Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Review

HTML

25

Total

9

Share

Relationship between corporate governance, corporate social responsibility, technological capacity and business results of FDI enterprises: A Theoretical Perspective






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

This study examines the factors affecting the improvement of business results based on agency theory and management theory. To conduct this study, the author uses the method of theoretical synthesis from the authors' articles on the same topic. From there, a research model is proposed, including the factors of corporate social responsibility (CSR), technological capacity, corporate governance, and business results of the enterprise. Among the above factors, most other studies have demonstrated that corporate governance and CSR factors have an impact on the business results of the enterprise. However, the impact and the mechanism still need to be clarified. In addition, the trend of technology application is increasing, so the study considers the factor of technological capacity as a mediation variable and exploits the relationship between these factors (direct and indirect) between corporate governance, social responsibility, and business results. By affirming the capabilities that make up the competitiveness of enterprises, the article affirms the direct impact of technological capabilities on the business results of enterprises. In addition, this theoretical framework is a significant contribution to the literature, from which some managerial implications are also proposed as well as other empirical studies can be deployed to test the model.

GIỚI THIỆU

Cả thế giới đã chứng kiến những biến động lớn về dịch bệnh, thiên tai, nhất là mọi ngành nghề đều chịu sự tác động ít nhiều từ đại dịch COVID-19, từ đó tạo động lực cho các doanh nghiệp thay đổi và tái cấu trúc 1 , 2 . Do đó đa phần các quốc gia đều hướng các doanh nghiệp tại nước họ hướng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để phát triển bền vững bằng việc tích hợp hoạt động kinh doanh với bảo vệ môi trường 3 . Từ đó có thể thấy rằng, vấn đề được đặt ra là cần có những chính sách, biện pháp, thu hút và nâng cao mức độ hiệu quả của các doanh nghiệp trong thời kì hậu đại dịch.

Theo các nghiên cứu hậu COVID-19, các doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn 4 . Tuy nhiên trải qua những biến động, các doanh nghiệp hiện nay đa phần đều có xu hướng phục hồi theo chiều hướng tích cực, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội 5 . Điển hình là tại nước ta, Năm 2023, tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,05%, đặc biệt là khu vực I tiếp tục là “bệ đỡ” của nền kinh tế đang tích cực đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu vừa đảm bảo nguồn cung, gặt hái được nhiều kết quả tích cực tạo nên tăng trưởng ổn định trong thời gian qua 6 . Song song, hành vi quản trị công ty cũng theo đó mà có nhiều sự ảnh hưởng, cụ thể là có sự tiến triển nhanh chóng, chủ yếu là tận dung ưu thế cạnh tranh sẵn có của doanh nghiệp và triển khai toàn cầu 7 . Mặc dù vậy nhưng hành vi quản trị của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều mặt cần chú ý hơn, chẳng hạn tích hợp định hướng doanh nghiệp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tích hợp công nghệ vào mọi hoạt động còn chưa phổ biến dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh và định hướng đạt mục tiêu lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp còn nhiều bất cập 8 , 9 .

Dựa trên các nghiên cứu trước đây, việc xác định các nhân tố mới tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là điều cấp thiết 10 , 11 , 12 . Kết quả nghiên cứu của Muñoz và cộng sự ho rằng quản trị công ty có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 13 . Hệ thống quản lý và giám sát tốt thì chất lượng nhân viên, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đạt chất lượng cao, lợi nhuận bền vững. Ngoài ra, Singh và Misra đã chỉ ra rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 14 . Với kết quả nghiên cứu của Amelda và cộng sự đã khẳng định năng lực công nghệ là nhân tố bên trong, gồm chất lượng nguồn nhân lực và khả năng sử dụng công nghệ, có ý nghĩa tích cực và ảnh hưởng quan trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh trong bối cảnh số hóa và kỹ thuật số 15 .

Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu nhằm khẳng định lại mối liên kết giữa quản trị công ty, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động kinh doanh với vai trò trung gian của năng lực công nghệ là cần thiết trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam cần những giải pháp cụ thể để tối đa hóa kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trọng tâm của bài báo trở thành mục tiêu nghiên cứu mang tích cấp thiết cả trong thực tế và lý thuyết. Với những lý do đó, tác giả thực hiện nghiên cứu: “Sự tác động của quản trị công ty, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp với vai trò trung gian của năng lực công nghệ: tổng quan lý thuyết và mô hình nghiên cứu”.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nền tảng lý thuyết

Nền tảng lý thuyết

Nền tảng lý thuyết

Nền tảng lý thuyết

Nền tảng lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu

Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích, làm rõ về việc thúc đẩy nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, sau đó sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, chính xác là phương pháp nghiên cứu trường hợp. Phương pháp nghiên cứu trường hợp còn được gọi là phương pháp nghiên cứu trường hợp. Phương pháp nghiên cứu trường hợp cho phép hiểu biết và đánh giá toàn diện và sâu sắc về đối tượng nghiên cứu. Đối tượng của nghiên cứu trường hợp có thể là các vấn đề xã hội, sự kiện, quy trình, chương trình hoặc thậm chí các đối tượng cụ thể như cá nhân hoặc tổ chức.

Đặt trong bối cảnh của bài viết nghiên cứu này, tác giả xem xét việc áp dụng CSR, quản trị công ty vào việc phát triển, nâng cao kết quả kinh doanh của công ty. Đây là điều hết sức thiết thực, bởi thực hiện tốt CSR và các hoạt động vì môi trường, xã hội lẫn việc làm tốt quản trị doanh nghiệp sẽ giúp tổ chức phát triển tốt hơn. Đặc biệt trong thời điểm thế giới đang bùng nổ về công nghệ, dẫn đến việc tổ chức đang tập trung phát triển và tích hợp thêm năng lực công nghệ. Thực trạng hiện nay cũng thấy rằng, các công ty dù ít nhiều cũng đã ứng dụng được công nghệ mới, thiết bị thông minh để phục vụ cho công việc của tổ chức.

Về nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp tổng hợp lý thuyết để đưa ra đầy đủ các tài liệu trong cùng lĩnh vực, từ đó có thể đưa ra và biện luận các giả thuyết của bài.

Do đó, nghiên cứu này sẽ cho thấy việc ứng dụng CSR, quản trị công ty thông qua năng lực công nghệ để nâng cao kết quả kinh doanh điều vô cùng quan trọng và cấp bách. Vì vậy, cần có những giải pháp toàn diện và chuyên sâu hơn.

CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Các giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

Mô hình nghiên cứu đề xuất ( Figure 1 ) dựa trên các lý thuyết nền, bao gồm lý thuyết đại diện, lý thuyết quản lý 16 , 18 . Trên cơ sở tổng hợp từ các nghiên cứu trước và so sánh nét tương đồng trong trong xu hướng vận hành doanh nghiệp, các nhân tố tác động đến việc kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: quản trị công ty, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, năng lực công nghệ. Thứ ba, các lý thuyết đại diện, lý thuyết quản lý, làm nền tảng cho sự liên hệ giữa nhân tố quản trị công ty tác động đến các nhân tố khác.

Từ cơ sở lý thuyết được phân tích ở trên, mô hình nghiên cứu dự kiến ( Figure 1 ) ban đầu được đề xuất thể hiện mối quan hệ đan xen giữa quản trị công ty, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, năng lực công nghệ. Theo đó thì các giả thuyết được xây dựng xoay quanh mối quan hệ trực tiếp của quản trị công ty và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (H1), tiếp đó là mối quan hệ giữa quản trị công ty và năng lực công nghệ (H2); mối quan hệ giữa quản trị công ty và kết quả kinh doanh (H3); mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và năng lực công nghệ (H4); mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và kết quả kinh doanh (H5) và mối quan hệ giữa năng lực công nghệ và kết quả kinh doanh (H6).

