . Tuy nhiên, việc sử dụng GDP làm thước đo duy nhất để đánh giá, xếp hạng các quốc gia dẫn đến những tranh luận khi cho rằng GDP chưa đánh giá đến phúc lợi xã hội 2 , 3 và GDP được xem là di tích của một thời kỳ chi phối bởi sản xuất 1 . HDI được xem là chỉ số thay thế GDP và trở nên phổ biến để đánh giá, so sánh giữa các quốc gia do tính đơn giản của khái niệm, cách tính toán, giải thích chỉ số 4 . Tuy nhiên, HDI cũng gặp phải chỉ trích về việc xác định trọng số 5 và HDI rất hữu ích cho các quốc gia có đặc điểm tương tự nhau nhưng đối với các quốc gia khác nhau thì không có bổ sung điều gì mới 6 . Trong vài thập kỷ qua đã có số lượng lớn nghiên cứu về đo lường chỉ số phát triển kinh tế - xã hội và đi kèm với nó là một số vấn đề tranh luận, tính vô tận của chủ đề này để lại tiềm năng lớn cho các nghiên cứu khoa học. Hiện tại không có cách tiếp cận thống nhất để đo lường mức độ phát triển kinh tế nhưng cách tiếp cận của các tổ chức quốc tế được xem phổ biến hơn và được công nhận rộng rãi 7 .

Tại Việt Nam, việc thực hiện nghị Quyết Đại hội đại biểu các cấp đều đi kèm là hệ thống các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tốc độ tăng trưởng GDP/GRDP được xem là thước đo chính cho phát triển kinh tế nhiệm kỳ (5 năm). Bên cạnh đó, có nhiều hệ thống chỉ tiêu được ban hành như Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững (158 chỉ tiêu); Bộ chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ (200 chỉ tiêu); hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh (154 chỉ tiêu). Các hệ thống chỉ tiêu gây khó khăn trong nỗ lực nắm bắt, tóm tắt thông tin chung. Trong những năm qua có nhiều nghiên cứu xây dựng chỉ số tổng hợp cấp quốc gia Việt Nam và ngày càng có nhiều chỉ số tổng hợp được công bố trên địa bàn cấp tỉnh. Các chỉ số được hình thành nhằm đáp ứng yêu nhu cầu quản lý của các lĩnh vực khác nhau nên các chỉ tiêu sử dụng cũng khác nhau. Qua tổng quan các nghiên cứu trước, tác giả chưa phát hiện nghiên cứu về xây dựng chỉ số tổng hợp bao quát các khía cạnh phát triển kinh tế cấp tỉnh, cũng như cấp quốc gia Việt Nam. Vì vậy, việc hình thành chỉ số tổng hợp để nắm bắt tính đa chiều trong kinh tế một cách có hệ thống và có thể so sánh được giữa các địa phương tại Việt Nam là cần thiết.

Từ thực tiễn trên, bài viết thực hiện nhằm giải quyết 2 mục tiêu chính:

Thứ nhất, xây dựng chỉ số tổng hợp phản ánh mức độ phát triển kinh tế cấp tỉnh với các chỉ tiêu đo lường phù hợp với đặc điểm tại Việt nam; đây là cách tiếp cận mới dựa trên xây dựng chỉ số tổng hợp phản ánh mức độ phát triển kinh tế đa chiều nhằm bổ sung, thay thế chỉ tiêu GRDP đang sử dụng trên địa bàn cấp tỉnh.

Thứ hai, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phát triển kinh tế cấp tỉnh nhằm nhận dạng những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức độ phát triển kinh tế của cấp tỉnh trong bối cảnh có xét đến tương quan về mặt không gian địa lý.

Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu liên quan

Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là những thuật ngữ sử dụng phổ biến, chúng có khái niệm khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là trong một năm). Chỉ tiêu thường được sử dụng để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế là Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hay Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế đi kèm với sự hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội. Có thể thấy nội dung của phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn so với tăng trưởng kinh tế.

