Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

2145

Total

469

Share

Impact of foreign direct investment on economic growth in Vietnam






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

This study was conducted to determine the impact of foreign direct investment on economic growth in Vietnam. The dataset used in this study was collected from the Statistical Yearbook of the General Statistics Office of Vietnam (GSO, 2014, 2017, 2019). Data is taken from 63 provinces/cities in Vietnam in the period from 2010 to 2019 to examine the impact of FDI on growth in the last 10 years. The study uses quantitative research methods to assess the impact of factors on economic growth. Research results show that the variable FDI has a positive impact on economic growth in the short and long run. In the three economic sectors considered, FDI has a positive impact on the state sector and the foreign invested sector in the short and long term. In the non-state sector, FDI only has a positive effect in the short term, but no long-term effect is found in this sector. Besides, the export variable and the 1-year lagged variable of the dependent variable have the effect of increasing the economic growth, especially export is the factor that has the strongest influence on growth. Lower inflation will cause economic growth to increase. In addition, the human capital variable does not affect economic growth in general, but when considering each sector human capital has both positive and negative effects on economic growth.

Giới thiệu

Tăng trưởng kinh tế là vấn đề cốt lõi của một quốc gia 1 . Tăng trưởng kinh tế được xem như công cụ mạnh mẽ nhất để giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống ở các nước đang phát triển 2 . Bên cạnh đó, theo Mustafa (2021) 3 , FDI luôn là nguồn vốn chính cho các hoạt động kinh tế của một quốc gia. Việt Nam là một trong những nước nhận nguồn vốn FDI nhiều nhất, theo báo cáo đầu tư thế giới UNCTAD (2021) 4 , với số vốn FDI đạt 16 tỷ USD năm 2020 Việt Nam lần đầu tiên lọt top 20 quốc gia thu hút vốn FDI nhiều nhất trên thế giới. Điều này nói lên được kỳ vọng của các nhà đầu tư vào khả năng tăng trưởng của Việt Nam, với nguồn vốn FDI nước ta có nhiều cơ hội để bứt phá và hội nhập vào nền kinh tế năng động toàn cầu. Vậy với lượng FDI được đầu tư ngày càng tăng, FDI có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam?

Với xu hướng đầu tư xuyên biên giới, Việt Nam cũng bắt đầu tiếp nhận nguồn vốn FDI vào năm 1986 từ các nước như Singapore, Hàn Quốc hay Nhật Bản... Tính đến năm 2019, Việt Nam đã có 3.883 dự án được đăng ký đầu tư vào với vốn đăng ký là 38.020 triệu USD, con số này tăng khoảng 214% số lượng dự án đăng ký và tăng 91,2% số vốn đăng ký so với năm 2010 5 . Nhờ nguồn vốn FDI được đầu tư trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể về sức mạnh kinh tế, trình độ lao động, môi trường pháp lý được cải thiện và trở thành một điểm đến an toàn đối với các nhà đầu tư. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2021), FDI đóng góp khoảng 20% GDP và là nguồn vốn cực kỳ quan trọng cho vốn đầu tư phát triển chiếm khoảng 23,7% trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội tại Việt Nam. Nhờ nguồn vốn FDI lớn, quy mô nền kinh tế Việt Nam từ mức xấp xỉ 27 tỉ USD vào năm 1986 đã tăng vọt 13 lần lên 343 tỉ USD vào cuối năm 2020.

Phần lớn những nghiên cứu về tác động của FDI đến tăng trưởng tại Việt Nam cho thấy tác động tích cực như khỏa lấp thiếu hụt về vốn đầu tư; góp phần quan trọng vào công cuộc hiện đại hóa; hay tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các nước chủ đầu tư. Tuy nhiên FDI vẫn cho thấy một số tác động khác đến tăng trưởng tại Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu của Đỗ Quỳnh Anh (2021) 6 cho thấy FDI đã góp phần giảm nghèo không chỉ trực tiếp mà còn gián tiếp thông qua nguồn vốn con người nhưng FDI đã gián tiếp làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói thông qua thương mại quốc tế. Sajid Anwar (2010) 7 chỉ ra rằng mặc dù Việt Nam đang hưởng lợi từ FDI, nhưng tác động tổng thể không đáng kể đối với nền kinh tế và cần được tăng cường thông qua những cải thiện trong chính sách của Chính phủ. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cung (2020) 8 cũng đề cập FDI vừa là động lực vừa là áp lực khiến Chính phủ phải thay đổi chiến lược thu hút dòng vốn FDI trong giai đoạn tiếp theo.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm về FDI tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào xem xét tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế nói chung, chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu xem xét từng khu vực kinh tế cụ thể. Trong khi nghiên cứu của Bùi Kiều Anh (2019) 9 cho thấy rằng ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở các khu vực kinh tế là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, với số lượng vốn FDI tăng lên hằng năm FDI liệu có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong những năm gần đây? Đối với các khu vực kinh tế nói riêng, FDI sẽ tạo ra tác động như thế nào? Chính phủ nước ta cần đưa ra những giải pháp nào để quản lý và thu hút đầu tư một cách hiệu quả? Do đó, rất cần một nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam nhằm góp phần giải quyết khe hỏng của các nghiên cứu trước đó.