Figure 1 . Mô hình nghiên cứu dự kiến

THẢO LUẬN

Thứ nhất, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng quản trị công ty sẽ thúc đẩy việc tổ chức triển khai và áp dụng các chính sách, hoạt động CSR và nâng cao năng lực công nghệ. Từ đó sẽ tác động đến việc nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc tích cực nâng cao và chú trọng vào quá trình quản trị công ty để kích thích các hành vi có lợi cho tổ chức. Thông qua phát hiện nghiên cứu này, nghiên cứu đã mở rộng phạm vi các hệ thống lý thuyết có thể ảnh hưởng đến mức độ mà việc thực hiện các hoạt động quản trị công ty tác động đến tổ chức. Các tài liệu hiện cũng phát hiện ra rằng một số biện pháp, chẳng hạn như quy mô, tần suất mở cuộc họp, các quy trình giải trình và triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ, áp dụng các hoạt động CSR tại tổ chức sẽ có vai trò rất thiết yếu trong việc tác động đến kết quả kinh doanh của tổ chức. Do đó, bằng cách dựa trên lý thuyết cạnh tranh, lý thuyết quản lý, lý thuyết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chúng tôi tiến thêm một bước nữa để thúc đẩy các lý thuyết này nhằm làm rõ vai trò quản trị công ty đối với các hoạt động tại tổ chức và kết quả kinh doanh.

Thứ hai, nghiên cứu này phát triển một khuôn khổ nghiên cứu để hiểu được sự đóng góp của các chính sách về CSR trong việc nâng cao kết quả kinh doanh. Dựa trên lý thuyết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, có thể thấy rằng triển khai tốt các chính sách CSR có thể thúc đẩy các phản hồi tích cực từ các bên liên quan đến tổ chức. Khi các công ty thực hiện các chính sách và hoạt động CSR, sự hài lòng của các bên liên quan cũng sẽ tăng, là một cách quan trọng để có tác động sự thành công của doanh nghiệp. Do đó, bằng cách dựa trên lý thuyết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nghiên cứu này làm rõ động lực thúc đẩy của CSR đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Tính mới

Về tính mới bao gồm các điểm: (i) một trong những mô hình nghiên cứu tổng hợp đầy đủ về các nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh (ii) nghiên cứu dựa trên việc ứng dụng của thuyết cạnh tranh, đồng thời mở rộng mô hình của thuyết ở hướng xác định các nhân tố (quản trị công ty và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) có thể tác động trực tiếp đến năng lực của doanh nghiệp (ở đây là năng lực công nghệ).

Về hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu chưa tiến hành điều tra thực nghiệm và chỉ mới dừng lại ở việc tổng lược lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu. Cho nên, nghiên cứu tương lai nên tiếp tục với cả nghiên cứu định tính và định lượng để kiểm định mô hình nghiên cứu này đồng thời xem xét sự khác biệt trong mức độ tác động nhóm nhân tố khác nhau. Thứ hai, các nghiên cứu trong tương lai có thể thử nghiệm thực nghiệm mô hình được đề xuất trong các công ty cụ thể. Thứ ba, mặc dù mô hình được phát triển dành riêng cho các công ty tại Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu trong tương lai có thể thử nghiệm mô hình này trong các bối cảnh tổ chức khác để điều tra các yếu tố bối cảnh có thể có và ảnh hưởng của đến mức độ tác động của các nhân tố hay không. Thứ ba, các nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét các mẫu nhân khẩu học khác nhau, với các đặc điểm cá nhân khác nhau và so sánh chéo kết quả của mô hình. Cuối cùng, các tác giả của bài viết này khuyến khích các nghiên cứu trong tương lai nên xây dựng và cải thiện hơn nữa sự hiểu biết lý thuyết về việc nâng cao kết quả kinh doanh dựa trên các nhân tố CSR, quản trị công ty, năng lực công nghệ bằng cách mở rộng các định nghĩa của chúng tôi và xác định sự tương tác giữa các yếu tố và biến số ảnh hưởng của mô hình.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

FDI: (Foreign Direct Investment): doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài

CSR: (Corporate Social Responsibility): Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Tác giả Châu Hoài Bão chịu trách nhiệm khởi xướng ý tưởng, lược khảo lý thuyết, phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu.

Tác giả Huỳnh Thanh Tú kiểm tra, điều chỉnh và thống nhất nội dung bài báo.

