Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

1231

Total

370

Share

The role of state ownership in regulating the impact of financial leverage on the application of the conservatism principle in accounting






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The aim of this paper is to explore the role of state ownership in regulating the impact of financial leverage on the application of the conservatism principle in accounting of non-financial listed enterprises in Vietnam from 2016 to 2020. The Poold-OLS, fixed-effects model, and random-effects model methods were employed in the study. The finding shows that state-ownership and financial leverage have a positive effect on the level of accounting conservatism. Which means, the higher share of state ownership, the stronger positive impact on the accounting conservatism of the non-financial listed enterprises in Vietnam. Moreover, financial leverage has a negative impact on the level of accounting conservatism with the state ownership as a moderating variable. This reveals that the state ownership can limit the positive impact of using the financial leverage on the accounting conservatism of the enterprises. On one hand, it is because the state owned enterprises have to perform socio-economic goals of the country; on the other hand, they are sponsored by the government on guaranteed loans, therefore it tends to reduce the positive effect of the financial leverage on the accounting conservatism of the non-financial listed enterprises. Accordingly, the research results recommend that the government should design policies to accelerate the equitization of state-owned enterprises for improving the quality of accounting information.

Giới thiệu

Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp phải trung thực trong công bố thông tin và thông tin kế toán công bố phải có chất lượng tốt hơn, trong đó mức độ thận trọng kế toán (hay nguyên tắc kế toán thận trọng) được xem là một đặc điểm của thông tin kế toán chất lượng cao 1 . Chủ đề nghiên cứu “mức độ thận trọng kế toán” đã được một số tác giả thực hiện 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 . Tại Việt Nam, nghiên cứu mức độ thận trọng kế toán cũng được một số tác giả thực hiện 10 , 11 , 12 .

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập, chuyển đổi từ nền kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên sẵn có và sở hữu nhà nước sang nền kinh tế thị trường, việc tuân thủ mức độ thận trọng kế toán được xem là quan trọng để giải quyết tình trạng bất cân xứng thông tin 2 . Trong đó, Chính phủ Việt Nam mạnh mẽ đưa ra các cải cách, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường với kết quả những bước đầu khá ấn tượng với tăng trưởng kinh tế cao so với thế giới, từ đó tác động giảm sự bất cân xứng thông tin trên thị trường. Nghiên cứu của Dang & Tran 10 đã chứng minh việc sử dụng đòn bẩy tài chính có tác động tích cực đến mức độ thận trọng kế toán của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Vì vậy, tác động của sở hữu nhà nước đối với tác động của đòn bẩy tài chính đến mức độ thận trọng kế toán của các doanh nghiệp trở thành một câu hỏi đáng quan tâm thúc đẩy tác giả tìm hiểu vấn đề này.

Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu tác động điều tiết của sở hữu nhà nước đối với tác động của đòn bẩy tài chính đến mức độ thận trọng kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam. Nghiên cứu trả lời câu hỏi liệu các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước có điều tiết tác động của đòn bẩy tài chính đến mức độ thận trọng kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam không? Để trả lời các câu hỏi trên, tác giả sử dụng dữ liệu của 231 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2020. Kết quả phân tích cho thấy, sở hữu nhà nước và đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều với mức độ thận trọng kế toán của doanh nghiệp. Ngược lại, đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với mức độ thận trọng kế toán của doanh nghiệp khi có sự điều tiết của sở hữu nhà nước.

Nghiên cứu đóng góp hai nội dung chính như sau: Thứ nhất, kết quả nghiên cứu bổ sung vào tài liệu nghiên cứu tác động của đòn bẩy tài chính đến mức độ thận trọng kế toán của doanh nghiệp khi có sự điều tiết của sở hữu nhà nước. Trong khi các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam thường tập trung vào phân tích tác động của đòn bẩy tài chính 10 , sở hữu nước ngoài 11 , sở hữu nhà nước 12 ; Thứ hai, nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ sở hữu nhà nước sang cơ chế thị trường, làm cơ sở để Chính phủ đưa ra các chính sách thúc đẩy nâng cao chất lượng thông tin kế toán.

