Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

1301

Total

929

Share

A model-based approach for estimation of liquidity risk of joint-stock commercial banks in Vietnam






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The research attempts to identify the factors affecting liquidity risk of the joint-stock commercial banking system in Vietnam in the period 2008-2018. The research uses regression methods for panel data with a sample of 26 commercial banks, using secondary data collected from audited financial statements of commercial banks in Vietnam. The study performed FEM, REM, FGLS and D&K regression estimations and model’s tests. Through the SGMM method for panel data, the results show the liquidity risk of the previous year (LIQR), the liquidity of commercial banks (LIQ), the variable of the loan/total assets ratio (LTA), the ratio of credit growth (CRD), external financing ratio (EFD), credit risk provision ratio (LLP) have a positive impact on credit risk. In addition, the research results have not found statistically significant evidence on the factors of economic growth, inflation, money supply, the financial crisis affecting the liquidity risk in the case of Vietnam. This suggests important policy implications for commercial banks and the State Bank of Vietnam to control liquidity risk and to ensure the stability for the commercial banks in Vietnam.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt bởi sản phẩm kinh doanh là tiền tệ, loại hàng hóa nhạy cảm và sức hút đặc biệt. Chính tính đặc biệt riêng có này mà hoạt động ngân hàng vừa đem lại hiệu quả rất lớn đối với nền kinh tế, vừa có khả năng xảy ra rủi ro rất cao. Tạo thanh khoản cho nền kinh tế là một trong những nhiệm vụ chính của ngân hàng Berger & Bouwman 1 , Diamond 2 . Do đó các ngân hàng thương mại luôn phải đảm bảo được an toàn thanh khoản trong quá trình hoạt động Kiyotaki & Moore 3 .

Rủi ro thanh khoản (RRTK) là rủi ro nghiêm trọng nhất trong các loại hình rủi ro trong hệ thống ngân hàng, nó không chỉ đe dọa sự an toàn của từng NHTM mà còn liên quan đến sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng Eichberger & Summer 4 . Những bài học về RRTK rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 cho thấy vai trò thanh khoản rất quan trọng đối với hoạt động của thị trường tài chính và ngành ngân hàng Voldova 5 . Vì vậy, nghiên cứu kỳ vọng bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến RRTK của ngân hàng, đặc biệt là ở các ngân hàng TMCP nhằm giúp các nhà quản lý ngân hàng có phương pháp đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK thông qua kết cấu 5 chương bao gồm: (i) phần mở đầu, (ii) cơ sở lý luận và các mô hình nghiên cứu liên quan trong nước và quốc tế, (iii) phương pháp nghiên cứu; (iv) kết quả nghiên cứu và (v) kết luận.

KHUNG KHỔ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Cơ sở lý luận về rủi ro

Dưới góc độ tài chính, rủi ro được hiểu là xác suất lợi nhuận thực tế thu được từ một khoản đầu tư thấp hơn so với kỳ vọng. Thông thường, nếu mức lợi nhuận được mong đợi càng cao thì xác suất xảy ra rủi ro sẽ càng lớn.

Theo Williams và cộng sự 6 , “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro, người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước”.

Tại Điều 8 Thông tư số 41/2016/TT-NHNN thì rủi ro tín dụng là “rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Theo Nguyễn Thị Mùi 7 , nghiên cứu cho rằng rủi ro của ngân hàng được hiểu là “những sự việc xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các NHTM”.

Như vậy, rủi ro của ngân hàng gắn liền với sự giảm sút thu nhập ngoài dự kiến và những biện pháp quản lý rủi ro của ngân hàng là để kiểm soát rủi ro nằm trong mức có thể kiểm soát được và không gây tổn thất quá lớn, làm giảm lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng.

Các lý thuyết có liên quan về thanh khoản

Lý thuyết về thanh khoản

Có nhiều định nghĩa khác nhau về thanh khoản, nghiên cứu 8 xác định thanh khoản là khả năng của một tổ chức tài chính có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu tài chính chính đáng. Theo Duttweiler 9 , thanh khoản là việc dễ dàng chuyển một tài sản cụ thể nào đó thành tiền mặt và khi doanh nghiệp muốn chuyển tài sản thành tiền mặt thì thị trường vẫn còn chấp nhận các giao dịch. Dưới góc độ tài sản, Nguyễn Văn Tiến 10 cho rằng “Thanh khoản là khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản và ngược lại. Một tài sản được xem là có khả năng thanh khoản khi đáp ứng được các tiêu chí sau: Có sẵn số lượng để mua hoặc bán, có sẵn thị trường để giao dịch, có sẵn thời gian để giao dịch và giá cả hợp lý". Từ đó, định nghĩa cơ bản nhất của thanh khoản sẽ là: “Thanh khoản đại diện cho khả năng có thể thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn, đến mức tối đa và theo đơn vị tiền tệ được quy định. Do thực hiện bằng tiền nên thanh khoản chỉ liên quan đến các dòng lưu chuyển tiền tệ. Việc không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khả năng thanh khoản”.

Theo Horn & David 11 cho rằng thanh khoản có thể được diễn tả như khả năng nhận ra giá trị của phương tiện được chấp nhận trong sự trao đổi. Là phương tiện được chấp nhận để trao đổi, tiền là tài sản thanh khoản cao nhất và cũng là một chuẩn mực cho việc kiểm soát giá trị của các loại tài sản khác được so sánh như mức độ thay thế của nó. Ngoài ra, Horne & David 11 cũng đưa ra hai thước đo về mức độ thanh khoản: một là, thời gian cần thiết để chuyển đổi tài sản thành tiền; hai là, sự chắc chắn của giá thực hiện, tức là, sự ổn định của tỷ lệ trao đổi giữa tiền và tài sản. Tính thanh khoản là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ mức độ một tài sản bất kỳ có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản đó. Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu nó có thể được bán nhanh chóng mà giá bán không giảm hoặc giảm không đáng kể, thường được đặc trưng bởi số lượng giao dịch lớn. Tài sản có tính thanh khoản càng cao thì mức độ rủi ro càng thấp.

