Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Review

HTML

2163

Total

1379

Share

Vietnam's economic growth in 2010 – 2020






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The article is based on secondary data sources collected from the World Bank and Vietnamese authorities and approaches from the perspective of qualitative research through descriptive and comparative statistical analysis to assess the status of Vietnam's economic growth over the period 2010 - 2020 based on Indicators measuring economic growth rate including real GDP growth rate, GDP per capita growth rate and average real GDP growth rate. Research results show that Vietnam achieves and maintains a relatively high economic growth rate in the period 2010-2020, especially in 2020 when the economy faces many difficulties and challenges posed from the COVID-19 pandemic situation, but Vietnam's economy still maintains a positive growth rate as well as a positive growth of GDP per capita. Despite achieving remarkable economic growth during this period, when comparing real GDP and GDP per capita with other countries in the ASEAN region, these indicators of Vietnam are still quite low and there is a significant difference compared to other countries in the region. At the same time, the article also outlines several reasons for the comparatively low economic growth of Vietnam. On that basis, the article proposes some recommendations to contribute to the growth of Vietnam's economy in the future.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Năm 2020 tổng GDP thực của toàn bộ nền kinh tế là 258,5 tỷ USD. Đây là nền kinh tế xếp thứ 6/11 trong khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 36 theo quy GDP theo sức mua tương tương, xếp thứ 117 theo GDP thực bình quân đầu người trên thế giới. Hơn 30 năm qua, kể từ năm 1988 kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng trung bình gần 7%/năm. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi nhanh chóng, thương mại đã bắt đầu thặng dư, GDP của nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh. Trong đó, sự tăng trưởng của nền kinh tế gắn với (1) Sự gia tăng kinh tế khá đồng đều và ổn định từ sự đóng góp của các khu vực, (2) Kinh tế tư nhân đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và (3) Hoạt động xuất nhập khẩu đạt mức tăng trưởng cao và thặng dư. Từ một quốc gia nghèo nhất trong khu vực, hiện nay Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa khá ổn định. Kể từ năm 2010 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5,96%/năm trong giai đoạn 2010-2020. Và đặc biệt năm 2020 trước những khó khăn và thách thức chung của tình hình dịch bệnh covid nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dương và đạt 2,91%. Đây là những kết quả đáng ghi nhận của nền kinh tế Việt Nam kể từ năm 2010 đến nay. Bên cạnh kết quả tăng trưởng đạt được trong giai đoạn 2010-2020 và đặc biệt là năm 2020, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, xuất khẩu thô, du lịch và các nguồn đầu tư vốn của nước ngoài. Với độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên mọi biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến các lĩnh vực kinh tế – xã hội nước ta. Dịch Covid-19 tuy được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới, các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng không, du lịch, lao động và việc làm bị đình trệ, gián đoạn. Bên cạnh đó, xuất khẩu tăng trưởng nhưng chưa đảm bảo tính bền vững, năng suất lao động vẫn ở mức thấp. Như vậy, tăng trưởng kinh tế là vấn đề vô cùng quan trọng đối với tất cả các quốc gia nói chung nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, bài nghiên cứu này nhằm tập trung đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam kể từ năm 2010 đến nay, phân tích mức độ đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trưởng kinh tế nói chung, từ đó làm cơ sở đề xuất một số kiến nghị góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khái niệm và các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế

Khái niệm tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người qua một thời gian nhất định thường là một năm 1 .

Tăng trưởng kinh tế - sự gia tăng GDP thực tế theo thời gian, tương đương với mức tăng thu nhập quốc dân 2 .

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định 3 .

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một thời gian nhất định thường là một năm 4 .

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về qui mô sản lượng quốc gia hoặc qui mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người qua một thời gian nhất định 5 . Theo khái niệm này, thay đổi quy mô sản lượng theo thời gian là tăng trưởng. Mặt khác, thay đổi tăng quy mô sản lượng trên đầu người theo thời gian cũng là tăng trưởng. Trong trường hợp này đòi hỏi tốc độ tăng của sản lượng phải lớn hơn tốc độ tăng của dân số.

Như vậy, tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự tăng thêm về quy mô sản lượng quốc gia hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người qua một thời kỳ nhất định thường là một năm .

Chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế

Theo các tác giả ( 3 , 4 ) thì đo lường tăng trưởng kinh tế thông qua các chỉ tiêu sau:

(1) Đo bằng thay đổi GDP thực tế: Vì tốc độ tăng trưởng kinh tế đo lường sự gia tăng của mức sản xuất, là một biến thực tế nên đo lường chúng ta sử dụng GDP thực tế

Trong đó g t là tốc độ tăng trưởng kinh tế

Y t là GDP thực tế năm t; Y t-1 là GDP thực tế năm t-1.

(2) Đo bằng thay đổi GDP bình quân đầu người: Tốc độ tăng trưởng được coi là phản ánh gần đúng nhất mức độ cải thiện mức sống của người dân đó là sử dụng GDP thực tế bình quân đầu người để tính toán

y t là GDP thực tế bình quân đầu người năm t; y t-1 là GDP thực tế bình quân đầu người năm t-1.

(3) Tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ

Với : Y 0 là tổng sản lượng thời kỳ trước và Y n là tổng sản lượng thời kỳ sau

Trong bài viết, chúng tôi sử dụng chỉ tiêu GDP thực vì GDP thực bằng GDP danh nghĩa trừ đi các yếu tố thay đổi giá từ thời kỳ này sang thời kỳ khác. Chúng ta so sánh tăng trưởng GDP giữa hai thời kỳ, tăng trưởng GDP danh nghĩa có thể vượt quá mức tăng trưởng nếu có lạm phát. Các nhà kinh tế sử dụng giá hàng hóa tại một năm gốc (base year) như một điểm tham chiếu khi so sánh GDP từ năm này sang năm khác.

Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu

Bài viết chủ yếu sử dụng nguồn số liệu liệu thứ cấp được thu thập từ Ngân hàng Thế giới 5 , 6 . Cụ thể nguồn số liệu về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Tổng sản phẩm quốc dân (GNP), Thu nhập bình quân đầu người (PCI) của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực ASEAN giai đoạn 2010-2020. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng nguồn số liệu về thu nhập bình quân đầu người từ Tổng Cục thống kê 7 , các số liệu thứ cấp liên quan đến thu nhập bình quân đầu người từ bài viết trên các tạp chí chuyên ngành.

Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả, đánh giá, phân tích nhằm phân tích đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2010-2020. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực ASEN.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tốc độ tăng GDP thực

Việt Nam thực hiện đổi mới nền kinh tế kể từ đại hội VI của Đảng 1986. Sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định. Đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006, Việt Nam đã có bước tiến dài trên con đường hội nhập với mức tăng trưởng kinh tế lớn nhất khi chuyển dịch từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên vị trí thứ 23 vào năm 2019. Như vậy, trải qua hơn ba thập kỷ Việt Nam đã xây dựng nền kinh tế thành công và phát triển nhanh chóng, đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với nền kinh tế mở cửa và hội nhập sâu rộng. Theo số liệu công bố của World Bank GDP thực theo giá so sánh năm 2015 của Việt Nam năm 2010 đạt 144.994 triệu USD, đến năm 2015 tăng lên và đạt 193.241 triệu USD, tăng 48.247 triệu USD tương ứng với mức tăng 33,27% so với năm 2010. Đến năm 2020 GDP thực theo giá so sánh năm 2015 của Việt Nam đạt 258.509 triệu USD, tăng 65.268 triệu USD so với năm 2015, tương ứng với mức tăng 33,78% so với năm 2015. GDP thực của năm 2020 tăng 7.300 triệu USD so với năm 2019, tương ứng với mức tăng trưởng 2,91%. Trong năm 2020 kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng được dự báo là gặp nhiều khó khăn, thách thức, tăng trưởng chậm và một số quốc gia có thể tăng trưởng âm do tình hình dịch bệnh, chiến tranh thương mại giữa các quốc gia lớn, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, sản xuất đình trệ,... Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng và đạt tốc độ tăng trưởng 2,91%. Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành công của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm nước cao của thế giới. Những thành tựu này thể hiện sự năng động của nền kinh tế Việt Nam và nhờ sự can thiệp vào những chính sách kịp thời của Chính phủ trong giai đoạn vừa qua (kết quả GDP thực của Việt Nam theo giá so sánh năm 2015 giai đoạn 2010-2020 được thể hiện ở Table 1 ). Chính nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sự vững vàng và sức chống chịu đáng kể của nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng từ đại dịch.