Tổng quan lý thuyết

Lý thuyết Đại diện (Agency Theory) cho rằng chi phí đại diện (agency cost) và sự bất cân xứng thông tin phát sinh do sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quản lý 13 , kết quả của sự tách biệt này, các nhà quản lý kiểm soát phần lớn thông tin liên quan đến hoạt động quản lý của công ty. Tuy nhiên, các cổ đông không phụ trách các công việc hàng ngày của công ty lại không có quyền truy cập thông tin giống như các nhà quản lý và nguồn thông tin mà họ có thể tiếp cận là báo cáo tài chính do ban giám đốc công ty quyết định hay công bố 2 . Sự bất cân xứng về thông tin phát sinh từ khả năng tiếp cận thông tin nhiều hơn của các nhà quản lý có thể dẫn đến việc các nhà quản lý chuyển của cải từ các cổ đông cho chính họ thông qua hành vi điều hành hoặc quản lý, và việc chuyển giao tài sản này, được gọi là chi phí đại diện, có thể được thực hiện theo cách thức mà các cổ đông không dễ thấy trong báo cáo tài chính 14 . Mức độ thận trọng kế toán có thể giúp giảm sự bất cân xứng thông tin giữa các nhà quản lý và cổ đông, do đó giảm chi phí đại diện, dẫn đến việc bảo vệ tốt hơn các cổ đông và giá trị công ty 15 . Lý thuyết Đại diện nhấn mạnh các chuẩn mực/nguyên tắc kế toán là một phần không thể thiếu của các thoả thuận theo hợp đồng giữa các bên trong mối quan hệ với doanh nghiệp, và các chuẩn mực/nguyên tắc kế toán thường được sử dụng trong các hợp đồng, vì vậy chúng có xu hướng được điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan (bao gồm cổ đông và người quản lý, hay giữa doanh nghiệp và chủ nợ).

Mức độ thận trọng kế toán đảm bảo rằng các chủ nợ sẽ nhận được thông tin xấu một cách nhanh chóng, giúp họ theo dõi giá trị tài sản thanh lý của doanh nghiệp tốt hơn để có thể kịp thời thực hiện các quyền nhằm bảo vệ quyền lợi của mình 16 . Các doanh nghiệp có khả năng xảy ra xung đột giữa cổ đông và chủ nợ về chính sách chi trả cổ tức sẽ có tỷ lệ áp dụng mức độ thận trọng kế toán cao hơn các tổ chức khác 17 . Cullinan et al. 2 cho rằng đòn bẩy tài chính có tác động tích cực đến mức độ thận trọng kế toán của doanh nghiệp. Tương tự, Dang & Tran 10 chứng minh rằng đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều với mức độ thận trọng kế toán của doanh nghiệp. Từ các phân tích trên, tác giả hình thành giả thuyết nghiên cứu thứ nhất như sau:

H 1 : Đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều đến mức độ thận trọng kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam .

Bushman & Piotroski 18 cho rằng mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và mức độ thận trọng kế toán phụ thuộc vào việc quốc gia đó có một hệ thống pháp luật dựa trên luật lệ chung. Sở hữu nhà nước có liên quan đến mức độ thận trọng kế toán thấp hơn ở các quốc gia có hệ thống luật lệ chặt chẽ như Hoa Kỳ, và ngược lại mức độ thận trọng kế toán cao hơn ở các quốc gia chưa thông qua luật như Trung Quốc 18 . Zhu & Li 9 cho rằng có mối quan hệ tiêu cực giữa sở hữu nhà nước và mức độ thận trọng kế toán tại Trung Quốc. Ngược lại, nghiên cứu của Cullinan et al. 2 đã chứng minh rằng sở hữu nhà nước có tác động tích cực đến mức độ thận trọng kế toán của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Mohammed et al. 3 tiến hành nghiên cứu mức độ kế toán thận trong, quản trị công ty và kết nối chính trị trong các công ty niêm yết ở Malaysia, kết quả nghiên cứu cho thấy sở hữu nhà nước có tác động cùng chiều với mức độ thận trọng kế toán của doanh nghiệp bởi vì có liên quan đến mong muốn của chính phủ trong việc xây dựng uy tín cho thị trường chứng khoán tại Malaysia. Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán trong những năm gần đây có xu hướng phát triển rõ rệt, do đó để đảm bảo uy tín cho thị trường tài chính, chính phủ cần ưu tiên minh bạch thông tin, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, vì vậy sở hữu nhà nước có thể có tác động tích cực đến mức độ thận trọng kế toán của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu thứ hai như sau:

H 2 : Sở hữu nhà nước có tác động cùng chiều đến mức độ thận trọng kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam .

Lý thuyết Phụ thuộc Nguồn lực (Resource Dependence Theory) giải thích cách thức quyền sở hữu của chính phủ cho phép chính phủ kiểm soát việc bổ nhiệm quản lý, khuyến khích và ra quyết định kinh tế quan trọng trong doanh nghiệp 19 . Lý thuyết này đề cập đến những ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến những gì được báo cáo trong báo cáo tài chính 20 . Các công ty có quan hệ chính trị có nhiều khả năng thao túng các số liệu thống kê về hoạt động tài chính được báo cáo để giảm thiểu chi phí chính trị do những tin tức bất lợi hoặc có hại 21 . Điều này được chứng minh bởi các nghiên cứu trước đây, rằng công ty có sở hữu nhà nước cao hơn có liên quan đến mức độ minh bạch tài chính thấp hơn và thúc đẩy việc nhận ra tin tốt sớm hơn 18 , 22 , 23 . Hơn nữa, How et al. 24 cho rằng các nhà quản lý của doanh nghiệp có quan hệ chính trị thường có xu hướng điều chỉnh các báo cáo để thao túng các thông cáo truyền thông. Tất cả các nghiên cứu này đều cho rằng các công ty có sở hữu nhà nước đều có xu hướng làm giảm tác động tích cực của việc sử dụng đòn bẩy tài chính đối với mức độ thận trọng kế toán. Hơn nữa, sở hữu nhà nước có thể hành động vì lợi ích riêng của họ (phụ thuộc vào các mục tiêu kinh tế - xã hội), tạo hiệu ứng lôi kéo có khả năng tăng lên khi mức độ sai lệch giữa việc sử dụng nợ và quyền kiểm soát tăng lên 25 . Như vậy, tác giả cho rằng sở hữu nhà nước có thể làm giảm tác động tích cực của việc sử dụng đòn bẩy tài chính đối với mức độ thận trọng kế toán của các doanh nghiệp vì các doanh nghiệp nhà nước còn phải theo đuổi các mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước. Từ các phân tích trên, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu thứ ba như sau:

H 3 : Đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều đến mức độ thận trọng kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam khi có sự điều tiết bởi yếu tố sở hữu nhà nước.

Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập từ 231 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2016 đến 2020. Dữ liệu được thu thập đáp ứng các điều kiện: (1) Doanh nghiệp cung cấp đầy đủ báo cáo tài chính từ 2016 đến 2020; (2) Tất cả báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo kiểm toán phải thuộc nhóm ý kiến chấp nhận toàn phần. Lý do tác giả chỉ lựa chọn dữ liệu đến năm 2020 là do năm 2021 các doanh nghiệp trong nước bị tác động mạnh bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến các dữ liệu thống kê bị chệch (biased) có thể làm ảnh hưởng đến kết quả ước lượng.

Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào đánh giá tác động điều tiết của sở hữu nhà nước đối với tác động của đòn bẩy tài chính đến mức độ thận trọng kế toán của các doanh nghiệp. Dựa trên các lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu sau để đánh giá tác động điều tiết của sở hữu nhà nước đối với tác động của đòn bẩy tài chính đến mức độ thận trọng kế toán của các doanh nghiệp:

CONACC i,t = α 0 + β 1 LEV i,t *SOWN i,t + β 2 SOWN i,t + β 3 LEV i,t + β 4 CASH i,t + β 5 SIZE i,t + β 6 CFO i,t + ɛ i,t

Trong đó: i đại diện cho doanh nghiệp, t đại diện cho năm, α là hệ số chặn, β là hệ số hồi quy, ɛ là sai số ngẫu nhiên. Cụ thể:

CONACC: Mức độ thận trọng kế toán, được đo lường bằng mức độ nguyên tắc kế toán thận trọng theo phương pháp của Ball & Shivakumar 26 và phương pháp này được Dang & Tran 10 , Manoel & Moraes 8 áp dụng.

SOWN: sở hữu nhà nước, được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm số cổ phần sở hữu của nhà nước trên tổng số cổ phần của doanh nghiệp 2 , 10 .

LEV: đòn bẩy tài chính, được đo lường bằng tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản 10 .

SOWN*LEV: biến tương tác giữa sở hữu nhà nước và đòn bẩy tài chính.

Các biến kiểm soát đưa vào mô hình nghiên cứu bao gồm:

+ CASH: nắm giữ tiền mặt, được đo lường bằng tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản 4 . Việc nắm giữ tiền mặt được xem là đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích mức độ thận trọng kế toán 5 .