Lý thuyết ưa thích thanh khoản (Keynes Liquidity Preference Theory)

Theo lý thuyết này của Keynes, nắm giữ tiền không vì mục tiêu lợi nhuận và nếu muốn sinh lời thì phải đầu tư. Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất nên việc nắm giữ nhiều tiền sẽ tăng khả năng thanh khoản, tuy nhiên làm mất đi cơ hội tạo ra lợi nhuận và do đó bất kỳ chủ thể nào cũng phải chấp nhận đánh đổi giữa thanh khoản với lợi nhuận. Dựa trên nghiên cứu về chi phí phá sản dự kiến của Berger 12 thì những NHTM có lợi nhuận thấp thường sẽ tập trung vào mục đích tăng lợi nhuận và gia tăng đầu tư vào các danh mục rủi ro cao, kết quả là giảm tỷ trọng tài sản thanh khoản dẫn đến thanh khoản giảm Nguyễn Thị Mỹ Linh 13 . Ngược lại, các ngân hàng có lợi nhuận cao sẽ chú trọng đến sự an toàn và hạn chế tăng trưởng tín dụng quá mức và tăng cường tài sản thanh khoản để tránh rủi ro vỡ nợ.

Lý thuyết cho vay thương mại & thanh khoản (Commercial Loan Theory & Liquidity)

Theo Smith 14 cho rằng cho vay thương mại chủ yếu là ngắn hạn, vì thế ngân hàng sẽ gặp rủi ro cao trong cuộc khủng hoảng tài chính ngay cả khi danh mục cho vay đã phù hợp với các tiêu chuẩn. Wilson và cộng sự 15 cho rằng khi thị trường tài chính chưa phát triển cao, cho vay là tài sản lớn nhất của ngân hàng nên nếu muốn duy trì thanh khoản thì ngân hàng cần nắm giữ ngân quỹ và các khoản cho vay thương mại. Trong điều kiện nguồn vốn của ngân hàng lúc này chủ yếu là ngắn hạn thì cho vay thương mại để tài trợ ngắn hạn cho tài sản lưu động của doanh nghiệp là phương pháp tốt nhất đảm bảo thanh khoản.

Lý thuyết khả năng thay đổi (The Shiftability Theory)

Theo Moulton 16 khẳng định rằng "Thanh khoản là khả năng thay đổi". Lý thuyết này gợi ý rằng cho vay thương mại sẽ không đảm bảo thanh khoản cho NHTM khi có vấn đề, yếu tố có thể đảm bảo thanh khoản là khả năng tạo ra lợi nhuận, tích lũy vốn và khả năng chuyển đổi của tài sản. NHTM sẽ có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản nếu có tài sản sẵn sàng để bán.

Lý thuyết về thu nhập dự kiến (Anticipated Income Theory)

Theo Prochnow 17 đề xuất “Lý thuyết thu nhập dự kiến” cho rằng các khoản thu nhập từ tài sản không chỉ xảy ra khi tài sản đến hạn mà còn có được vào nhiều thời điểm khác trong suốt thời hạn của tài sản. Lý thuyết này đã đặt nền tảng quan trọng cho việc nghiên cứu cấu trúc kỳ hạn của tài sản, và thu nhập dự kiến của tài sản được xem như một biện pháp đảm bảo thanh khoản.

Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory) trái ngược với lý thuyết quá lớn để phá sản (The too big to fail theory)

Theo Lý thuyết tín hiệu của Spence 18 , quy mô ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với thanh khoản, các NHTM có quy mô càng lớn sẽ có tác động tích cực cho hoạt động huy động vốn và làm tăng thanh khoản cho ngân hàng. Ngược lại, lý thuyết quá lớn để đổ vỡ của Greg 19 lại chỉ ra rằng quy mô ngân hàng càng lớn sẽ làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng, vì các ngân hàng quy mô lớn thường sẽ có xu hướng mạo hiểm đầu tư vào các tài sản sinh lời với rủi ro cao hơn với kỳ vọng tăng lợi nhuận và điều này có thể gây tổn hại đến thanh khoản của bản thân ngân hàng.

Lý thuyết về rủi ro thanh khoản

Dựa trên học thuyết cổ điển nhất về RRTK được đưa ra bởi Bagehot 20 : RRTK là hậu quả của việc khi có một lượng tiền được yêu cầu rút ra khỏi hệ thống ngân hàng từ những người gửi tiền và các ngân hàng không có khả năng chi trả cho lượng tiền rút ra đó. Nói một cách dễ hiểu, rủi ro thanh khoản có thể được định nghĩa là rủi ro không có khả năng thanh lý một tài sản kịp thời với mức giá hợp lý Muranaga & Ohsawa 21 . Tại Việt Nam, Phan Thị Cúc 22 cho rằng: “Đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp các ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền, hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán”. Phan Thị Thu Hà 23 nhận định: “Rủi ro thanh khoản là rủi ro liên quan việc ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay”. Thiếu ngân quỹ ở đây có thể là thiếu dự trữ tại ngân hàng, hoặc không thể huy động nguồn vốn từ bên ngoài ngay lập tức.

Đối với khái niệm rủi ro thanh khoản, Duttweiler 9 cho rằng RRTK là rủi ro phát sinh khi NHTM không có khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó hoặc phải huy động vốn với chi phí cao để chi trả cho các nhu cầu thanh toán, hoặc do các nguyên nhân khác làm mất đi khả năng thanh toán của ngân hàng, từ đó kéo theo những tác động xấu cho NHTM. Bonfim & Kim 24 cho rằng sự phức tạp trong vai trò trung gian tài chính của ngân hàng sẽ làm phát sinh RRTK. Phần lớn các nguồn lực được sử dụng từ các ngân hàng thường gắn liền với nghĩa vụ nợ phải trả dưới dạng tiền gửi. Vì mục tiêu lợi nhuận, các ngân hàng sẽ chuyển các khoản nợ (tiền gửi kỳ hạn ngắn) thành các khoản cho vay trung và dài hạn và khi có sự không phù hợp về kỳ hạn, các ngân hàng sẽ đối mặt với rủi ro thanh khoản Diamond & Dybvig 25 .