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Mô hình lý thuyết

Các nghiên cứu trước cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện qua các yếu tố: Tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh năm 2010, tổng sản phẩm theo giá so sánh năm 2010 khu vực nhà nước, tổng sản phẩm theo giá so sánh 2010 khu vực ngoài nhà nước và tổng sản phẩm theo giá so sánh năm 2010 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng kinh tế là một vấn đề kinh tế vĩ mô quan trọng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Họ sử dụng GDPR để đại diện cho tăng trưởng kinh tế trong các nghiên cứu thực nghiệm của mình về tác động FDI đến tăng trưởng 10 , 11 , 8 , 12 , 3 , 13 , 14 , 15 , 16 , 17 , 7 , 18 , 19 , 20 , 21 . Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu kỳ vọng FDI có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế nói chung và các thành phần kinh tế nói riêng. Nghiên cứu của Bùi Kiều Anh (2019) 9 đã thực hiện nghiên cứu lý thuyết về ảnh hưởng FDI đối với nền kinh tế Việt Nam cho thấy cơ cấu đầu tư theo các loại hình sở hữu ở ba khu vực này là hoàn toàn khác nhau. Từ đó, ngoài biến GDPr đại diện cho tổng thể nền kinh tế, tác giả sử dụng 3 biến phụ thuộc GDPr1, GDPr2 và GDPr3 để xem xét tác động lên ba thành phần kinh tế bao gồm thành phần kinh tế nhà nước, ngoài nhà nước và khu vực FDI.

Mũi tên số 1 trong Figure 1 tương ứng với nhóm các yếu tố FDI ảnh hưởng đến tăng trưởng. Theo đó lượng vốn FDI và độ trễ của FDI trong một và hai năm sẽ ảnh hưởng đến tổng sản phẩm (GDPR), tổng sản phẩm khu vực nhà nước, tổng sản phẩm khu vực ngoài nhà nước và tổng sản phẩm khu vực có vốn đầu tư ngước ngoài 16 , 22 , 23 . Ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng cần được xem xét cả trong ngắn hạn và dài hạn để có cái nhìn tổng quan nên biến độ trễ được đưa vào mô hình để làm rõ những thay đổi. Mũi tên số 2 tương ứng với nhóm yếu tố về con người bao gồm vốn con người được tính dựa vào tỷ lệ phần trăm lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo 24 . Mũi tên số 3 tương ứng với nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, bao gồm lạm phát 6 , 16 , 3 , 8 , 25 và xuất khẩu 8 , 3 , 12 . Mũi tên số 4 tương ứng với độ trễ GDP 1 năm 23 được đưa vào mô hình như một biến kiểm soát của mô hình, bên cạnh đó là xem xét ảnh hưởng của GDP sau 1 năm liệu có ảnh hưởng đến GDP năm hiện hành hay không. Mũi tên số 5 tương ứng với 6 vùng kinh tế trọng điểm 26 , 27 , 28 , 29 và mũi tên số 6 tương ứng với lượng FDI được đầu tư vào 6 vùng kinh tế này 30 . Nghiên cứu tập trung phân tích ảnh hưởng của các yếu tố về FDI có tác động thế nào đến tăng trưởng ở Việt Nam.

Figure 1 . Mô hình lý thuyết xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng ở Việt Nam. Nguồn: Tác giả tổng hợp (2021)

Mô hình nghiên cứu

Nhằm nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế, tác giả kế thừa những nghiên cứu trước đây như Inekwe (2013) 10 , Osunkwo (2020) 11 , Mustafa (2021) 3 , Trpeski (2021) 23 , Sengupta (2020) 31 , Bilas (2020) 15 , Zekarias (2016) 25 , Liang (2021) 17 , Chaudhury (2020) 16 , Nguyễn Hữu Cung (2020) 8 , Đỗ Quỳnh Anh (2021) 6 , Dương Nguyễn Minh Huy (2021) 24 , Nguyễn Hiếu Hữu (2020) 12 và đặc điểm của Việt Nam, tác giả đã sử dụng biến FDI và các biến kiểm soát khác để đo lường tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc nội tại khu vực nhà nước, tổng sản phẩm quốc nội tại khu vực ngoài nhà nước và tổng sản phẩm quốc nội tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, mô hình được nhóm tác giả đề xuất như sau:

Model 1: lnGDPR it = α1lnFDIit + α2lnFDI(t-1)it+ α3lnFDI(t-2)it + α4INFit + α5lnEXPit + α6lnHCit + α7lnGDPR(t-1)it+ α8REG1it + α9REG2it+ α10REG3it + α11REG4it + α12REG5it + α13FDI*REG1it + α14FDI*REG2it + α15FDI*REG3it + α16FDI*REG4it + α17FDI*REG5it + εit

Model 2: lnGDPR1it = α1lnFDIit + α2lnFDI(t-1)it+ α3lnFDI(t-2)it + α4INFit + α5lnEXPit + α6lnHCit + α7lnGDPR(t-1)it+ α8REG1it + α9REG2it+ α10REG3it + α11REG4it + α12REG5it + α13FDI*REG1it + α14FDI*REG2it + α15FDI*REG3it + α16FDI*REG4it + α17FDI*REG5it + εit

Model 3: lnGDPR2it = α1lnFDIit + α2lnFDI(t-1)it+ α3lnFDI(t-2)it + α4INFit + α5lnEXPit + α6lnHCit + α7lnGDPR(t-1)it+ α8REG1it + α9REG2it+ α10REG3it + α11REG4it + α12REG5it + α13FDI*REG1it + α14FDI*REG2it + α15FDI*REG3it + α16FDI*REG4it + α17FDI*REG5it + εit