Table 1 GDP thực của Việt Nam theo giá so sánh năm 2015 giai đoạn 2010 – 2020

Giai đoạn 2010-2020 Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và đạt bình quân 5,96%/năm. Trong đó, giai đoạn 2010-2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 5,91%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 6,00%/năm. Nhìn chung, trong giai đoạn này Việt Nam đã đạt và duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ổn định mặc dù cả thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trước tình hình dịch bệnh Coivd -19. Trong khi đó Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho giai đoạn 2011-2015 là 7,0%-7,5%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 6,5-7%/năm. Với kết quả đạt được như trên, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn ra trên toàn cầu thì kết quả tăng GDP thực giai đoạn 5 năm 2016-2020 là 6,00% và riêng năm 2020 là 2,91% là sự nỗ lực vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam. Kết quả được minh họa ở (hình 1).

Figure 1 . Tốc độ tăng GDP thực của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 (%)

Trong tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, lĩnh vực dịch vụ đóng góp chủ yếu với tỷ lệ đóng góp vào GDP thực của nền kinh tế dao động từ 36,94% - 41,63%. Kết quả ở ( Table 2 ) cho thấy riêng năm 2020 lĩnh vực dịch vụ đóng góp cho GDP thực của nền kinh tế là 41,63%. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 1,2% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước, nhưng sau đó đã phục hồi rõ rệt với tốc độ tăng 6 tháng cuối năm đạt 6,2%, đưa lĩnh vực thương mại trong nước cả năm tăng 2,6%. Mặc dù nền kinh tế đang phải đối mặt với dịch tình hình dịch bệnh Covid-19 từ cuối năm 2019 nhưng trong năm 2020 lĩnh vực dịch vụ đạt kết quả đáng ghi nhận và tăng 4,21% so với năm 2019. Tiếp theo lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đóng góp cho GDP của nền kinh tế từ 32,13% đến 33,72%. Riêng năm 2020 lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ cũng đạt mức tăng trưởng ổn định, đóng góp 33,72% vào GDP thực của nền kinh tế. Cũng trong năm 2020 lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định trong đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế và tăng 1,92% so với năm 2019. Lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp vào GDP thực của nền kinh tế dao động từ 13,96% đến 19,57%. Riêng năm 2020 lĩnh vực nông nghiệp đã đóng góp vào GDP thực của nền kinh tế là 14,85%, so với năm 2019 GDP thực của lĩnh vực này tăng 10,92%.

Table 2 Đóng góp của các khu vực kinh tế vào GDP thực của nền kinh tế giai đoạn 2010-2020 (%)

Khi so sánh với các quốc gia trong khu vực ASEAN thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2010-2020 đạt mức cao nhất so với các quốc gia trong khu vực và đạt 5,96%/năm bình quân trong giai đoạn này, Indonesia đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 4,58%/năm cho giai đoạn này, tiếp theo Malaysia đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 4,04%/năm cho giai đoạn này, Singapore đạt tốc độ tăng trưởng bình kinh tế quân 2,98%/năm giai đoạn 2010-2020. Riêng năm 2020, tăng trưởng kinh tế của hầu hết các quốc gia trong khu vực đều bị giảm do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid 19, chỉ riêng Việt Nam và Brunei duy trì tốc độ tăng trưởng dương. Nền kinh tế Philippines suy giảm 9,57% trong năm 2020, kéo theo qui mô GDP giảm 379 tỉ USD, Năm 2020, nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng âm 6,09%, đây là mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1998, tương ứng với mức giảm 281 tỷ USD. Nền kinh tế Malaysia tăng trưởng âm 5,6% và giảm 205 tỷ USD. Nền kinh tế Indonesia tăng trưởng âm 2,07% năm 2020, GDP giảm còn khoảng 1.027 tỉ USD. Nền kinh tế có GDP bình quân đầu người cao nhất trong nhóm là Singapore trong năm 2020 cũng bị tăng trưởng GDP từ âm 5,4 %. Việt Nam là nền kinh tế duy nhất trong nhóm ASEAN 6 tăng trưởng dương trong năm 2020 với mức 2,91%, theo đó GDP quốc gia tăng lên 7,3 tỉ USD so với năm 2019. Tuy nhiên, so với các quốc gia trong khu vực thì tổng GDP thực của Việt Nam còn khá thấp, đứng vị trí thứ 6 trong khu vực và kết quả được mô tả cụ thể ở (hình 2).