Decker 26 cho rằng thanh khoản có thể được phân loại thành hai hình thức: rủi ro thanh khoản tài trợ và rủi ro thanh khoản thị trường. Rủi ro thanh khoản tài trợ là rủi ro mà ngân hàng không thể đáp ứng nghĩa vụ nợ của mình khi đến hạn thanh toán do không thể thanh lý tài sản hoặc thiếu nguồn tài trợ. Rủi ro thanh khoản thị trường là rủi ro mà ngân hàng không dễ dàng bù đắp được nếu không phá giá thị trường do thi ̣trường bị gián đoạn hoặc không có đủ thông tin thị trường. Nghiên cứu của Gomes & Khan 27 thông qua các tiêu chuẩn quy định về quản lý rủi ro thanh khoản của Basel III đã làm rõ hơn về rủi ro thanh khoản tài trợ và rủi ro thanh khoản thị trường. Họ cho rằng rủi ro thanh khoản tài trợ như một sự bất lực của một doanh nghiệp để tạo ra quỹ tài trợ nhằm đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong thời gian ngắn. Ngoài ra, họ cũng giải thích thêm rủi ro thanh khoản thị trường là khả năng một ngân hàng thực hiện các giao dịch trên thị trường tài chính mà không gây ra bất kỳ sự biến động giá nào. Tương tự tại Việt Nam, nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng Anh 28 cũng cho rằng RRTK được chia thành hai loại: Rủi ro thanh khoản thị trường và rủi ro thanh khoản tài trợ. Hai loại rủi ro thanh khoản này thường có tác động qua lại với nhau thông qua các thị trường tài chính, từ đó có thể gây ảnh hưởng tới toàn hệ thống trong đó có NHTM. Khi ngân hàng không đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu về vốn khả dụng của mình, họ sẽ phải tìm cách có được vốn bằng nhiều cách khác nhau: (i) Vay vốn trên thị trường liên ngân hàng, (ii) Bán các tài sản có giá trên thị trường tài chính, (iii) Thực hiện các giao dịch hoán đổi ngoại hối, (iv) cuối cùng có thể sẽ phải sử dụng nghiệp vụ tái chiết khấu hoặc tái cấp vốn từ NHTW.

Theo Goodhart 29 , nghiên cứu có hai khía cạnh cơ bản khi nói về RRTK: chuyển đổi kỳ hạn (thời gian đáo hạn của các khoản nợ và tài sản của ngân hàng) và tính thanh khoản vốn có của tài sản ngân hàng (mức độ mà một tài sản có thể được bán mà không bị mất giá trị đáng kể trong bất kỳ điều kiện thị trường nào). Trên thực tế, hai khía cạnh này của thanh khoản ngân hàng gắn liền với nhau. Các ngân hàng không cần phải lo lắng về sự chuyển đổi kỳ hạn nếu họ có tài sản có thể được bán mà không phải chịu bất kỳ tổn thất nào. Trong khi đó, các ngân hàng có tài sản sắp đáo hạn trong thời gian ngắn hơn có thể có ít nhu cầu giữ tài sản thanh khoản hơn. Ngoài sự không khớp về kỳ hạn trên, RRTK còn phát sinh do điều kiện kinh tế suy thoái khiến nguồn lực tạo ra ít hơn; điều này làm tăng nhu cầu của người gửi tiền tạo ra rủi ro thanh khoản. Vấn đề này có thể gây ra sự thất bại của một ngân hàng hoặc thậm chí là toàn bộ hệ thống ngân hàng do hiệu ứng lây lan 30 .

Các nghiên cứu có liên quan về các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản

Aspachs và cộng sự 31 xác định các nhân tố tác động đến thanh khoản của 57 NHTM tại Anh giai đoạn 1985-2003. Kết quả ước lượng mô hình FEM cho thấy các nhân tố tác động đến thanh khoản của NHTM được chia thành hai nhóm: nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Kết quả cho thấy lợi nhuận của ngân hàng có mối tương quan nghịch với thanh khoản. Nghiên cứu cũng cho thấy tăng trưởng tín dụng sẽ làm tăng tài sản thanh khoản kém. Ngoài ra, thanh khoản của ngân hàng còn chịu sự tác động của nhân tố bên ngoài như là khả năng nhận hỗ trợ từ NHTW, nếu khả năng được hỗ trợ từ NHTW càng lớn thì các NHTM ít có động lực nắm giữ những tài sản thanh khoản mà sử dụng chúng để đầu tư sinh lời.

Valla và cộng sự 32 tập trung vào một số yếu tố nội tại và biến số vĩ mô ảnh hưởng đến thanh khoản ngân hàng Pháp giai đoạn 1993 - 2005. Kết quả phân tích hồi quy khẳng định quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến thanh khoản. Các nhân tố còn lại là tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, sự hỗ trợ từ NHTW, lãi suất ngắn hạn, lợi nhuận và tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ nghịch biến với tính thanh khoản.

Lucchetta 33 ghiên cứu tại các NHTM Châu Âu xem xét tác động của yếu tố vĩ mô, vai trò của thị trường liên ngân hàng và mối quan hệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường liên ngân hàng. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu bảng bất cân xứng trong giai đoạn 1998 - 2004 để kiểm tra mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư và cho vay trên thị trường liên ngân hàng trong điều kiện lãi suất thay đổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ (đại diện bởi lãi suất ngắn hạn) đã ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng.