Chỉ số tổng hợp là tổng hợp các chỉ tiêu riêng lẻ dựa trên một mô hình cơ bản về khái niệm đa chiều được đo lường. Chỉ số tổng hợp trở nên phổ biến ở mọi quốc gia, lĩnh vực vì chúng dễ dàng giải thích xu hướng của hiện tượng hơn là giải thích trên nhiều chỉ số riêng biệt 8 và giúp đơn giản hóa các cấu trúc phức tạp 9 . Quy trình xây dựng chỉ số tổng hợp được 10 đề xuất tập trung vào các vấn đề chính: Xác định hiện tượng cần đo, lựa chọn chỉ tiêu, chuẩn hóa dữ liệu, trọng số và tổng hợp chỉ số.

Tổng quan các nghiên cứu liên quan

HDI do UNDP đề xuất, được xem là chỉ số đo lường toàn diện và được sử dụng nhiều nhất nhằm đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia 7 . HDI đo lường phát triển con người trên 3 phương tiện: Sức khỏe, giáo dục và thu nhập của quốc gia/vùng. HDI được tổng hợp từ trung bình nhân giản đơn của 3 chỉ số thành phần.

Các nghiên cứu độc lập về xây dựng chỉ số tổng hợp cấp quốc gia có thể đề cập như phân tích kinh tế - xã hội của các quốc gia Châu Âu thông qua hiệu chỉnh HDI bằng cách sử dụng 20 chỉ số của 5 trụ cột 11 . Chỉ số tổng hợp là trung bình cộng giản đơn của các yếu tố; Nghiên cứu về xây dựng chỉ số phát triển kinh tế - xã hội của 65 quốc gia trong sáng kiến vành đai và con đường bằng việc sử dụng 17 chỉ số của 3 chỉ số thành phần, chỉ số chung phát triển kinh tế - xã hội được tính từ trung bình cộng của 3 chỉ số thành phần (3); xây dựng chỉ số tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội của 59 quốc gia bằng cách tích hợp 12 chỉ số có sẵn vào 3 chỉ số phụ và chỉ số chung được hình thành từ trung bình số học của căn bậc hai của các chỉ số phụ 12 .

Đối với chỉ số tổng hợp cấp khu vực có các nghiên cứu như nghiên cứu về bất bình đẳng trong tăng trưởng kinh tế của các quận của Romania bằng cách dựa vào 3 chỉ số: GDP/người, năng suất lao động và tuổi thọ; chỉ số tổng hợp từ trung bình học giản đơn của 3 chỉ số thành phần 13 ; hay đo lường các mục tiêu phát triển bền vững ở cấp độ khu đô thị của Romania bằng sử dụng 36 chỉ báo để hình thành một chỉ số tổng hợp chung và chỉ số tổng hợp được tính từ trung bình cộng giản đơn với trọng số được gán bằng nhau 14 ; hay đánh giá sự phát triển chênh lệch các vùng cấp huyện tại Ấn Độ bằng dữ liệu thứ cấp với 21 chỉ số của 3 thành phần và chỉ số chung là trung bình cộng giản đơn 15 .

Tại Việt Nam, nghiên cứu về xây dựng chỉ số tổng hợp cấp quốc gia có thể đề cập đến như: Đánh giá phát triển bền vững của Việt Nam bằng cách sử dụng 30 chỉ tiêu của 4 thành phần: Kinh tế, xã hội, môi trường và chỉ tiêu tổng hợp. Các chỉ tiêu được sử dụng xây dựng chỉ số tổng hợp từ bình quân nhân giản đơn và bình quân nhân gia quyền với trọng số được tính bằng phương pháp bán ma trận 16 ; xây dựng chỉ tiêu đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam bằng dữ liệu thứ cấp với 12 chi tiêu phản ảnh chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam của 3 nhóm: Kinh tế, xã hội và môi trường. Chỉ số tổng hợp là bình quân nhân với trọng số bằng nhau và trọng số chuyên gia 17 .