Model 4: lnGDPR3it = α1lnFDIit + α2lnFDI(t-1)it+ α3lnFDI(t-2)it + α4INFit + α5lnEXPit + α6lnHCit + α7lnGDPR(t-1)it+ α8REG1it + α9REG2it+ α10REG3it + α11REG4it + α12REG5it + α13FDI*REG1it + α14FDI*REG2it + α15FDI*REG3it + α16FDI*REG4it + α17FDI*REG5it + εit

Trong đó:

i là các tỉnh/thành phố ở Việt Nam (i = 1,…,63);

t là chỉ số thời gian (t =2010,…,2019)

Bốn mô hình với 4 biến phụ thuộc khác nhau mang lại ý nghĩa khác nhau về mặt kinh tế. Cụ thể, ở mô hình 1 đề tài sử dụng biến GDPR là tổng sản phẩm quốc nội được tính dựa vào giá so sánh năm 2010 để đo lường được tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế nói chung tại Việt Nam. Tuy nhiên, ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng ở Việt Nam khi xét đến các khu vực kinh tế riêng biệt lại cho thấy ảnh hưởng khác nhau. Tiếp nối nghiên cứu của Bùi Kiều Anh (2019) 9 bằng phân tích thông kê, nghiên cứu đã thực hiện thu thập số liệu và chạy kết quả định lượng để đưa ra kết quả chính xác nhất, giúp đưa ra cái nhìn tổng quan về tác động của FDI đến ba khu vực nhà nước, ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài qua ba biến phụ thuộc bao gồm: GDPR1 là tổng sản phẩm quốc nội được tính dựa vào giá so sánh năm 2010 tại khu vực nhà nước, GDPR2 là tổng sản phẩm quốc nội được tính dựa vào giá so sánh năm 2010 tại khu vực ngoài nhà nước và GDPR3 tổng sản phẩm quốc nội được tính dựa vào giá so sánh năm 2010 tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Mô tả các biến và giả thuyết nghiên cứu

Căn cứ vào các kết quả thực hiện của các học giả trước đó, nghiên cứu đề xuất và mô tả các biến trong mô hình (tại Table 1 ).

Table 1 Mô tả các biến trong mô hình

Dữ liệu và Phương pháp nghiên cứu

Bộ dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO, 2014, 2017, 2019) 36 . Dữ liệu được lấy của 63 tỉnh/thành ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019 để xem xét tác động của FDI đến tăng trưởng trong 10 năm gần đây. Để đảm bảo tính tin cậy và đồng nhất khi thực hiện kiểm định và hồi quy mô hình, dữ liệu đã được tác giả xử lý để loại bỏ những giá trị khác biệt có thể làm lệch kết quả và chuyển hóa sao cho phù hợp với tính chất của các biến trong mô hình định lượng.

Kết quả nghiên cứu

Thống kê mô tả dữ liệu

Table 2 Thống kê mô tả các biến đã lấy logarit trong khoảng thời gian từ 2010-2019

Sau khi lấy logarit, phần lớn các biến trong mô hình đều có độ phân tán đều và tập trung hơn. Bảng mô tả cho thấy biến phụ thuộc của mô hình là biến tổng sản phẩm gdpr có trung bình ở mức 10,4262, độ lệch chuẩn đạt 0,9463607 với mức thấp nhất là 8,229 và cao nhất 14,107 . Biến giải thích chính fdi đạt trung bình ở 6,746, độ lệch chuẩn 2,711 thấp nhất -2,303 (dấu âm do lấy log của giá trị nhỏ hơn 1) và cao nhất ở 12,757. Những quan sát nhỏ hơn 1 khi lấy logarit sẽ có giá trị âm.

Kết quả mô hình hồi quy tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Kết quả ở Table 3 cho thấy biến FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn (FDI sau 2 năm) ở mức ý nghĩa 1%. Tại 3 khu vực kinh tế được xem xét, FDI có tác động dương đến khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong ngắn hạn và dài hạn. Tại khu vực ngoài nhà nước, FDI chỉ có tác động dương trong ngắn hạn với mức ý nghĩa 10% mà không tìm thấy tác động dài hạn nào tại khu vực này. Bên cạnh đó, biến xuất khẩu và biến độ trễ 1 năm của biến phụ thuộc có tác động làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 1%, đặc biệt xuất khẩu là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến tăng trưởng. Lạm phát giảm sẽ khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên. Ngoài ra, biến vốn con người không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nói chung, nhưng khi xét từng khu vực vốn con người vừa có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Table 3 Kết quả hồi quy tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Thảo luận

Kết quả nghiên cứu trên tương đồng với các nghiên cứu trước đây như Osunkwo (2020) 11 , Nguyễn Hữu Cung (2020) 8 , Mustafa (2021) 3 , Trpeski (2021 23 , Bilas (2020) 15 , Zekarias (2016) 25 , Dương Nguyễn Minh Huy (2021) 24 , Liang (2021) 17 , Chaudhury (2020) 16 , Nguyễn Hiếu Hữu (2020 ) 12 , Qazi (2020) 13 , Rao (2020) 37 , Ciobanu (2020) 22 và Nguyễn Phụ Tụ (2021) 38 , cụ thể như sau:

FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế , đặc biệt có tác động tích cực đến tổng sản phẩm quốc nội được tính dựa vào giá so sánh năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội được tính dựa vào giá so sánh năm 2010 tại khu vực nhà nước và tổng sản phẩm quốc nội được tính dựa vào giá so sánh năm 2010 tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở mức ý nghĩa 1%; không tác động đến đến tổng sản phẩm quốc nội được tính dựa vào giá so sánh năm 2010 tại khu vực ngoài nhà nước. Kết quả tác động dương này của FDI lên tăng trưởng kinh tế hoàn toàn phù hợp với giả thuyết H1 được đưa ra. FDI tác động mạnh nhất tại khu vực đầu tư nước ngoài với mức ý nghĩa 1% nhưng mức độ tác động của FDI được xem là khá thấp khi FDI tăng 1% chỉ khiến cho tăng trưởng kinh tế tăng cao nhất là 0,627%. Theo Cao Liang (2021) 17 , tác động của nguồn vốn FDI sẽ không giống nhau ở mỗi quốc gia. Nguồn vốn FDI được đầu tư vào mỗi quốc gia là khác nhau. Do đó, tỷ lệ dòng vốn FDI còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như Chính phủ của nước sở tại hay mức độ hấp thụ tri thức của mỗi quốc gia. Nghiên cứu của Sajid Anwar (2010) 7 cũng đồng tình với quan điểm này, Việt Nam đang hưởng lợi từ nguồn FDI khổng lồ, nhưng tác động dương là không đáng kể và cần được cải thiện qua chính sách trong những năm tiếp theo. Một dấu hiệu tích cực khi FDI tăng dẫn đến tăng trưởng kinh tế tại khu vực nhà nước cũng tăng, tuy nhiên tác động này là chưa đáng kể (khoảng 0,119%) đến khu vực nhà nước và thậm chí không tác động đến khu vực ngoài nhà nước. Điều này đặt ra một câu hỏi đó là FDI có thực sự đóng góp vào sự tăng trưởng của toàn xã hội hay chỉ tạo ra sự phát triển cho các TNCs, khi ảnh hưởng của FDI nhìn chung là tích cực nhưng xét cụ thể từng khu vực, FDI chỉ tăng trưởng cao tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mà thiếu đi tác động lan toả đến các thành phần kinh tế khác. Do đó, chính phủ Việt Nam cần có nhiều giải pháp hơn để thu hút FDI hiệu quả, đặc biệt là thu hút FDI qua Greenfield (đầu tư mới), tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam và các khu vực kinh tế nhờ cơ sở vật chất mới, vốn tri thức và chuyển giao công nghệ.

Tác động của FDI sau 1 năm trái ngược với tác động của FDI trong năm hiện hành . Độ trễ FDI 1 năm có tác động âm đến tổng sản phẩm quốc nội ở mức ý nghĩa 1%; tác động âm đến tổng sản phẩm quốc nội tại khu vực ngoài nhà nước ở mức ý nghĩa 1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở mức ý nghĩa 5%. Độ trễ FDI 1 năm không tác động đến tổng sản phẩm quốc nội khu vực nhà nước. Kết quả này dẫn đến bác bỏ giả thuyết H2 đã kỳ vọng. Điều này có thể được lý giải bởi nếu như FDI thực hiện theo hình thức M&A thì nó có thể gây ra hậu quả đối với các đơn vị trong nước. FDI có thể dẫn đến việc đóng cửa các công ty trong nước và giảm việc làm với việc thay thế các đơn vị và bộ phận trong nước bằng các đơn vị và bộ phận nước ngoài 21 . Bên cạnh lợi ích của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vai trò của đầu tư trong nước cũng vô cùng quan trọng, dẫn đến thu nhập và tạo việc làm cho người dân trong nước.

FDI độ trễ 2 năm có kết quả khá tương đồng với tác động FDI trong năm hiện hành. Với độ trễ 2 năm, FDI tác động tích cực đến tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc nội ở khu vực nhà nước, ngoài nhà nước và khu vực vốn FDI ở mức ý nghĩa 1%. Trong dài hạn, FDI cho thấy tác động tích cực đối với tăng trưởng GDP ở tất cả các khu vực, do đó giả thuyết H3 được chấp nhận. Ảnh hưởng cho thấy FDI làm tăng tốc độ tăng trưởng GDP trong dài hạn tại Việt Nam, điều này có thể được giải thích khi các công ty đa quốc gia thực hiện FDI theo hình thức M&A, nhưng vẫn đóng góp một phần GDP nhất định giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp GDP vào ngân sách nhà nước. Lý giải này hoàn toàn phù hợp theo nghiên cứu của Bùi Kiều Anh (2019) 9 , FDI luôn chiếm khoảng 20% ​​GDP Việt Nam kể từ năm 1995. Tuy nhiên, tác động của FDI với độ trễ 2 năm giảm so với tác động của FDI ở năm hiện hành. Đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng trưởng cao nhất (0,627%) ở năm hiện hành chỉ còn 0,112% vào năm thứ hai. Điều này đưa ra một dự đoán rằng FDI trong dài hạn sẽ giảm dần tác động tích cực qua từng năm và dẫn đến không tác động đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, FDI vừa là động lực vừa là áp lực khiến Việt Nam cần phải thay đổi chiến lược thu hút dòng vốn FDI trong giai đoạn tiếp theo 8 .