+ SIZE: quy mô doanh nghiệp, được đo lường bằng logarithm tự nhiên của tổng tài sản 10 , 27 .

+ CFO: dòng tiền thuần tự hoạt động kinh doanh, được đo lường bằng dòng tiền thuần tự hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản 4 .

Đối với dữ liệu bảng, các phương pháp hồi quy thường được sử dụng phổ biến là mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed-effects), và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random-effects). Trong nghiên cứu này, để lựa chọn giữa mô hình Fixed-effects và mô hình Random-effects thì tác giả sử dụng kiểm định Hausman để xác định mô hình tốt nhất, và để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình Random-effects thì tác giả sử dụng kiểm định Breusch-Pagan Lagrange Multiplier. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tiến hành một số kiểm định về các khuyết tật của mô hình bao gồm: hệ số VIF (Variance Inflation Factor) được dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến 28 , kiểm định Wooldridge được dùng để kiểm tra hiện tượng tự tương quan 29 , và kiểm định Modified Wald để kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Để giải quyết tồn tại vấn đề tự tương quan và phương sai sai số thay đổi, tác giả sử dụng phương ước lượng Robust nhằm khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Mô tả dữ liệu

Tác giả tiến hành mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu bao gồm:

Table 1 Thống kê dữ liệu

Theo kết quả Table 1 , giá trị trung bình của mức độ thận trọng kế toán là 0,0003, tương ứng với độ lệch chuẩn là 0,026, giá trị thấp nhất là -0,18 và giá trị cao nhất là 0,21. Trong khi nghiên cứu của Dang & Tran 10 cho rằng giá trị trung bình của mức độ thận trọng kế toán là -0,001 cho giai đoạn 2009 – 2018, lý do có sự chênh lệch này là do sự khác biệt trong thời gian thu thập dữ liệu.

Table 2 Ma trận tương quan

Theo kết quả Table 2 , biến CONACC có tương quan dương với các biến LEV*SOWN, CFO, và SOWN với mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả phân tích ma trận tương quan cho thấy rằng biến động của mức độ thận trọng kế toán cùng chiều với biến động của dòng tiền hoạt động kinh doanh, tỷ lệ sở hữu nhà nước, và tích giữa sở hữu nhà nước và đòn bẩy tài chính; trong khi đó, biến động của mức độ thận trọng kế toán chưa tìm thấy tác động bởi đòn bẩy tài chính, tỷ lệ tiền mặt và quy mô doanh nghiệp do không có ý nghĩa thống kê tại mức 10%.

Kết quả kiểm định mô hình

Kết quả kiểm định mô hình được trình bày tại Table 3 cho thấy mức ý nghĩa của các mô hình đều có ý nghĩa thống kê tại mức 1%, cho thấy mô hình được sử dụng tốt và dữ liệu phù hợp. Kết quả kiểm định Hausman và kiểm định Breusch-Pagan Lagrange Multiplier có ý nghĩa thống kê tại mức 1% cho thấy mô hình fixed-effects được sử dụng trong nghiên cứu này là phù hợp nhất. Khi xem xét các khuyết tật của mô hình, hệ số VIF của các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 3 cho thấy mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến 28 ; kết quả kiểm định Modified Wald và kiểm định Wooldrigde ở các mô hình có ý nghĩa thống kê tại mức 1% cho thấy mô hình có tồn tại hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi, với kết quả này thì các hệ số hồi quy của mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên có thể bị sai lệch khi kết luận. Vì vậy, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng Robust để ước lượng, kết quả như sau:

Table 3 Vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước đối với tác động của đòn bẩy tài chính đến mức độ mức độ kế toán thật trọng

Table 3 thể hiện kết quả phân tích ước lượng Robust cho thấy có sự thay đổi về mức ý nghĩa thống kê so với mô hình fixed-effects, trong khi đó độ lớn và chiều tác động của hệ số hồi quy là không đổi. Kết quả phân tích cho thấy, sở hữu nhà nước, đòn bẩy tài chính, quy mô doanh nghiệp, và dòng tiền hoạt động kinh doanh có tác động cùng chiều với mức độ thận trọng kế toán tại mức ý nghĩa 1% và 10%. Ngược lại, biến tương tác giữa sở hữu nhà nước và đòn bẩy tài chính có tác động nghịch chiều với mức độ thận trọng kế toán tại mức ý nghĩa 10%.