Đối với cấp tỉnh của Việt Nam ngày càng có nhiều chỉ số công bố như Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Văn phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện bằng cách sử dụng 141 chỉ tiêu của 10 chỉ số thành phần. Chỉ số thành phần được tổng hợp từ trung bình cộng gia quyền với quyền số 40% từ dữ liệu thứ cấp và 60% từ dữ liệu khảo sát. Tổng cục Thống kê là cơ quan công bố chỉ số phát triển con người (HDI) cấp tỉnh tại Việt Nam. HDI được tổng hợp từ trung bình nhân giản đơn của 3 thành phần. Gần đây, Bộ khoa học và Công nghệ đã công bố chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương (PII) bao gồm 52 chỉ số chia làm 7 trụ cột, dữ liệu khai thác từ dữ liệu hành chính và chỉ số tổng hợp dựa trên trung bình nhân có trọng số bằng nhau.

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước, các hạn chế có thể được khái quát như sau: (1) hầu hết các chỉ số phát triển kinh tế được áp dụng ở cấp quốc gia; (2) chỉ số phát triển kinh tế cấp tỉnh chưa được xây dựng do chưa có chỉ tiêu phù hợp hoặc thiếu dữ liệu; (3) chưa có sự thống nhất về hệ thống chỉ tiêu đo lường phát triển kinh tế cấp địa phương do tính phức tạp của thước đo đa chiều; (4) thiếu phân tích sâu tác động đến sự chênh lệch phát triển kinh tế cấp địa phương hoặc cấp vùng. Nghiên cứu này sẽ thực hiện nhằm giải quyết các hạn chế nêu trên góp phần trong xây dựng chỉ số tổng hợp đo lường phát triển kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ Niên giám Tổng Cục Thống kê, Cục Thống kê của 63 tỉnh, thành Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng dữ liệu hành chính từ Cục Sở Hữu Trí Tuệ để bổ sung biến đại diện.

Phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp đo lường phát triển kinh tế cấp tỉnh Việt Nam

Nghiên cứu áp dụng quy trình xây dựng chỉ số tổng hợp phản ánh mức độ phát triển kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020, trong đó:

Lựa chọn chỉ số: Trên cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu và tính sẵn có dữ liệu để hình thành các chỉ tiêu đo lường phát triển kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam.

Chuẩn hóa Z-score: Được tính bằng cách lấy giá trị chỉ báo trừ cho giá trị trung bình và chia cho độ lệch chuẩn. Sau khi thực hiện chuẩn hóa, dữ liệu có thang đo chung với trung bình bằng 0 và phương sai bằng 1.

Công thức tính:

Trong đó:

: giá trị chuẩn hóa chỉ tiêu i, đơn vị j;

: giá trị của chỉ tiêu i, đơn vị j;

: giá trị trung bình của chỉ tiêu i, đơn vị j;

: độ lệch chuẩn chỉ tiêu i, đơn vị j.

Trọng số thu được bằng phương pháp PCA: Phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis – PCA) là phương pháp dùng để giảm số chiều của một bộ dữ liệu mà trong đó số lượng lớn các biến có tương quan nhau trong khi vẫn giữ được lượng thông tin nhiều nhất có thể có từ bộ dữ liệu gốc. Việc giảm chiều được thực hiện bởi việc biến đổi tập hợp các biến gốc sang một tập hợp các biến mới gọi là thành phần chính. Các thành phần này không có tương quan với nhau và có thứ tự sao cho một vài thành phần đầu tiên giữ lại được nhiều nhất thông tin của bộ dữ liệu. Có thể diễn tả dưới dạng ma trận:

Trong đó: là ma trận dữ liệu gốc, ma trận chứa các điểm thành phần và P là ma trận hệ số tải.

Các bước phân tích thành phần chính:

Bước 1: Xây dựng ma trận dữ liệu ban đầu và chuẩn hóa dữ liệu.

Bước 2: Tính ma trận tương quan và hệ số KMO.

Bước 3: Xác định số thành phần chính và tỷ lệ phương sai giải thích.