Lạm phát tác động âm đến tổng sản phẩm quốc nội tại Việt Nam, tác động âm đến tổng sản phẩm quốc nội tại khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước ở mức ý nghĩa 1%, tác động âm đến khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả là phù hợp với các nghiên cứu trước đó và giả thuyết H4. Cuối cùng, kết quả cho thấy lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Điều này được đề cập bởi Fisher (1993) 39 , Fisher chỉ ra rằng lạm phát ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tác động tiêu cực đến tăng trưởng qua việc làm giảm đầu tư vào quốc gia và giảm tốc độ tăng năng suất.

Xuất khẩu có tác động dương đến tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc nội ở khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở mức ý nghĩa 1%. Xuất khẩu tác động mạnh nhất tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài khi xuất khẩu tăng 1% tăng trưởng kinh tế tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,488%. Dựa vào kết quả trên, xuất khẩu tăng thì tăng trưởng kinh tế sẽ tăng, ta chấp nhận giả thuyết H5. Việc xuất khẩu được coi là có ý nghĩa quan trọng để tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu 40 . Khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, các quốc gia không chỉ khai thác thị trường trong nước mà còn mở rộng ra thị trường quốc tế thông qua ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương, kết quả là làm tăng quy mô sản xuất để cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Để trở thành một nước đang phát triển với thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đã có nhiều chính sách kinh tế ưu đãi để thu hút dòng vốn FDI, viện trợ nước ngoài và mở rộng thị trường quốc tế. Căn bản của việc mở rộng thị trường xuất khẩu dẫn đến việc tăng quy mô sản xuất, do đó có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế 8 .

Vốn con người không tác động đến tổng sản phẩm quốc nội tổng thể nói chung và tổng sản phẩm quốc nội tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài . Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Dương Nguyễn Minh Huy (2021) 24 tại vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Bên cạnh đó, vốn con người ảnh hưởng tích cực đến tổng sản phẩm quốc nội tại khu vực nhà nước và ảnh hưởng tiêu cực đến tổng sản phẩm quốc nội tại khu vực ngoài nhà nước ở mức ý nghĩa 10%.

Độ trễ GDPr 1 năm có tác động tích cực đến GDPR ở năm hiện hành ở mức ý nghĩa 5 %. Bên cạnh đó, độ trễ GDPR 1 năm tác động tích cực đến GDPR tại khu vực ngoài nhà nước ở mức ý nghĩa 1% và tác động tích cực đến GDPR khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở mức ý nghĩa 10% . Kết quả phù hợp với giả thuyết H7 đã đề ra. Khi độ trễ 1 năm của GDP tăng cho thấy lợi ích từ nguồn vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế, lợi ích này khiến cho Chính phủ có thêm nhiều chính sách để thu hút FDI ngày càng nhiều vào Việt Nam như giảm thuế và tiến dần tới mức thuế suất 0%, do đó tác động dương đến tăng trưởng kinh tế ở năm hiện hành.

Tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các vùng kinh tế khác nhau là khác nhau . Vùng Trung Du và miền núi phía Bắc không tác động đến tăng trưởng kinh tế toàn xã hội nhưng làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế tại khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài ra khu vực này tạo ra tác động làm giảm tăng trưởng tại khu vực kinh tế ngoài nhà nước ở mức ý nghĩa 1%. Các khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung và vùng Tây Nguyên có tác động âm đến tăng trưởng kinh tế, riêng khu vực Đông Nam Bộ có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Kết quả này cho thấy ảnh hưởng không đồng đều đến tăng trưởng kinh tế giữa các vùng, FDI tăng trưởng mạnh nhất ở các vùng phía Nam Việt Nam. Một phần lý do dẫn đến sự khác biệt này là nguồn vốn FDI đổ vào các tỉnh không đồng đều. Khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long là những nơi nhận nguồn vốn FDI nhiều nhất tại Việt Nam với điển hình là các tỉnh, thành phố như Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An hay Tiền Giang. Ngoài vị trí địa lý thuận lợi, các tỉnh trọng điểm phía Nam còn thu hút được nhiều nguồn vốn FDI nhờ môi trường đầu tư ổn định và hấp dẫn, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ Chính quyền thành phố 41 . Vì vậy, các vùng kinh tế trọng điểm chưa thu hút được nhiều nguồn vốn FDI cần nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện môi trường đầu tư và các thủ tục chính sách.