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Biến LEV có tác động cùng chiều với mức độ thận trọng kế toán của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam do có ý nghĩa thống kê tại mức 1%, vì vậy, tác giả có đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H 1 , tức là doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính càng tăng có tác động cùng chiều với mức độ thận trọng kế toán của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Dang & Tran 10 . Kết quả nghiên cứu này được giải thích là do để đảm bảo uy tín trước các chủ nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải nâng cao mức độ thận trọng kế toán để đảm bảo tốt các khoản nợ của doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.

Biến SOWN có tác động cùng chiều với mức độ thận trọng kế toán của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam do có ý nghĩa thống kê tại mức 1%, vì vậy, tác giả có đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H 2 , tức là doanh nghiệp sở hữu nhà nước càng tăng có tác động cùng chiều với mức độ thận trọng kế toán của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Cullinan et al. 2 . Kết quả nghiên cứu này được giải thích là do thị trường chứng khoán trong những năm gần đây có xu hướng phát triển rõ rệt, Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, vì vậy việc sở hữu nhà nước được cho là có tác động tích cực đến mức độ thận trọng kế toán của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Biến tương tác giữa đòn bẩy tài chính và sở hữu nhà nước có tác động ngược chiều đến mức độ thận trọng kế toán của doanh nghiệp do có ý nghĩa thống kê tại mức 10%, vì vậy, tác giả có đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H 3 , tức là đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với mức độ thận trọng kế toán của doanh nghiệp khi có sự điều tiết của sở hữu nhà nước. Kết quả nghiên cứu này được giải thích là do sở hữu nhà nước có thể làm giảm tác động tích cực của việc sử dụng đòn bẩy tài chính đối với mức độ thận trọng kế toán của các doanh nghiệp vì các doanh nghiệp nhà nước còn phải theo đuổi các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhà nước có sự hỗ trợ của Chính phủ trong các khoản vay đảm bảo nợ vì vậy các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước có xu hướng thể làm giảm tác động tích cực của việc sử dụng đòn bẩy tài chính đối với mức độ thận trọng kế toán của các doanh nghiệp.

Kết luận

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập, chuyển đổi từ sở hữu nhà nước sang cơ chế thị trường, việc tuân thủ mức độ thận trọng kế toán được xem là quan trọng để giải quyết tình trạng bất cân xứng thông tin và việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, góp phần cải thiện chất lượng thông tin. Do đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động điều tiết của sở hữu nhà nước đối với tác động của đòn bẩy tài chính đến mức độ thận trọng kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam.

Kết quả phân tích mô hình ảnh hưởng cố định kèm lựa chọn Robust cho thấy, sở hữu nhà nước và đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều với mức độ thận trọng kế toán của doanh nghiệp. Ngược lại, đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với mức độ thận trọng kế toán của doanh nghiệp khi có sự điều tiết của sở hữu nhà nước.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý đối với Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán đảm bảo uy tín của thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn hội nhập thông qua việc tiếp tục đẩy mạnh chính sách cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

VIF: Variance Inflation Factor

COVID-19: Coronavirus disease 2019

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Toàn bộ nội dung bài viết chỉ do tác giả thực hiện.