Figure 2 . GDP thực theo giá so sánh năm 2015 của các quốc gia trong khu vực ASEAN năm 2020 (Đvt: tỷ USD)

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam cũng có sự gia tăng đáng ghi nhận. Theo số liệu công bố của Ngân hàng Thế giới được trình bày ở ( Table 3 ) thì GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam theo giá so sánh năm 2015 của năm 2010 đạt 1.648 USD/người/năm. Đến năm 2015, GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam đạt 2.085 USD/người/năm và đến năm 2020 GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam đạt 2.655 USD/người/năm. So với năm 2010, GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 tăng 1.007 USD/người/năm, tương ứng với mức tăng là 61,1%. So với năm 2015, GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam tăng 570 USD/người/năm, tương ứng với mức tăng 27,33%. Đặc biệt năm 2020, trước tình hình dịch bệnh covid-19, GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam tăng 51 USD/người/năm so với năm 2019, tương ứng với mức tăng 1,95%. Đây là mức tăng trưởng khá, trong khi nhiều quốc gia phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức của tình hình dịch bệnh và GDP bình quân đầu người trong năm 2020 đều giảm so với năm 2019.

Table 3 GDP thực bình quân đầu người theo giá so sánh năm 2015 của Việt Nam giai đoạn 2010-2020

Bình quân giai đoạn 2010 – 2020, GDP thực theo giá so sánh 2015 của Việt Nam đạt 2.122 USD/người/năm cho giai đoạn này và tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo giá so sánh năm 2015 đạt 4,89% và đặc biệt năm 2020 Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng GDP thực dương và đạt 1,96%. Tốc độ tăng GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020 dao động từ 1,96%-6,03% và bình quân cho giai đoạn này là 4,89%. Riêng năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch covid – 19 làm cho tốc độ tăng GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam chỉ đạt 1,96%. Tuy nhiên, trước những khó khăn và thách thức của tình hình đại dịch covid-19, Việt Nam vẫn giữ được tốc độ GDP thực bình quân đầu người dương là kết quả đáng ghi nhận.

Ngoài ra, khi so sánh với các quốc gia trong khu vực ASEAN thì GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam là khá thấp. Kết quả được mô tả theo (hình 3) bên dưới cho thấy Việt Nam xếp vị trí thứ 7 trong khu vực về GDP thực bình quân đầu người và có khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Singapore là quốc gia đứng đầu trong khu vực và có GDP thực bình quân đầu người năm 2020 gấp 21,86 lần GDP thực so với Việt Nam, Brunei là quốc gia có GDP thực bình quân đầu người năm 2020 xếp vị trí thứ 2 trong khu vực và gấp 11,6 lần GDP thực bình quân đầu người so với Việt Nam. Malaysia là quốc gia có GDP thực bình quân đầu người năm 2020 xếp vị trí thứ 3 trong khu vực và gấp 4 lần GDP thực bình quân đầu người so với Việt Nam. Như vậy, so với các quốc gia trong khu vực thì GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam hiện vẫn còn thấp và có khoảng cách khá xa so với các quốc gia có GDP thực bình quân đầu người cao trong khu vực như Singapore, Brunei, Malaysia. Và Việt Nam có GDP thực bình quân đầu người là khá thấp so với GDP thực bình quân đầu người chung của thế giới (năm 2020 là 10.520 USD/người/năm).