Các biến tương tác giữa FDI và các biến vùng kinh tế tương ứng với lượng vốn FDI được đầu tư vào các vùng này cũng tạo ra những ảnh hưởng khác nhau đến tăng trưởng. Lượng vốn được đầu tư vào vùng Trung Du và miền núi phía Bắc tạo ra tác động âm đến tăng trưởng kinh tế tại khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhưng tác động dương đến khu vực ngoài nhà nước. Lượng vốn FDI được đầu tư vào vùng đồng bằng sông Hồng cho thấy tác động tích cực đến tăng trưởng ở mức ý nghĩa 5%. Lượng vốn FDI đổ vào vùng Bắc Trung Bộ và miền núi phía Bắc cho tác động làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn xã hội và khu vực ngoài nhà nước, ngoài ra làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Lượng vốn FDI được đầu tư vào Tây Nguyên có tác động giảm tăng trưởng tại khu vực nhà nước và tăng tốc độ tăng trưởng tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tại khu vực Đông Nam Bộ, lượng FDI được đầu tư cho thấy ảnh hưởng tiêu cực. Một cách tổng thể, các khu vực Trung Du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung, Tây Nguyên mang lại cả tác động tích cực và tiêu cực đến tăng trưởng. Khu vực đồng bằng sông Hồng cho thấy tác động tích cực và khu vực Đông Nam Bộ cho thấy tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Trong khi các biến vùng kinh tế cho thấy mức độ ảnh hưởng giữa các vùng đến tăng trưởng gắn liền với các yếu tố như vị trí địa lý hay chính sách của các tỉnh thì các biến tương tác vùng có liên quan mật thiết đến FDI, kết quả mà nghiên cứu nhận thấy rõ nhất chính là tác động tích cực của FDI đang dần tập trung vào các vùng kinh tế ở phía Bắc và miền Trung Việt Nam thay vì các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Jerkin (2006) 42 nhận định rằng, với lượng FDI khổng lồ thu hút qua các năm, FDI qua các giai đoạn tại các vùng này dần tập trung vào các ngành thâm dụng vốn, do đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm. Từ việc việc làm ít được tạo ra, dẫn tới lượng GDP đóng góp vào tăng trưởng qua các năm cũng giảm. Ngoài ra, lượng FDI đổ vào các vùng kinh tế phía Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng vấn đề được đặt ra khi quy mô các dự án đang giảm dần. Khi thiếu các dự án lớn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các tỉnh phía Nam mà đặc biệt là Hồ Chí Minh không thể phát triển thêm nữa vì tắc nghẽn giao thông, khiến chi phí sản xuất tăng, dần dần làm giảm đi sức hút của môi trường đầu tư 43 . Những kết quả này là lý do để các nhà chính sách cần phải có nhiều biện pháp hơn làm giảm tác động tiêu cực đến tăng trưởng của các vùng kinh tế trọng điểm, cũng như các giải pháp giúp cân bằng lượng vốn được đầu tư vào các vùng kinh tế trong điểm và ba khu vực kinh tế nhà nước, ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại nước ta.

Bên cạnh đó, Nghiên cứu trình bày những kết quả tổng hợp từ bốn mô hình hồi quy thông qua Table 4 . Theo đó, cột 1 trình bày các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, cột 2, 3, 4 và 5 trình bày mức độ tác động đến tổng sản phẩm quốc nội nói chung và tổng sản phẩm quốc nội ở ba khu vực kinh tế.

Table 4 Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tại Việt Nam

Kết luận

Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu từ Niên Giám Thống Kê trong giai đoạn 2010-2019 để phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng và khẳng định lại một lần nữa tác động của FDI đến nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu cũng đi sâu phân tích tác động của FDI đến các khu vực và thành phần kinh tế trong khi các nghiên cứu trước đây không đề cập đến. Nhóm tác giả cũng xem xét tác động của FDI theo độ trễ thời gian để có cái nhìn về ảnh hưởng của FDI trong dài hạn. Hy vọng rằng nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề còn đang tranh cãi về FDI, đồng thời là cơ sở để thực hiện nhiều nghiên cứu về FDI dẫn đến phát triển kinh tế nhờ FDI một cách bền vững.

Nghiên cứu đã đánh giá thực nghiệm tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế trong nước cũng như xem xét ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế qua các biến kiểm soát như: lạm phát, độ trễ 1 năm của tổng sản phẩm nội địa, xuất khẩu, vốn con người, 6 vùng kinh tế trọng điểm và lượng FDI tại 6 vùng kinh tế cho bộ dữ liệu bảng của 63 tỉnh, thành phố trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2019 bằng phương pháp hồi quy GLS và REM.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thấy một ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế như nhiều nghiên cứu trước đây đã từng nhận định tác động tích cực đối với tăng trưởng. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế là không đáng kể. Bên cạnh ảnh hưởng làm tăng việc làm, FDI cũng thể hiện tác động tiêu cực sau 1 năm, điều này có thể lý giải bởi ảnh hưởng từ hình thức đầu tư FDI vào Việt Nam. Ngoài ra, tác động của FDI đến tăng trưởng ở các khu vực nhà nước, ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là hoàn toàn khác nhau, trong đó lượng vốn FDI ảnh hưởng mạnh nhất đến khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Những kết quả này cho thấy nguồn vốn FDI tại Việt Nam vẫn chưa thực hiện tốt tác động lan toả đến các khu vực khác. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm khi lượng FDI thu hút được ngày càng nhiều. Chính phủ cần đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và các biện pháp thúc đẩy xúc tiến đầu tư phù hợp hơn với môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Ngoài ra việc làm còn chịu ảnh hưởng bởi các biến kiểm soát. Lạm phát tăng khiến cho tăng trưởng kinh tế giảm do đó cần phải có những biện pháp để kiểm soát lạm phát tăng nhanh. Sản lượng xuất khẩu hàng hoá và độ trễ GDP một năm có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế, nên việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao công nghệ và từ đó xuất khẩu nhiều hơn góp phần rất lớn đến tăng tưởng kinh tế ở nước ta. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại 6 vùng kinh tế cũng khác nhau. Chính phủ các tỉnh, thành phố cần hiểu rõ sự khác biệt về các yếu tố địa lý, môi trường đầu tư, nguồn nhân lực và chỉ số PCI của tỉnh mình để đưa ra những biện pháp thúc đẩy tăng trưởng hợp lí hơn.