References

  1. Fiksel J, Fiksel JR. Resilient by design: Creating businesses that adapt and flourish in a changing world. Island Press; 2015. . ;:. PubMed Google Scholar
  2. Ratten V. Coronavirus (covid-19) and entrepreneurship: Changing life and work landscape. J Small Bus Entrep. 2020;32(5):503-16. . ;:. Google Scholar
  3. Orlova K, Biriuchenko S, Vikarchuk O. Corporate social responsibility in the enterprise development management. J Innov Sustain. 2023;7(3):01-01. . ;:. Google Scholar
  4. Almeida F, Santos JD, Monteiro JA. The challenges and opportunities in the digitalization of companies in a post-COVID-19 World. IEEE Eng Manag Rev. 2020;48(3):97-103. . ;:. Google Scholar
  5. Gupta V, Santosh KC, Arora R, Ciano T, Kalid KS, Mohan S. Socioeconomic impact due to COVID-19: An empirical assessment. Inf Process Manag. 2022;59(2):102810. . ;:. PubMed Google Scholar
  6. Tổng cục thống kê. BỨC TRANH TĂNG TRƯỞNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NĂM 2024 [Internet]. 2024 [cited 2024 Apr 1]. . ;:. Google Scholar
  7. Luo Y, Rui H. An ambidexterity perspective toward multinational enterprises from emerging economies. Acad Manag Perspect. 2009;23(4):49-70. . ;:. Google Scholar
  8. Jamali D, Karam C. Corporate social responsibility in developing countries as an emerging field of study. Int J Manag Rev. 2018;20(1):32-61. . ;:. Google Scholar
  9. Tajeddini K, Trueman M. Managing Swiss hospitality: How cultural antecedents of innovation and customer-oriented value systems can influence performance in the hotel industry. Int J Hosp Manag. 2012;31(4):1119-29. . ;:. Google Scholar
  10. Chan ML, Duangnate K, Lin CM. Performance and cash value of Taiwan multinational firms' FDI in ASEAN. J Appl Finance Bank. 2020;10(2):23-52. . ;:. Google Scholar
  11. Musti BM, Mallum A. Impact of foreign direct investment (FDI) on export performance in Nigeria (1970-2018). Int J Adv Acad Res Soc Manag Sci. 2020;6(4):22-38. . ;:. Google Scholar
  12. Tahir M, Alam MB. Does good banking performance attract FDI? Empirical evidence from the SAARC economies. Int J Emerg Mark. 2020. . ;:. Google Scholar
  13. Muñoz RM, Fernández MV, Salinero Y. Sustainability, corporate social responsibility, and performance in the Spanish wine sector. Sustainability. 2021;13(1):7. . ;:. Google Scholar
  14. Singh K, Misra M. Linking corporate social responsibility (CSR) and organizational performance: The moderating effect of corporate reputation. Eur Res Manag Bus Econ. 2021;27(1):100139. . ;:. Google Scholar
  15. Amelda B, Alamsjah F, Elidjen E. Does the digital marketing capability of Indonesian banks align with digital leadership and technology capabilities on company performance? CommIT J. 2021;15(1):9-17. . ;:. Google Scholar
  16. Alchian AA, Demsetz H. Production, information costs, and economic organization. Am Econ Rev. 1972;62(5):777-95. . ;:. Google Scholar
  17. Bhimani A. Making corporate governance count: The fusion of ethics and economic rationality. J Manag Gov. 2008;12:135-47. . ;:. Google Scholar
  18. Davis JH, Schoorman FD, Donaldson L. Davis, Schoorman, and Donaldson reply: The distinctiveness of agency theory and stewardship theory. Acad Manag Rev. 1997;22(3):611. . ;:. Google Scholar
  19. Daily CM, Dalton DR, Cannella Jr AA. Corporate governance: Decades of dialogue and data. Acad Manag Rev. 2003;28(3):371-82. . ;:. Google Scholar
  20. Davis JH, Schoorman FD, Donaldson L. Toward a stewardship theory of management. Acad Manag Rev. 1997;22(1):20-47. . ;:. Google Scholar
  21. Wood CM. Acid-base and ion balance, metabolism, and their interactions, after exhaustive exercise in fish. J Exp Biol. 1991;160(1):285-308. . ;:. Google Scholar
  22. Bowen H. Social responsibilities of the businessman. New York: Harper; 1953. . ;:. Google Scholar