Bunda & Desquilbet 34 đánh giá thanh khoản của ngân hàng tại thị trường mới nổi gồm 36 quốc gia trong giai đoạn 1995 – 2004 đã cho thấy ngân hàng có quy mô càng lớn thì RRTK càng lớn. Kết quả nghiên cứu đã bổ sung cho quan niệm rằng hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao kéo theo tài sản thanh khoản càng cao. Tuy nhiên, lãi suất cho vay lại tác động tiêu cực đến thanh khoản trong trường hợp cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát. Ngoài ra, các yếu tố vĩ mô như: tỷ lệ chi tiêu công trên GDP, tỷ lệ lạm phát tác động tích cực đến thanh khoản. Nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy rằng khủng hoảng tài chính tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản trong trường hợp cơ chế tỷ giá cố định và tác động ngược chiều trong trường hợp cơ chế tỷ giá mềm.

Nghiên cứu của Voldova 35 và Voldova 5 về các yếu tố tác động đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại ở Czech, Hungary và Phần Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy thanh khoản có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ vốn chủ sở hữu, lãi suất tín dụng ở cả ba quốc gia, tỷ lệ nợ xấu, lãi suất liên ngân hàng ở Czech và Phần Lan. Ngược lại, khủng hoảng tài chính, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế có quan hệ ngược chiều với thanh khoản ở Czech trong khi quan hệ cùng chiều ở Phần Lan. Trong khi đó, tổng tài sản ngân hàng và thanh khoản có quan hệ ngược chiều ở Slovakia và Phần Lan trong khi ở Czech là quan hệ phi tuyến. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cận biên, tỷ suất sinh lợi của vốn và lãi suất chính sách tiền tệ không có tác động đến thanh khoản ở Czech; lãi suất cận biên và lãi suất chính sách tiền tệ có quan hệ ngược chiều ở Hungary và Phần Lan; tỷ suất sinh lợi của vốn có quan hệ cùng chiều ở Hungary và ngược chiều ở Phần Lan; tỷ lệ thất nghiệp có quan hệ cùng chiều với thanh khoản ở Phần Lan.

Khác với các nghiên cứu trước, Munteanu 36 các nhân tố tác động đến thanh khoản của ngân hàng thương mại Romania, thanh khoản được đo lường bằng 2 hệ số thanh khoản: L1 = khoản cho vay thực/tổng tài sản; L2 = tài sản lưu động/tiền gửi và tài trợ ngắn hạn. Tác giả cho rằng công thức L2 là phù hợp nhất khi đánh giá rủi ro thanh khoản. Kết quả phân tích hồi quy sử dụng dữ liệu bảng của 27 ngân hàng giai đoạn 2002 – 2010 đã cho thấy rằng các nhân tố hệ số an toàn vốn, tỷ lệ thất nghiệp và dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với thanh khoản của ngân hàng. Riêng biến lạm phát trong giai đoạn 2002-2007 (trước khủng hoảng tài chính) có mối quan hệ cùng chiều và trong giai đoạn 2008 – 2010 (sau khủng hoảng tài chính) lại có mối quan hệ ngược chiều với thanh khoản ngân hàng.

Liên quan đến tiêu chuẩn của Ủy Ban Basel về giám sát rủi ro thanh khoản của ngân hàng, Cucinelli 37 đã sử dụng 1080 quan sát ở khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Kết quả cho thấy quy mô ngân hàng càng lớn thì tính thanh khoản càng thấp, tỷ lệ vốn càng cao phản ánh tính thanh khoản cao của ngân hàng, khủng hoảng tài chính chỉ ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng trong ngắn hạn. Nghiên cứu cho thấy các ngân hàng lớn chuyên biệt hơn trong các hoạt động cho vay có khả năng thanh khoản thấp hơn. Thanh khoản có mối tương quan dương với quy mô vốn của ngân hàng trong dài hạn, chất lượng tài sản đánh giá khả năng quản lý thanh khoản tốt chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn.

Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến nghiên cứu của Vũ Thị Hồng 38 đo lường thanh khoản của mẫu 37 NHTMVN trong giai đoạn 2006-2011. Nghiên cứu tìm thấy tác động của một số nhân tố đến thanh khoản của NHTM Việt Nam gồm các biến: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu trên tổng cho vay có mối quan hệ cùng chiều với thanh khoản; trong khi các biến quy mô tài sản và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ có mối tương quan nghịch với thanh khoản.

Trương Quang Thông 39 sử dụng dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo thường niên của 27 NHTM Việt Nam từ năm 2002- 2011. Kết quả ước lượng cho thấy các yếu tố: Tỷ lệ nguồn tài trợ từ bên ngoài trên tổng nguồn vốn, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động dương đến RRTK; trong khi đó yếu tố tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản có tác động âm. Ngoài ra, tác giả cũng phát hiện ra rằng quy mô tổng tài sản của ngân hàng có mối quan hệ phi tuyến tính với RRTK và RRTK có ý nghĩa thống kê âm nhưng mối quan hệ giữa RRTK và tổng tài sản bình phương có ý nghĩa thống kê dương. Riêng yếu tố dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ không có ý nghĩa thống kê trong mối tương quan với RRTK. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng cũng có ảnh hưởng: GDP có ý nghĩa thống kê âm, còn GDP t-1 ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê dương; về tỷ lệ lạm phát, kết quả phân tích cũng cho thấy sự tăng tỷ lệ lạm phát của năm trước INF t-1 sẽ làm giảm RRTK của năm nay. Tuy nhiên, tác giả phát hiện yếu tố thay đổi cung tiền M2 không có tác động đến RRTK của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức 40 xác định ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài RRTK của 35 NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2015. Kết quả cho thấy, sở hữu nước ngoài càng cao thì RRTK của NHTM càng thấp và ngược lại. Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản năm trước có quan hệ cùng chiều với rủi ro thanh khoản của NHTM trong năm hiện tại. Ngoài ra, nghiên cứu này còn xem xét các yếu tố tác động đến RRTK tại các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tổng cho vay và tổng huy động trong ngắn hạn có tác động mạnh mẽ đến khả năng thanh khoản. Cuối cùng, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu và thanh khoản có quan hệ đồng biến.

Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Chung 41 đã thực hiện đánh giá tác động của thu nhập ngoài lãi đến rủi ro và khả năng sinh lời của 26 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2018. Kết quả nghiên cứu chỉ ra thu nhập ngoài lãi cải thiện khả năng sinh lời nhưng đồng thời làm gia tăng rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng.

Với những nghiên cứu trên, tác giả đã làm rõ được các lý thuyết giải thích RRTK, một số thước đo thanh khoản đối với NHTM, các chính sách của NHNN trong việc quản lý thanh khoản. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy thực trạng về tính thanh khoản của các NHTM dựa trên mô hình nghiên cứu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nguồn dữ liệu

Số liệu thứ cấp được thu nhập từ bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh trong các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2008-2018. Các biến vĩ mô (lãi suất, tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng GDP) được thu thập từ cơ sở dữ liệu của IMF và báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, dữ liệu nghiên cứu được thực hiện thống kê mô tả tại Table 1 với 286 quan sát bao gồm dữ liệu các NHTM: An Bình (ABB), Á Châu (ACB), Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), Bảo Việt (BVB), Công thương Việt Nam (CTG), Xuất Nhập Khẩu (EIB), Phát triển Nhà TP. HCM (HDB), Kiên Long (KLB), Bưu Điện Liên Việt (LPB), Quân Đội (MB), Hàng hải (MSB), Nam Á (NAB), Quốc Dân (NCB), Phương Đông (OCB), Xăng Dầu Petrolimex (PGB), Sài Gòn (SCB), Đông Nam Á (SEA), Sài Gòn Công Thương (SGB), Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Sài Gòn Thương Tín (STB), Kỹ thương Việt Nam (TCB), Tiền Phong (TPB), Ngoại thương Việt Nam (VCB), Quốc tế Việt Nam (VIB), Việt Á (VAB), và Việt Nam Thịnh Vượng (VPB).

Table 1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Mô hình (1) kế thừa nghiên cứu tác động của của các nhân tố tác động đến RRTK (Pavla, 2011):

(Mô hình 1)

Trong đó, L it là chỉ tiêu RRTK của ngân hàng I năm t, X it là vec tơ biến giải thích, Beta là hệ số hồi quy đại diện cho hệ số góc của biến. Theo đó, mô hình (1) được viết lại như mô hình (2) với mô tả chi tết các biến trong Table 2 như sau:

LIQR i,t = β 0 + β 1 * LIQR i,t-1 + β 2 * LIQ i,t + β 3 * ETA i,t + β 4 * CRD i,t + β 5 * SIZE i,t + β 6 * SIZE 2 i,t + β 7 * LLP i,t + β 8 * LTA i,t + β 9 * EFD i,t + β 10 * ROA i,t + β 11 * ROE i,t + β 12 * NNII it + β 13 * LST i,t + β 14 * FCR i,t + β 15 * GDP i,t + β 16 * INF i,t + β 17 * M2 i,t + e i,t

(Mô hình 2)

Table 2 Mô tả chi tiết các biến trong mô hình hồi quy

Tổng quan phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với phương pháp tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM). Tuy nhiên, mô hình ước lượng có thể bị đa cộng tuyến, phương sai thay đổi hay tự tương quan. Do vậy, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng với sai số chuẩn của Driscoll-Kraay hoặc FGLS Wooldridge 42 để khắc phục các khuyết tật của mô hình nhưng không triệt để khi vẫn tồn tại nội sinh trong mô hình Wintoki và cộng sự 43 . Hơn thế nữa do đặc tính dữ liệu bảng ngắn nên các ước lượng sẽ sai lệch hoặc nếu sử dụng biến công cụ nhưng không phù hợp cũng khiến cho ước lượng bị thiên lệch.Vì vậy, nghiên cứu khắc phục khuyết tật nội sinh nói riêng cũng như các khuyết tật nói chung của mô hình bằng phương pháp ước lượng GMM hệ thống (the system GMM – SGMM) theo Arellano & Bond 44 ; Delécha 45 ; Blundell & Bond 46 ; McLachlan & Peel 47 và Nguyen và cộng sự 48 phù hợp với các dữ liệu bảng ngắn, chuỗi thời gian ngắn và số lượng doanh nghiệp nhiều nhằm đảm bảo kết quả ước lượng thu được có cơ sở đáng tin cậy để phân tích. Cuối cùng, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng trên nhằm đo lường mức độ tác động của tất cả các biến số vi mô và vĩ mô tác động đến rủi ro thanh khoản của các NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2018.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Table 3 Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Kiểm định giả thiết kinh tế lượng trong mô hình nghiên cứu

Kiểm định không có sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình (không bị hiện tượng đa cộng tuyến)

Nghiên cứu tiến hành kiểm định bằng hệ số phóng đại phương sai VIF, hệ số VIF có giá trị trung bình là 3,38, giá trị VIF dao động từ 1,14 đến 9,66. Điều này cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra trong mô hình.

Kiểm định phương sai của sai số không đổi (không bị hiện tượng phương sai thay đổi)

Vì phương sai của sai số thay đổi làm giảm tính hiệu quả của ước lượng, nên nghiên cứu kiểm định giả thiết phương sai của sai số không đổi bằng kiểm định Wald, với giả thiết H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi. Sử dụng kiểm định Wald hiệu chỉnh. Với Prob > chi2 = 0.0000 < 1% cho thấy mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi.

Kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tương quan với nhau (không bị hiện tượng tự tương quan)

Giữa các sai số có mối quan hệ tương quan với nhau sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp OLS vững nhưng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi qui không còn đáng tin cậy. Nghiên cứu tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan trên dữ liệu bảng với giả thiết H0: không có sự tự tương quan. Sử dụng kiểm định Wooldridge 42 cho tự tương quan dữ liệu bảng. Kết quả kiểm định Prob > F = 0.0001 < 1% nên bác bỏ giả thiết H0 nên mô hình có tự tương quan.