Hạn chế của nghiên cứu

Thứ nhất, nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 63 tỉnh thành chưa thực sự đầy đủ với những số liệu không thể thu thập được từ GSO và các nguồn khác, vì vậy đề tài đã sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng để chạy kết quả nghiên cứu, điều này có thể gây ảnh hưởng một phần đến kết quả của đề tài.

Thứ hai, nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 10 năm gần đây để đánh giá những tác động tại thời điểm hiện tại, dữ liệu này chưa thể hiện rõ bước nhảy của tăng trưởng kinh tế được tạo ra nhờ FDI ở giai đoạn này so với giai đoạn mở cửa từ năm 1986.

Thứ ba, nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được nhiều giải pháp thiết thực cho việc thu hút FDI từ các nước đầu tư vào Việt Nam, nghiên cứu sẽ cần sự đóng góp rất nhiều để hoàn thiện các kết quả và giải pháp cho nền kinh tế trong thời gian tới.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GSO: Tổng cục Thống kê

FDI: Foreign Direct Investment

GRS: Generalized Least Square

REM: Random effect

DFID: Department for International Development

UNCTAD: United Nation Conference on Trade and Development

GDP: Gross Domestic Product

STATA: Statistics and data

Tuyên bố xung đột lợi ích

Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

Tuyên bố đóng góp của các tác giả

• Tác giả Nguyễn Thị Mai chịu trách nhiệm nội dung: Ý tưởng nghiên cứu và toàn bài báo.

• Tác giả Dương Thế Duy chịu trách nhiệm nội dung: Toàn văn bài báo và là tác giả gửi bài.

• Tác giả Nguyễn Thị Phương Mai chịu trách nhiệm nội dung: Ý tưởng nghiên cứu, toàn bài báo, số liệu và xử lý số liệu nghiên cứu.