References

  1. Basu S. The conservatism principle and the asymmetric timeliness of earnings. J Account Econ. 1997;24(1):3-37. . ;:. Google Scholar
  2. Cullinan CP, Wang F, Wang P, Zhang J. Ownership structure and accounting conservatism in China. J Int Accounting, Audit Tax. 2012;21(1):1-16. . ;:. Google Scholar
  3. Mohammed NF, Ahmed K, Ji XD. Accounting conservatism, corporate governance and political connections. Asian Rev Account. 2017;25(2):288-318. . ;:. Google Scholar
  4. Biddle GC, Ma ML, Song FM. The risk management role of accounting conservatism for operating cash flows. Available SSRN 1695629 [Internet]. 2013;1-50. . ;:. Google Scholar
  5. Biddle GC, Ma ML, Song FM. Accounting conservatism and bankruptcy risk. J Accounting, Audit Financ. 2022;37(2):295-323. . ;:. Google Scholar
  6. Louis H, Sun AX, Urcan O. Value of cash holdings and accounting conservatism. Contemp Account Res. 2012;29(4):1249-71. . ;:. Google Scholar
  7. Lin CM, Chan ML, Chien IH, Li KH. The relationship between cash value and accounting conservatism: The role of controlling shareholders. Int Rev Econ Financ. 2018;55:233-45. . ;:. Google Scholar
  8. Manoel AAS, Moraes MBDC. Accounting conservatism and corporate cash levels: Empirical evidence from Latin America. Corp Gov An Int Rev. 2021;1-19. . ;:. Google Scholar
  9. Zhu CF, Li ZW. State ownership and accounting conservatism. Account Res. 2008;5:38-45. . ;:. Google Scholar
  10. Dang NH, Tran MD. Impact of financial leverage on accounting conservatism application: the case of Vietnam. CUSTOS E AGRONEGOCIO LINE. 2020;16(3):137-58. . ;:. Google Scholar
  11. Le TB, Pavelkova D, Do TTN, Ngo M V. Does foreign ownership impact accounting conservatism adoption in Vietnam? Bus Econ Horizons. 2017;13(3):287-94. . ;:. Google Scholar
  12. Le B, Moore PH. The effects of state ownership and tax rate cuts on accounting conservatism: evidence from Vietnam. Pacific Account Rev. 2022;34(2):197-224. . ;:. Google Scholar
  13. Jensen MC, Meckling WH. Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure. J financ econ. 1976;3(4):304-60. . ;:. Google Scholar
  14. Garcia Lara JM, García Osma B, Penalva F. Accounting conservatism and corporate governance. Rev Account Stud. 2009;14(1):161-201. . ;:. Google Scholar
  15. Lafond R, Roychowdhury S. Managerial ownership and accounting conservatism. J Account Res. 2008;46(1):101-35. . ;:. Google Scholar
  16. Nikolaev V V. Debt covenants and accounting conservatism. J Account Res. 2010;48(1):137-76. . ;:. Google Scholar
  17. Ahmed AS, Billings BK, Morton RM, Stanford‐Harris M. The role of accounting conservatism in mitigating bondholder‐shareholder conflicts over dividend policy and in reducing debt costs. Account Rev. 2002;77(4):867-90. . ;:. Google Scholar
  18. Bushman RM, Piotroski JD. Financial reporting incentives for conservative accounting: The influence of legal and political institutions. J Account Econ. 2006;42(1-2):107-48. . ;:. Google Scholar
  19. Pfeffer J, Salancik G. The External Control of Organizations: A Resource Dependence Perspective. Harper & Row. New York, NY; 1978. . ;:. Google Scholar
  20. Ball R, Robin A, Wu JS. Incentives versus standards: properties of accounting income in four East Asian countries. J Account Econ. 2003;36(1-3):235-70. . ;:. Google Scholar
  21. Shleifer A, Vishny RW. Politicians and firms. Q J Econ. 1994;109(4):995-1025. . ;:. Google Scholar
  22. Gul FA. Auditors' response to political connections and cronyism in Malaysia. J Account Res. 2006;44(5):931-63. . ;:. Google Scholar
  23. Chaney PK, Faccio M, Parsley D. The quality of accounting information in politically connected firms. J Account Econ. 2011;51(1-2):58-76. . ;:. Google Scholar
  24. How J, Verhoeven P, Wahab EAA. Institutional investors, political connections and analyst following in Malaysia. Econ Model. 2014;43:158-67. . ;:. Google Scholar
  25. Claessens S, Djankov S, Fan JP, Lang LH. Disentangling the incentive and entrenchment effects of large shareholdings. J Finance. 2002;57(6):2741-71. . ;:. Google Scholar
  26. Ball R, Shivakumar L. Earnings quality in UK private firms: comparative loss recognition timeliness. J Account Econ. 2005;39(1):83-128. . ;:. Google Scholar
  27. JARBOUI A. An empirical examination of the relationship between board of director composition, ownership structure and accounting conservatism. Int J Econ Financ Manag Sci. 2013;1(6):273-84. . ;:. Google Scholar
  28. Hair JFJ, Anderson RE, Tatham RL, Black WC. Multivariate Data Analysis (3rd ed.). New York: Macmillan; 1995. . ;:. Google Scholar
  29. Wooldridge JM. Fixed-Effects and Related Estimators for Correlated Random-Coefficient and Treatment-Effect Panel Data Models. Rev Econ Stat. 2005;87(2):385-90. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 6 No 3 (2022)
Page No.: 3363-3370
Published: Oct 15, 2022
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i3.1063

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Đỗ, L. (2022). The role of state ownership in regulating the impact of financial leverage on the application of the conservatism principle in accounting. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 6(3), 3363-3370. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i3.1063

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1231 times
PDF   = 370 times
XML   = 0 times
Total   = 370 times