Bước 4: Tính điểm số tổng hợp căn cứ điểm thành phần chính và trọng số là tỷ lệ phương sai giải thích của các thành phần chính được giữ lại.

Các yếu tố tác động đến mức độ phát triển kinh tế cấp tỉnh Việt Nam bằng hồi quy không gian.

Các yếu tố tác động đến mức độ phát triển kinh tế cấp tỉnh Việt Nam bằng hồi quy không gian.

Các yếu tố tác động đến mức độ phát triển kinh tế cấp tỉnh Việt Nam bằng hồi quy không gian.

Các yếu tố tác động đến mức độ phát triển kinh tế cấp tỉnh Việt Nam bằng hồi quy không gian.

Kết quả nghiên cứu

Xây dựng chỉ số tổng hợp đo lường phát triển kinh tế cấp tỉnh Việt Nam

Xây dựng chỉ số tổng hợp đo lường phát triển kinh tế cấp tỉnh Việt Nam

Xây dựng chỉ số tổng hợp đo lường phát triển kinh tế cấp tỉnh Việt Nam

Xây dựng chỉ số tổng hợp đo lường phát triển kinh tế cấp tỉnh Việt Nam

Xây dựng chỉ số tổng hợp đo lường phát triển kinh tế cấp tỉnh Việt Nam

Xây dựng chỉ số tổng hợp đo lường phát triển kinh tế cấp tỉnh Việt Nam

Xây dựng chỉ số tổng hợp đo lường phát triển kinh tế cấp tỉnh Việt Nam

Các yếu tố tác động đến mức độ phát triển kinh tế cấp tỉnh Việt Nam

Các yếu tố tác động đến mức độ phát triển kinh tế cấp tỉnh Việt Nam

Các yếu tố tác động đến mức độ phát triển kinh tế cấp tỉnh Việt Nam

Các yếu tố tác động đến mức độ phát triển kinh tế cấp tỉnh Việt Nam

Các yếu tố tác động đến mức độ phát triển kinh tế cấp tỉnh Việt Nam

Các yếu tố tác động đến mức độ phát triển kinh tế cấp tỉnh Việt Nam

Thảo luận kết quả

Quá trình xây dựng chỉ số tổng hợp mức độ phát triển kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam với 19 chỉ tiêu được sử dụng đã đáp ứng tương quan giữa các biến và việc áp dụng phân tích thành phần chính PCA là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Trong đó, có 5 thành phần chính được giữ lại đã giải thích 77,4% sự biến thiên của tập dữ liệu gốc. Điểm của các thành phần chính được tổng hợp dựa trên đóng góp của tất cả các biến và làm cơ sở để hình thành chỉ số tổng hợp với trọng số là phương sai giải thích của từng thành phần chính.

Mức độ phát triển kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam trong nhiệm kỳ 2016-2020 cho thấy không có sự thay đổi đáng kể giữa các tỉnh có mức độ phát triển cao nhất hoặc thấp nhất cả nước, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, tỉnh Bình Dương vẫn là 3 đơn vị có mức độ phát triển cao nhất, ngược lại các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu là các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc nơi có điều kiện phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong thời gian nghiên cứu tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang là hai địa phương “thay da đổi thịt” trong phát triển kinh tế nhờ thu hút đầu tư của các tập đoàn công nghiệp, điện tử lớn trên thế giới. Vì thế, Bắc Ninh có mức độ phát triển kinh tế đứng thứ 8/63 tỉnh vào năm 2016 thì đến năm 2020 đã vươn lên vị trí thứ 4/63 tỉnh. Tương tự, Bắc Giang là tỉnh có mức độ phát triển kinh tế khiêm tốn khi năm 2016 đứng vị trí 24/63 thì đến năm 2020 đã cải thiện đáng kể khi đứng vị trí thứ 14/63 tỉnh.