References

  1. Chirwa TG, Odhiambo NM. Macroeconomic determinants of economic growth: a review of international literature. S East Eur J Econ Bus. 2016;11(2):33-47. . ;:. Google Scholar
  2. DFID, GB. Growth: building jobs and prosperity in developing countries. London: Department for International Development; 2008. . ;:. Google Scholar
  3. Mustafa T, Nik Hassan NS, Mohd Hassan N. The effect of FDI towards GDP growth in Malaysia; 2021. . ;:. Google Scholar
  4. UNCTAD. World investment report 2021-investing in sustainable recovery; 2021. . ;:. Google Scholar
  5. Linh ĐH, 2020, Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hậu đại dịch Covid-19. Truy cập ngày 20/08/2020. . ;:. Google Scholar
  6. Do QA, Le QH, Nguyen TD, Vu VA, Tran LH, Nguyen CTT. Spatial impact of foreign direct investment on poverty reduction in Vietnam. J Risk Financ Manag. 2021;14(7):292. . ;:. Google Scholar
  7. Anwar S, Nguyen LP. Foreign direct investment and economic growth in Vietnam. Asia Pac Bus Rev. 2010;16(1-2):183-202. . ;:. Google Scholar
  8. Cung NH. Impact of foreign direct investment on economic growth in Vietnam. Adv Manag Appl Econ. 2020;10(2):1-6. . ;:. Google Scholar
  9. Anh BK, Thai NQ, Trinh B. Foreign direct investment (FDI) in Vietnam economy. Theor Econ Lett. 2019;09(4):986-98. . ;:. Google Scholar
  10. Inekwe JN. FDI, employment and economic growth in Nigeria. Afr Dev Rev. 2013;25(4):421-33. . ;:. Google Scholar
  11. Osunkwo FOC. Foreign direct investment and economic growth of Nigeria (1980-2018). J Econ Bus. 2020;3(1). . ;:. Google Scholar
  12. Nguyen HH. Impact of foreign direct investment and international trade on economic growth: empirical study in Vietnam. J Asian Fin Econ Bus. 2020;7(3):323-31. . ;:. Google Scholar
  13. Qazi U, Alam A, Ahmad S, Ambreen R. Impact of FDI and electricity on the economic growth of Pakistan: A long run cointegration and causality analysis. RWE. 2021;12(2). . ;:. Google Scholar
  14. Li B. A research on GDP growth, industrial goods export and FDI in industrial sector in Shandong Province. In: Fifth International Conference on Economic and Business Management (FEBM 2020). Atlantis Press; 2020. p. 48-51. . ;:. Google Scholar
  15. Bilas V. FDI and economic growth in EU13 countries: cointegration and causality tests. J Compet. 2020;12(3):47-63. . ;:. Google Scholar
  16. Chaudhury S, Nanda N, Tyagi B. Impact of FDI on economic growth in South Asia: does nature of FDI matters?*This article is an outcome of a project supported by South Asia Network of Economic Research Institutes under 16th RRC. Rev Mark Integr. 2020;12(1-2):51-69. . ;:. Google Scholar
  17. Liang C, Shah SA, Bifei T. The role of FDI inflow in economic growth: evidence from developing countries. JAREAS. 2021;2(1):68-80. . ;:. Google Scholar
  18. Verma D, Shehzad K, Khan D, Ain QU, Kim SJ, Lee D et al. A Design of 8 fJ/conversion-step 10-bit 8-MS/s low power asynchronous SAR ADC for IEEE 802.15. 1 IoT sensor based applications. IEEE Access. 2020;8:85869-79. . ;:. Google Scholar
  19. Bilas V. Foreign direct investment and economic growth relationship in Croatia. UTMS J Econ. 2019;10(2). . ;:. Google Scholar
  20. Yang B. FDI and growth: a varying relationship across regions and over time. Appl Econ Lett. 2008;15(2):105-8. . ;:. Google Scholar
  21. Temiz D, Gökmen A. FDI inflow as an international business operation by MNCs and economic growth: an empirical study on Turkey. Int Bus Rev. 2014;23(1):145-54. . ;:. Google Scholar
  22. Ciobanu R, Şova RA, Popa AF. The impact of fdi over economic growth and how Covid-19 crisis can impact the CEE economies. CECCAR Bus Rev. 2020;2020(4):64-72. . ;:. Google Scholar
  23. Trpeski P, Cvetanoska M, Kozheski K. The impact of foreign direct investments on economic growth and trade: A panel approach of selected western Balkan countries. Manag Res Pract. 2021;13(3). . ;:. Google Scholar
  24. Huy DNM, 2021. FDI and growth: evidence from provinces and cities in South East region of Vietnam. The university of Danang-journal of science and technology, 54-7. . ;:. Google Scholar
  25. Zekarias SM. The impact of foreign direct investment (FDI) on economic growth in eastern Africa: evidence from panel data analysis. Appl Econ Fin. 2016;3(1):145-60. . ;:. Google Scholar
  26. Chien ND, Zhang KZ. FDI of Vietnam; two-way linkages between FDI and GDP, competition among provinces and effects of laws. iBusiness. 2012;04(2):157-63. . ;:. Google Scholar
  27. Tiến NM. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế các vùng của Việt Nam. Luận văn tiến sĩ, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh. . 2014;:. Google Scholar
  28. Lan NP. Foreign direct investment and Its linkage to Economic Growth in Vietnam: A Provincial Level Analysis. Adelaide, SA 5001. Australia. . 2006;:. Google Scholar
  29. Wei K. Foreign direct investment and economic growth in China's regions [PhD dissertation]. London, UK: Business School, Middlesex University. p. 1979-2003; 2008. . ;:. Google Scholar
  30. Chee YL, Nair M. The impact of FDI and financial sector development on economic growth: empirical evidence from Asia and Oceania. Int J Econ Fin. 2010;2(2):107-19. . ;:. Google Scholar
  31. Sengupta P, Puri R. Exploration of relationship between FDI and GDP: A comparison between India and its neighbouring countries. Glob Bus Rev. 2020;21(2):473-89. . ;:. Google Scholar
  32. Uddin F, Rudin CM, Sen T. CRISPR gene therapy: applications, limitations, and implications for the future. Front Oncol. 2020;10:1387. . ;:. PubMed Google Scholar
  33. Goel N. Repercussion of FDI on employment generation in Indian retail: a statistical analysis. Int J Bus Global. 2020;25(4):405-18. . ;:. Google Scholar
  34. Das S, Pérez-Ramírez J, Gong J, Dewangan N, Hidajat K, Gates BC et al. Core-shell structured catalysts for thermocatalytic, photocatalytic, and electrocatalytic conversion of CO 2. Chem Soc Rev. 2020;49(10):2937-3004. . ;:. PubMed Google Scholar
  35. Peric S, Stulnig TM. Diabetes and COVID-19: disease-management-people. Wien Klin Wochenschr. 2020;132(13-14):356-61. . ;:. PubMed Google Scholar
  36. Tổng cục Thống kê, 2010, 2014, 2015, 2017. Niên Giám Thống Kê Các Năm. 2018, 2019;2019:2010, 2014, 2015, 2017, 2018. . ;:. Google Scholar
  37. Rao DT, Sethi N, Dash DP, Bhujabal P. Foreign aid, FDI and economic growth in South-East Asia and South Asia. Glob Bus Rev, 0972150919890957. 2020. . ;:. Google Scholar
  38. Tụ N.P.. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế, 43-9. . 2021;:. Google Scholar
  39. Fischer S. The role of macroeconomic factors in growth. J Monet Econ. 1993;32(3):485-512. . ;:. Google Scholar
  40. Singh G. Causality between export and economic growth: A cause study of India. Indian J Acc. 2015;47(1):109-20. . ;:. Google Scholar
  41. Loan NT. Vốn FDI tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. . 2020;:. Google Scholar
  42. Jenkins R. Globalization, foreign investment and employment in Viet Nam. Transnat Corp. 2006;15(1). . ;:. Google Scholar
  43. Thủy NC. Tác động của dự án hành lang kinh tế phía Nam và việc khai thác tài nguyên nước sông Mekong đối với khu vực Nam Bộ. Tạp Chí Khoa Học. 2017;14(8):157. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 7 No 3 (2023)
Page No.: 4658-4671
Published: Sep 30, 2023
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v7i3.1206

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Mai, N., Duy, D., & Phuong, N. (2023). Impact of foreign direct investment on economic growth in Vietnam. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 7(3), 4658-4671. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v7i3.1206

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 2145 times
PDF   = 469 times
XML   = 0 times
Total   = 469 times