  23. Bain JS. Industrial organization. New York: Wiley; 1968. . ;:. Google Scholar
  24. Porter ME. Competitive strategy. New York: Free Press; 1980. . ;:. Google Scholar
  25. Idan HZ, Rapani NHA, Khalid AA, Al-Waeli AJ. The effect of corporate governance attributes on corporate social responsibility disclosure in Iraqi companies: A literature review. J Contemp Issues Bus Gov. 2021;27(2):2778-816. . ;:. Google Scholar
  26. Hopkins GW. Introduction to plant physiology. John Wiley & Sons, Inc.; 2009. . ;:. Google Scholar
  27. Aguinis H, Glavas A. What we know and don't know about corporate social responsibility: A review and research agenda. J Manag. 2012;38(4):932-68. . ;:. Google Scholar
  28. Fahad P, Rahman PM. Impact of corporate governance on CSR disclosure. Int J Disclosure Gov. 2020;17(2-3):155-67. . ;:. Google Scholar
  29. Nour M, Cömert Z, Polat K. A novel medical diagnosis model for COVID-19 infection detection based on deep features and Bayesian optimization. Appl Soft Comput. 2020;97:106580. . ;:. PubMed Google Scholar
  30. Appuhami R, Tashakor S. The impact of audit committee characteristics on CSR disclosure: An analysis of Australian firms. Aust Account Rev. 2017;27(4):400-20. . ;:. Google Scholar
  31. Issa A. The factors influencing corporate social responsibility disclosure in the Kingdom of Saudi Arabia. Aust J Basic Appl Sci. 2017;11(10):1-19. . ;:. Google Scholar
  32. Cadbury A. Report of the committee on the financial aspects of corporate governance. Vol. 1. Gee; 1992. . ;:. Google Scholar
  33. Rao CA, Rao BP, Sivaramakrishna K. Strategic management and business policy. Excel Books India; 2009. . ;:. Google Scholar
  34. Shapiro AC, Hanouna P. Multinational financial management. John Wiley & Sons; 2019. . ;:. Google Scholar
  35. Tippins MJ, Sohi RS. IT competency and firm performance: Is organizational learning a missing link? Strateg Manag J. 2003;24(8):745-61. . ;:. Google Scholar
  36. Oman CP. Corporate governance and national development. 2001. . ;:. Google Scholar
  37. International Institute for Sustainable Development, Deloitte & Touche, Business Council for Sustainable Development. Business strategy for sustainable development: Leadership and accountability for the '90s. International Institute for Sustainable Development; 1992. . ;:. Google Scholar
  38. Choi SB, Park BI, Hong P. Does ownership structure matter for firm technological innovation performance? The case of Korean firms. Corp Gov Int Rev. 2012;20(3):267-88. . ;:. Google Scholar
  39. Wu W, Liang Z, Zhang Q. Technological capabilities, technology management and economic performance: The complementary roles of corporate governance and institutional environment. J Knowl Manag. 2022;26(9):2416-39. . ;:. Google Scholar
  40. Harrison JS, Freeman RE. Stakeholders, social responsibility, and performance: Empirical evidence and theoretical perspectives. Acad Manag J. 1999;42(5):479-85. . ;:. Google Scholar
  41. Neralla NG. Can corporate governance structure effect on corporate performance: An empirical investigation from Indian companies. Int J Disclosure Gov. 2022;19(3):282-300. . ;:. Google Scholar
  42. Wahyudin A, Solikhah B. Corporate governance implementation rating in Indonesia and its effects on financial performance. Corp Gov Int J Bus Soc. 2017;17(2):250-65. . ;:. Google Scholar
  43. Legris P, Ingham J, Collerette P. Why do people use information technology? A critical review of the technology acceptance model. Inf Manag. 2003;40(3):191-204. . ;:. Google Scholar
  44. Antoni D, Jie F, Abareshi A. Critical factors in information technology capability for enhancing firm's environmental performance: case of Indonesian ICT sector. Int J Agile Syst Manag. 2020;13(2):159-81. . ;:. Google Scholar