Qua kết quả kiểm định từng phần ở trên, nghiên cứu cho thấy mô hình không có đa cộng tuyến nghiêm trọng nhưng xảy ra hiện tượng tự tương quan giữa các sai số và hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Do vậy, nghiên cứu đề xuất mô hình SGMM Arellano & Bond 44 . Kết quả ước lượng cho thấy giá trị p-value của AR(1) nhỏ hơn mức ý nghĩa 1% và AR(2) lớn hơn 10%. Do đó, mô hình có sự tự tương quan bậc 1 nhưng không tồn tại tự tương quan chuỗi bậc 2 của phần dư. Đồng thời, kiểm định Hansen của mô hình có giá trị p-value lớn hơn mức ý nghĩa 5%, tức là các biến công cụ được sử dụng trong mô hình là phù hợp. Mặt khác, số biến công cụ (23) nhỏ hơn số nhóm quan sát (26) cho thấy một ràng buộc khác khi sử dụng phương pháp SGMM cũng được thỏa mãn. Như vậy, mô hình đảm bảo độ tin cậy để tiến hành phân tích.

Thảo luận kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản

Theo kết quả nghiên cứu ước lượng bằng phương pháp SGMM (theo Table 3 ), nghiên cứu đưa ra một số nhận xét như sau:

Một là, biến trễ của rủi ro thanh khoản (LIQR) có tác động đồng biến với biến RRTK. Điều này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Delécha và cộng sự 45 . RRTK tác động lẫn nhau và có tương quan dương giữa các thời kỳ.

Hai là, tính thanh khoản của hệ thống các NHTM (LIQ) đồng biến với rủi ro thanh khoản. Các NHTM có tính thanh khoản càng cao thường phải đối diện với rủi ro thanh khoản càng cao, kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Aspachs và cộng sự 31 .

Ba là, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (CRD) đồng biến với rủi ro thanh khoản, hệ thống NHTM càng tăng trưởng tín dụng thì càng tiềm ẩn RRTK. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm của McLachlan & Peel 47 , Valla và cộng sự 32 . Điều này cho thấy, nếu một NHTM thực hiện triệt để chức năng trung gian tài chính đồng thời gia tăng lượng vốn huy động thì các NHTM sẽ tăng cường các nghiệp vụ sử dụng vốn và mở rộng tăng trưởng tín dụng nhằm tạo ra thu nhập lãi, dẫn đến kết quả dự trữ thanh khoản giảm và tăng RRTK, khi đó NHTM phải chấp nhận sự đánh đổi được giải thích bởi lý thuyết đánh đổi giữa thanh khoản và lợi nhuận cũng như lý thuyết ưa thích thanh khoản. Thực vậy, hệ thống NHTM Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào thu nhập từ hoạt động tín dụng để đánh giá kết quả kinh doanh 41 . Một số nghiên cứu thực nghiệm Nguyen và cộng sự 48 ; Diamond & Rajan 30 ; Golin 49 ; He & Xiong 50 ) cho rằng rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều; tuy nhiên, cũng có nghiên cứu Acharya & Naqvi 51 đưa ra kết quả ngược lại.

Bốn là, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLP) có tác động đồng biến với RRTK. Dự phòng rủi ro tín dụng thể hiện mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng chi phí cho các khoản dự phòng rủi ro tín dụng càng cao sẽ làm gia tăng rủi ro thanh khoản Shen và cộng sự 52 . Thông qua đó, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến lợi nhuận và rủi ro thanh khoản. Chi phí cho các khoản dự phòng rủi ro tín dụng càng cao sẽ làm gia tăng rủi ro thanh khoản. Đa số các nghiên cứu trước của Lucchetta [33]; Sufian & Chong 53 ; Vong & Chan 54 đều cho thấy mối tương quan dương giữa tỷ lệ dự phòng dự phòng rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng.

Năm là, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng (LTA) có tác động đồng biến với rủi ro thanh khoản phù hợp với lý thuyết cho vay thương mại. Kết quả nghiên cứu cho thấy các NHTM có quy mô tín dụng cao thường đối diện với RRTK trong hoạt động kinh doanh Trương Quang Thông 39 . Các khoản cho vay thông thường có tính thanh khoản thấp, do đó những khoản rút tiền lớn và không được dự báo trước có thể dẫn đến việc mất thanh khoản của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Aspachs và cộng sự 31 , Bonfirm & Kim 24 , và Golin 49 .

Sáu là, tỷ lệ nguồn vốn tài trợ bên ngoài của NHTM (EFD) có tác động đồng biến với rủi ro thanh khoản. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Shen và cộng sự 52 , Trương Quang Thông 39 . Nghiên cứu cho thấy các NHTM có tỷ lệ vốn tài trợ bên ngoài cao đồng nghĩa với tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp trong cơ cấu vốn thương gây áp lực lên RRTK của NHTM Voldova 5 . Hơn nữa việc NHTM vay mượn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền có thể làm gia tăng tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, do đó tác động đến nỗ lực duy trì cấu trúc vốn tối ưu của ngân hàng Arif & Anees 55 . Trong khi đó, NHTM có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao được xem là an toàn, tránh được RRTK và tạo được niềm tin với khách hàng đồng thời các NHTM này có lợi thế, nguồn lực tốt để cung cấp nhiều loại dịch vụ tài chính hơn cho khách hàng giúp nâng cao khả năng sinh lời Mercieca và cộng sự 56 ; Stiroh & Rumble 57 ; Lê Long Hậu & Phạm Xuân Quỳnh 58 . Tuy nhiên, đứng trên phương diện quản trị ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao lại chưa hẳn đã tốt, cho thấy nhà điều hành ngân hàng đang quá thận trọng trong quản lý và bỏ qua các cơ hội đầu tư sinh lời dựa trên công cụ đòn bẩy.

Cuối cùng, các biến số vĩ mô bao gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát, cung tiền không có ý nghĩa thống kế tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trương Quang Thông 39 .