Figure 3 . GDP thực bình quân đầu người theo giá so sánh năm 2015 của các quốc gia trong khu vực ASEAN năm 2020 (Đvt: USD/người/năm)

Về tốc độ tăng GDP thực bình quân đầu người trong giai đoạn này Việt Nam vẫn duy tốc độ tăng cao so với các quốc gia trong khu vực ASEAN như trình bày ở ( Table 4 ). Riêng năm 2020 do chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch covid-19, hầu hết các quốc gia trong khu vực ASEAN đều có tốc độ tăng GDP thực bình quân đầu người âm, chỉ có Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thực đầu người dương.

Table 4 GDP thực bình quân đầu người theo giá cố định năm 2015 và tốc độ tăng GDP thực bình quân đầu người của các quốc gia khu vực ASEAN giai đoạn 2010 – 2020

Tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân trong kỳ

Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP thực và GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 vẫn giữ mức tăng trưởng dương. Tốc độ tăng GDP thực bình quân giai đoạn 2010 – 2015 của Việt Nam đạt 5,91% và giai đoạn 2016-2020 đạt 6%. Bình quân giai đoạn 2010-2020 tốc độ tăng GDP thực của Việt Nam đạt 5,96%. Việt Nam giữ vững tốc độ tăng trưởng GDP thực và đạt mức khá cao trong khu vực. Tương tự tốc độ tăng GDP thực bình quân đầu người cả giai đoạn 2010 – 2020 đạt 4,89% được minh họa qua ( Table 5 ) bên dưới.

Table 5 Tốc độ tăng GDP thực và GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2010-2020 (ĐVT: %)

Mặc dù trong giai đoạn 2010-2020 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, thông qua chỉ tiêu GDP thực và GDP thực bình đầu người đều tăng cũng như tốc độ tăng GDP thực đều giữ mức tăng trưởng dương và ổn định qua các năm. Tuy nhiên, so với các quốc gia trong khu vực ASEAN thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn còn khá thấp, nguyên nhân có thể kể đến như sau:

Nền kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm thấp, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Ngoài ra, nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu vẫn còn dựa vào ngành nông nghiệp, xuất khẩu thô, chưa đa dạng thị trường xuất khẩu và còn lệ thuộc vào một số thị trường xuất khẩu truyền thống, chuyển dịch kinh tế chậm theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Từ đó, làm cho tăng trưởng kinh tế chậm.

Mô hình kinh tế tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng thấp, mô hình tăng trưởng kinh tế còn dựa vào thâm dụng các yếu tố như lao động, tài nguyên không phát huy hết được những lợi thế vốn có của nền kinh tế và không còn phù hợp với tình hình tăng trưởng kinh tế hiện nay.

Kinh tế vĩ mô còn nhiều bất cập và thiếu vững chắc, hệ thống pháp luật còn thiếu chặt chẽ và chưa có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành. Thể chế của nhà nước chưa thật sự tạo điều kiện hỗ trợ mọi thành phần kinh tế phát triển, môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế, bất cập, hệ thống tài chính ngân hàng vẫn chưa bắt kịp với xu thế phát triển, hiệu quả đầu tư công còn chưa cao và vấn đề đầu tư còn dàn trải, năng suất lao động của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực Asean, tốc độ tăng trưởng dương nhưng độ lớn và tầm ảnh hưởng của nền kinh tế Việt Nam còn thấp,…

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN TĂNG TRƯỞNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Trong giai đoạn 2010-2020 nền kinh tế Việt Nam đạt và duy trì tốc độ tăng trưởng khá với tổng GDP thực của toàn nền kinh tế tăng trưởng ổn định và GDP thực bình quân đầu người duy trì mức tăng trưởng ổn định trong giai đoạn này. Đặc biệt, trong năm 2020, trước nhiều khó khăn và thách thức của tình hình đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu, Việt Nam là một trong những quốc gia vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế dương. Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế Việt Nam cũng như GDP thực bình quân đầu người và đặc biệt thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam vẫn còn khá thấp so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Do đó, Việt Nam cần nhiều sự nỗ lực hơn nữa và khai thác tốt những lợi thế vốn có nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong giai đoạn tiếp theo. Cụ thể chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau:

Chính phủ tiếp tục thực hiện linh hoạt mục tiêu kép: vừa phòng chống đại dịch covid 19, vừa phục hồi và phát triển nền kinh tế, ổn định và duy trì tình hình sản xuất và tiêu dùng trong nước. Mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn của chính phủ là cần kiểm soát được lạm phát, kiểm soát giá cả các yếu tố đầu vào, kiểm soát nguồn cung ứng, luồng luân chuyển vận tải hàng hóa dịch vụ, khuyến khích và hỗ trợ sản xuất trong nước từng bước vượt qua khó khăn sau đại dịch, tránh những cú sốc từ các nền kinh tế bên ngoài và các cuộc chiến tranh thương mại giữa các quốc gia lớn trên thế giới.