  45. Tarigan ZJH, Siagian H. Leader commitment on the ERP performance through information technology capability and inventory management [Doctoral dissertation]. Petra Christian University; 2020. . ;:. Google Scholar
  46. Lau CM, Lu Y, Makino S, Chen X, Yeh RS. Knowledge management of high-tech firms. In: The management of enterprises in the People's Republic of China. 2002. p. 183-210. . ;:. Google Scholar
  47. Sohal AS, Ng L. The role and impact of information technology in Australian business. J Inf Technol. 1998;13(3):201-17. . ;:. Google Scholar
  48. Branco MC, Rodrigues LL. Corporate social responsibility and resource-based perspectives. J Bus Ethics. 2006;69:111-32. . ;:. Google Scholar
  49. Porter ME, Kramer MR. How to reinvent capitalism-and unleash a wave of innovation and growth. Manag Sustain Bus. 2011:323. . ;:. Google Scholar
  50. Jizi MI, Salama A, Dixon R, Stratling R. Corporate governance and corporate social responsibility disclosure: Evidence from the US banking sector. J Bus Ethics. 2014;125:601-15. . ;:. Google Scholar
  51. Preuss L, Haunschild A, Matten D. Trade unions and CSR: a European research agenda. J Public Aff Int J. 2006;6(3-4):256-68. . ;:. Google Scholar
  52. Contini M, Annunziata E, Rizzi F, Frey M. Exploring the influence of Corporate Social Responsibility (CSR) domains on consumers' loyalty: an experiment in BRICS countries. J Clean Prod. 2020;247:119158. . ;:. Google Scholar
  53. Bayoud NS, Kavanagh M, Slaughter G. Factors influencing levels of corporate social responsibility disclosure Libyan firms: A mixed study. Int J Econ Finance. 2012;4(4):13-29. . ;:. Google Scholar
  54. Williams SM, Pei CAHW. Corporate social disclosures by listed companies on their websites: An international comparison. Int J Account. 1999;34(3):389-419. . ;:. Google Scholar
  55. Hill A, Hill T. Essential operations management. Macmillan International Higher Education; 2017. . ;:. Google Scholar
  56. Jo H, Harjoto MA. The causal effect of corporate governance on corporate social responsibility. J Bus Ethics. 2012;106:53-72. . ;:. Google Scholar
  57. Freeman RE, Reed DL. Stockholders and stakeholders: A new perspective on corporate governance. Calif Manag Rev. 1983;25(3):88-106. . ;:. Google Scholar
  58. Kabir R, Thai HM. Does corporate governance shape the relationship between corporate social responsibility and financial performance? Pac Account Rev. 2017;29(2):227-58. . ;:. Google Scholar
  59. Kuna-Marszalek A, Klysik-Uryszek A, editors. CSR and socially responsible investing strategies in transitioning and emerging economies. IGI Global; 2020. . ;:. Google Scholar
  60. Gurtner GC, Neligan PC. Plastic surgery E-book: Volume 1 principles. Elsevier Health Sciences; 2017. . ;:. Google Scholar
  61. Chae HC, Koh CE, Park KO. Information technology capability and firm performance: Role of industry. Inf Manag. 2018;55(5):525-46. . ;:. Google Scholar
  62. Itami H. Mobilizing invisible assets. Cambridge, MA: Harvard University Press; 1987. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 3 (2024)
Page No.: 5267-5275
Published: Sep 30, 2024
Section: Review
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v8i3.1283

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Chau, B., & Thanh, T. (2024). Relationship between corporate governance, corporate social responsibility, technological capacity and business results of FDI enterprises: A Theoretical Perspective. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 8(3), 5267-5275. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v8i3.1283

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 25 times
PDF   = 9 times
XML   = 0 times
Total   = 9 times