Ngoài ra, giữa các vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam có mức độ phát triển kinh tế khá chênh lệch và có thể phân thành 3 mức độ: Nhóm 1 gồm vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng là những vùng có mức độ phát triển cao của cả nước; nhóm 2 gồm vùng Trung bộ và Duyên hải Miền Trung, Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Vùng Tây Nguyên là những vùng có mức độ phát triển ở mức trung bình; riêng nhóm 3 là Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có mức độ phát triển kinh tế thấp so với vùng còn lại.

Kết quả phân tích hồi quy không gian cho thấy tác động trực tiếp các yếu tố nội tại đến mức độ phát triển kinh tế của chính địa phương đó. Trong đó, tỷ trọng dân số, số lượng doanh nghiệp và chỉ số phát triển con người có tác động tích cực đến mức độ phát triển kinh tế của chính địa phương sở tại. Tác động trực tiếp có chênh lệch so với hệ số ước lượng từ chính mô hình là do hiệu ứng phản hồi (feedback) của chính các biến nghiên cứu với biến trễ không gian của chính nó.

Bên cạnh đó, tác động gián tiếp cho thấy hiệu ứng lan tỏa không gian của các yếu tố đến các địa phương có khoảng cách gần nhau. Trong đó, tỷ trọng dân số của tỉnh có tác động tích cực đến mức độ phát triển của các tỉnh gần nhau. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp, HDI chưa đủ bằng chứng cho thấy có tác động không gian đến mức độ phát triển kinh tế của các tỉnh gần nhau do hệ số tác động tổng hợp không có ý nghĩa thống kê.

Từ đó tổng tác động trực tiếp và gián tiếp (tổng tác động) đã giải thích sự thay đổi một yếu tố của tỉnh sẽ tác động trực tiếp đến mức độ phát triển của chính tỉnh đó mà còn tác động đến mức độ phát triển của các tỉnh có khoảng cách gần nhau.

Kết luận và hàm ý nghiên cứu

Xây dựng chỉ số tổng hợp đo lường mức độ phát triển kinh tế cấp tỉnh được xem là bổ sung công cụ thống kê nhằm đánh giá những chuyển biến trong phát triển kinh tế cấp tỉnh trong thời gian 5 năm (nhiệm kỳ 2016-2020) không chỉ dựa vào chỉ tiêu duy nhất là tốc độ tăng trưởng GRDP. Kết quả chỉ số tổng hợp đã phản ánh được mức độ phát triển kinh tế của 63 tỉnh, thành tại Việt Nam và sự chênh lệch về mức độ phát triển kinh tế giữa 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam từ đó làm cơ sở xây dựng chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ các vùng khó khăn nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, các địa phương tại Việt Nam.

Nghiên cứu đã cung cấp đủ bằng chứng thống kê về tồn tại tương quan không gian giữa các tỉnh, thành của Việt Nam, do đó mô hình hồi quy không gian được sử dụng để ước lượng thay thế cho mô hình hồi quy dữ liệu bảng thông thường. Kết quả ước lượng cho thấy: Tỷ trọng dân số, doanh nghiệp, HDI có tác động tích cực đến mức độ phát triển kinh tế của chính địa phương sở tại, ngoài ra tỷ trọng dân số còn tác động tích cực đến mức độ phát triển kinh tế các địa phương lân cận. Qua đó góp phần hàm ý chính sách quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh phải đặt trong bối cảnh chung của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp vùng khi mà nguồn lực của từng địa phương có giới hạn.

Tuy nhiên, nghiên cứu hạn chế khi dựa vào các dữ liệu sẵn có nên chỉ dừng lại các biến đo lường cơ bản, vì vậy định hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ mở rộng nhiều khía cạnh về xã hội, môi trường và năng lực quản trị địa phương.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

FEM: Fixed Effect Model

GDP: Gross Domestic Product

GLS: Generalized Least Squares

GRDP: Gross Regional Domestic Product

OLS: Ordinary Least Squares

POLS: Pooled Ordinary Least Squared

REM: Random Effect Model

SAR: Spatial Autoregressive Model

SDM: Spatial Dubin Model

SEM: Spatial Error Model

VIF: Variance Inflation Factor

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kỳ xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo này.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Tác giả xin chịu toàn bộ trách nhiệm đối với toàn bộ nội dung bài báo.