KẾT LUẬN

Nghiên cứu khẳng định sự phù hợp của phương pháp tiếp cận với các khung khổ lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm trong và ngoài nước. Thực vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thanh khoản của năm trước (LIQR), tính thanh khoản của NHTM (LIQ), biến số tỷ lệ cho vay/tổng tài sản (LTA), tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (CRD), tỷ lệ nguồn vốn tài trợ bên ngoài (EFD), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLP) có tác động đồng biến đến rủi ro thanh khoản. Kết quả nghiên cứu tập trung vào các yếu tố nội tại của NHTM nhưng vẫn chưa có bằng chứng thực nghiệm về các biến số vĩ mô (lạm phát, cung tiền M2 và tăng trưởng kinh tế GDP hay khủng hoảng tài chính) có tác động đến rủi ro thanh khoản. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định có tác động của biến trễ RRTK đến RRTK. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê về các yếu tố tăng trưởng kinh tế, lạm phát, cung tiền, khủng hoảng tài chính, quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời ảnh hưởng đến RRTK trường hợp Việt Nam.

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Thủ Dầu Một trong đề tài mã số DT.22.1-020.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

FGLS: Feasible Generalized Least Squares - Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi

NHTM: Ngân hàng thương mại

NHTW: Ngân hàng Trung ương

RRTK: Rủi ro thanh khoản

IMF: International Monetary Fund

SGMM: System Generalized Method of Moments – phương pháp ước lượng moment trực giao tổng quát hệ thống

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Bài viết không có xung đột lợi ích.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Bài báo “Mô hình ước lượng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” , nhiệm vụ của tác giả như sau:

Tác giả 1 Nguyễn Hoàng Chung chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung thu thập số liệu và thực hiện thống kê phân tích và viết kết quả nghiên cứu, kết luận.

Tác giả 2 và 3 Nguyễn Hồng Thu và Triệu Tuyết Mẫn hỗ trợ trình bày.

References

  1. Berger AN, Bouwman CHS. Bank liquidity creation. Rev Financ Stud. 2009;22(9):3779-837. . ;:. Google Scholar
  2. Diamond DW. Financial intermediation and delegated monitoring. Rev Econ Stud. 1984;51(3):393-414. . ;:. Google Scholar
  3. Kiyotaki N, Moore J. Liquidity, business cycles, and monetary policy. Pol Econ. 2019;127(6):2926-66. . ;:. Google Scholar
  4. Eichberger J, Summer M, Bank Capital. Bank Capital, Liquidity, and systemic risk. J Eur Econ Assoc. 2005;3(2-3):547-55. . ;:. Google Scholar
  5. Vodova P. Determinants of commercial banks' liquidity in Hungary. Finansowy Kwartalnik Internetowy Finanse. 2013;9(4):64-71. . ;:. Google Scholar
  6. Williams CA, Smith ML, Young PC. Risk management and insurance. Irwin: McGraw-Hill. United States; 1998. . ;:. Google Scholar
  7. Mùi NT. Quản Trị Ngân Hàng thương Mại. NXB Tài chính, TP. Hồ Chí Minh. 2006. . ;:. Google Scholar
  8. Yeager FC, Seitz NE. Financial institution management: text and cases. Prentice Hall; 1989. . ;:. Google Scholar
  9. Duttweiler R. Managing liquidity in Banks. New York: John Wiley & Sons; 2009. . ;:. Google Scholar
  10. Tiến NV. Giáo trình Ngân Hàng thương Mại. NXB thống Kê, TP. Hồ Chí Minh. 2009. . ;:. Google Scholar
  11. Horne JCV, Bowers DA. The liquidity impact of debt management. South Econ J. 1968;34(4):526-37. . ;:. Google Scholar
  12. Berger AN. The profit-structure relationship in banking-tests of market-power and efficient-structure hypotheses. J Money Credit Banking. 1995;27(2):404-31. . ;:. Google Scholar
  13. Linh N Thị Mỹ. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp Chí Ngân Hàng. 2016;9:22-6. . ;:. Google Scholar
  14. Smith A. An inquiry into the nature and causes of the wealth of nations. W. Strahan and T. Cadell. London, Scotland, 1776. . ;:. Google Scholar
  15. Wilson JOS, Casu B, Girardone C, Molyneux P. Emerging themes in banking: recent literature and directions for future research. Br Acc Rev. 2010;42(3):153-69. . ;:. Google Scholar
  16. Moulton HG. Commercial banking and capital formation: III. J Pol Econ. 1918;26(7):705-31. . ;:. Google Scholar
  17. Prochnow HV. Term loans and theories of Bank liquidity. Prentice Hall; 1949. . ;:. Google Scholar
  18. Spence M. Job market signaling. Q J Econ. 1973;87(3):355-74. . ;:. Google Scholar
  19. Greg NG. The banking crisis handbook. CRC Press; 2009. . ;:. Google Scholar
  20. Bagehot W. Lombard street: A description of the money market. New York: Scribner, Armstong & Co. Great Britain; 1873. . ;:. Google Scholar
  21. Muranaga J, Ohsawa M. Measurement of liquidity risk in the context of market risk calculation. Tokyo: Institute for Monetary and Economic Studies, Bank of Japan; 2002. . ;:. Google Scholar
  22. Cúc PT. Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Giao thông vận tải, TP. Hồ chí Minh, 2009. . ;:. Google Scholar
  23. Thu PT Hà. Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Giao thông vận tải, TP. Hồ Chí Minh; 2009. . ;:. Google Scholar
  24. Bonfim D, Kim M. Liquidity risk in banking: is there herding? SSRN Journal. 2011;22(3):361-86. . ;:. Google Scholar
  25. Diamond DW, Dybvig PH. Bank runs, deposit insurance, and liquidity. J Pol Econ. 1983;91(3):401-19. . ;:. Google Scholar
  26. Decker PA. The changing character of liquidity and liquidity risk management: A regulator's perspective. Emerging issues 2000; Federal Reserve Bank of Chicago, April. . ;:. Google Scholar
  27. Gomes T, Khan N. Strengthening bank management of liquidity risk: the Basel III liquidity standards. Bank Can Financ Syst Rev. 2011;5:35-42. . ;:. Google Scholar
  28. Anh PTH. Giới Thiệu chỉ số rủi ro thanh khoản hệ thống cho hệ thống ngân hàng thương mại. Tạp Chí Khoa Học Đào Tạo Ngân Hàng. 2015;156:1-7. . ;:. Google Scholar
  29. Goodhart C. Liquidity risk management. Financ Stab Rev. 2008;11(6):39-44. . ;:. Google Scholar
  30. Diamond DW, Rajan RG. Liquidity shortages and banking crises. J Fin. 2005;60(2):615-47. . ;:. Google Scholar
  31. Aspachs O, Nier E, Tiesset M. Liquydity, Banking Regulation and macroeconomics. Proof of shares, bank liquydity from a panel the bank's UKresident. February: London School of Economics; 2005. . ;:. Google Scholar
  32. Valla N, Saes-Escorbiac B, Tiesset M. Bank liquidity and financial stability. Banque Fr Financ Stab Rev. 2006;9(1):89-104. . ;:. Google Scholar
  33. Lucchetta M. What do data say about monetary policy, BankLiquidity and bank risk taking?. Economic notes by Banca Monte dei Paschi di Siena SpA. 2007;36(2):189-203. . ;:. Google Scholar
  34. Bunda I, Desquilbet JB. The bank liquidity smile across exchange rate regimes. Int Econ J. 2008;22(3):361-86. . ;:. Google Scholar
  35. Vodova P. Liquidity of Czech commercial banks and its determinants. Int J Math Models Methods Appl Sci. 2011;5(6):1060-7. . ;:. Google Scholar
  36. Munteanu I. Bank liquidity and its determinants in Romania. Procedia Econ Fin. 2012;3:993-8. . ;:. Google Scholar
  37. Cucinelli D. The determinants of bank liquidity risk within the context of euro area. Interdiscip J Res Bus. 2013;2(10):51-64. . ;:. Google Scholar
  38. Hồng Vũ Thị. Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp Chí Phát Triển và Hội Nhập. 2012;23(33):32-49. . ;:. Google Scholar
  39. Thông TQ. Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp Chí Phát Triển Kinh Tế. 2013;276:50-62. . ;:. Google Scholar
  40. Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức. Sở hữu nước ngoài và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp Chí Khoa Học ĐHQGHN: Kinh Tế và Kinh Doanh. 2017;33(3):1-11. . ;:. Google Scholar
  41. Chung NH. Tác động của thu nhập ngoài lãi đến rủi ro và khả năng sinh lời: Kết quả thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Tạp Chí Kinh Tế và Ngân Hàng Châu Á 2020;171:27-39. . ;:. Google Scholar
  42. Wooldridge J. Econometric analysis of cross section and panel data. Cambridge: The MIT Press; 2012. . ;:. Google Scholar
  43. Wintoki M. Babajide & Linck, James S. & Netter, Jeffry M. Endogeneity and The Dynamics of Internal Corporate Governance. J Financ Econ. 2012, 105(3):581-606. . ;:. Google Scholar
  44. Arellano M, Bond S. Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations. Rev Econ Stud. 1991;58(2):277-97. . ;:. Google Scholar
  45. Delécha C, Henao C, Muthoora P, Vtyurina S. The determinants of banks' liquidity buffers in Central America. Washington: International Monetary Fund; 2012. . ;:. Google Scholar
  46. Blundell R, Bond S. Initial conditions and moment restrictions in dynamic panel data models. J Econ. 1998;87(1):115-43. . ;:. Google Scholar
  47. McLachlan G, Peel D. Finite mixture models. John Wiley & Sons; 2004. . ;:. Google Scholar
  48. Nguyen PC, Cung LT, Dao TD, Bui TD. A model-based approach for estimation of the crack depth on a massive metal structure. Asian J Manag Cases. 2018;51(5-6):182-91. . ;:. Google Scholar
  49. Golin J. The bank credit analysis handbook: Aguide for analysis, bankers and investors. New York: Wiley; 2001. . ;:. Google Scholar
  50. He Z, Xiong W. Rollover risk and credit risk. J Fin. 2012;67(2):391-430. . ;:. Google Scholar
  51. Acharya V, Naqvi H. The seeds of a crisis: A theory of bank liquidity and risk taking over the business cycle. J Financ Econ. 2012;106(2):349-66. . ;:. Google Scholar
  52. Shen CH, Chen YK, Kao LF, Yeh CY. Bank liquidity risk and performance. Taiwan: Department of Finance, National University of Kaohsiung; 2009. . ;:. Google Scholar
  53. Sufian F, Chong RR. Determinants of bank profitability in a developing economy: empirical evidence from Philippines. Asian Acad Manag J Acc Fin. 2008;4(2):91-112. . ;:. Google Scholar
  54. Vong API, Chan HS. Determinants of bank profitability in Macao. Macau monetary research bulletin. Vol. 12(6); 2009. p. 93-113. . ;:. Google Scholar
  55. Arif A, Nauman Anees AN. Liquidity risk and performance of banking system. J Financ Regul Compliance. 2012;20(2):182-95. . ;:. Google Scholar
  56. Mercieca S, Schaeck K, Wolfe S. Small European banks: benefits from diversification? J Banking Fin. 2007;31(7):1975-98. . ;:. Google Scholar
  57. Stiroh KJ, Rumble A. The dark side of diversification: the case of US financial holding companies. J Banking Fin. 2006;30(8):2131-61. . ;:. Google Scholar
  58. Lê Long Hậu & Phạm Xuân Quỳnh. Ảnh hưởng của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2016. Tạp Chí Ngân Hàng. 2017;9:3-17. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 6 No 4 (2022)
Page No.: 3430-3442
Published: Nov 22, 2022
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i4.1082

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nguyen, C., Nguyễn, T., & Triệu, M. (2022). A model-based approach for estimation of liquidity risk of joint-stock commercial banks in Vietnam. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 6(4), 3430-3442. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i4.1082

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1301 times
PDF   = 929 times
XML   = 0 times
Total   = 929 times