References

  1. Barnat N, MacFeely S, Cantu F, Peltola A, Khazhgerieva A, Panteleev A, et al. Compiling an inclusive growth index: Methodological challenges, considerations and conclusions. 2023;39(3):699-719. . ;:. Google Scholar
  2. Išljamović S, Jeremić V, Petrović N, Radojičić Z. Colouring the socio-economic development into green: I-distance framework for countries' welfare evaluation. 2015;49:617-29. . ;:. Google Scholar
  3. You Z, Shi H, Feng Z, Yang Y. Creation and validation of a socioeconomic development index: A case study on the countries in the Belt and Road Initiative. 2020;258:120634. . ;:. Google Scholar
  4. Mendola D, Scuderi R, Lacagnina V. Defining and measuring the development of a country over time: a proposal of a new index. 2013;47:2473-94. . ;:. Google Scholar
  5. Goletsis Y, Chletsos M. Measurement of development and regional disparities in Greek periphery: A multivariate approach. 2011;45(4):174-83. . ;:. Google Scholar
  6. Silva R, Ferreira-Lopes A. A regional development index for Portugal. 2014;118:1055-85. . ;:. Google Scholar
  7. Podgorna I, Babenko V, Honcharenko N, Sáez-Fernández FJ, Fernández JAS, Yakubovskiy S. Modelling and analysis of socio-economic development of the European Union countries through DP2 method. 2020;17(44):454-66. . ;:. Google Scholar
  8. OECD. Handbook on constructing composite indicators: methodology and user guide: Joint Research Centre-European Commissiond; 2008 2008 Aug 22. . ;:. Google Scholar
  9. Salvati L, Carlucci M. A composite index of sustainable development at the local scale: Italy as a case study. 2014;43:162-71. . ;:. Google Scholar
  10. Mazziotta M, Pareto A. Methods for constructing composite indices: One for all or all for one. 2013;67(2):67-80. . ;:. Google Scholar
  11. Babiarz P, Grabiński T, Migała-Warchoł A, Szczygieł E. The application of customized human development index to the analysis of socio-economic development of the European Union member states. 2018;11(4):332. . ;:. Google Scholar
  12. Nuralina K, Baizholova R, Aleksandrova N, Konstantinov V, Biryukov A. Socio-economic development of countries based on the Composite country Development Index (CCDI). 2023;4(2):115-28. . ;:. Google Scholar
  13. Goschin Z. Territorial inequalities and economic growth in Romania. A multi-factor approach. 2015;22:690-8. . ;:. Google Scholar
  14. Nagy JA, Benedek J, Ivan K. Measuring sustainable development goals at a local level: A case of a metropolitan area in Romania. 2018;10(11):3962. . ;:. Google Scholar
  15. Karmakar S, Barman B, Roy R. Block-Wise Disparities in Socio-Economic Condition of Koch Bihar District, West Bengal. 2019;10. . ;:. Google Scholar
  16. Thu NM. Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam 2013. . ;:. Google Scholar
  17. Huân ĐV. Xây dựng chỉ tiêu tổng hợp đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2018. . ;:. Google Scholar
  18. Moreira LL, de Brito MM, Kobiyama M. A systematic review and future prospects of flood vulnerability indices. 2021;21(5):1513-30. . ;:. Google Scholar
  19. Tim Bock. What is Shapley Value Regression?[online] 2024. . ;:. Google Scholar
  20. LeSage J, Pace RK. Introduction to spatial econometrics: Chapman and Hall/CRC; 2009. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 3 (2024)
Page No.: 5463-5480
Published: Sep 30, 2024
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v8i3.1409

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nguyễn, T. (2024). Composite index assessing the level of economic development at the provincial level in Vietnam. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 8(3), 5463-5480. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v8i3.1409

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 23 times
PDF   = 10 times
XML   = 0 times
Total   = 10 times