Chính phủ cần duy trì và tiếp tục có những ưu tiên hỗ trợ, giải quyết khó khăn giúp doanh nghiệp phục hồi và tiếp tục sản xuất, tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế cho người dân sau đại dịch thông qua các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động, miễn giảm thuế, lệ phí và hỗ trợ vốn, lãi suất, phát triển thị trường, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa,… Bên cạnh việc tiếp tục và duy trì các gói, các công cụ hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp, người lao động, phát triển kinh tế thì cần có cơ chế kiểm soát, điều chỉnh hợp lý linh hoạt nhằm phát huy tác dụng và hiệu quả của các gói hỗ trợ nhằm phục hồi và thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.

Chính phủ cần chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả của đồng vốn đầu tư công, nâng cao hiệu suất đầu tư, tập trung các nguồn vốn đầu tư vào các ngành sản xuất tạo ra giá trị gia tăng cao tránh đầu tư dàn trải, xử lý nghiêm các công trình dự án không có hiệu quả làm ăn thua lỗ kéo dài hoặc không có khả năng hoàn vốn,… việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả là động lực thúc đẩy sản xuất, kinh tế, xã hội phát triển.

Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục duy trì chính sách tạo việc làm, ổn định việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Chính phủ thúc đẩy nền kinh tế số, nền kinh tế không chạm, tiếp tục duy trì và mở rộng các ngành có lợi thế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, thúc đẩy sản xuất trong nước phục hồi sau đại dịch và phát triển bền vững.

Chính phủ tiếp tục hoàn thiện thể chế và môi trường pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân ổn định và phát triển. Tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư vào những ngành có lợi thế như công nghệ khai thác, công nghệ chế biến sau thu hoạch, nông nghiệp chất lượng cao, trí tuệ nhân tạo, kinh tế số,…nhằm tạo đà và lực cho nền kinh tế phát triển.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN: Association of South East Asian Nations

FDI: Foreign Direct Investment

GDP: Gross Domestic Product

GNP: Gross National Product

PCI: Per Capita Income

USD: United States Dollar

WTO: World Trade Organization

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kỳ xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Toàn bộ nội dung bài viết chỉ do tác giả thực hiện.

References

  1. Akonji. The impact of net migrant remittance on economic growth: evidence from Nigeria. Int J Humanit Soc Sci;3(8) [Special Issue. April 2013]. . ;:. Google Scholar
  2. Blink J, Dorton I. Economics course companion [IB diploma] grogramme. Oxford: Oxford University Press; 2007. . ;:. Google Scholar
  3. Huân PT. Kinh Tế phát triển. Tp.HCM: nhà xuất bản Thống kê; 2006. . ;:. Google Scholar
  4. Hồng ĐTV. Giáo trình kinh tế phát triển. Hà Nội Nhà Xuất Bản Thống Kê. 2010. . ;:. Google Scholar
  5. Hổ đP, phương NV. Giáo trình Kinh tế phát triển căn bản và nâng cao. Tp. HCM: nhà xuất bản Kinh tế Tp.HCM; 2015. . ;:. Google Scholar
  6. Worldbank. GDP thực của Việt Nam theo giá so sánh năm 2015 giai đoạn 2010-2020. Truy cập ngày 24/7/2022. . ;:. Google Scholar
  7. Tổng cục thống kê. Đóng góp của các khu vực kinh tế vào GDP thực của nền kinh tế giai đoạn 2010-2020. Hà Nội; 2022; 24/7/2022. Truy Cập Ngày. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 6 No 3 (2022)
Page No.: 3250-3259
Published: Oct 15, 2022
Section: Review
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i3.1021

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Trần, H. (2022). Vietnam’s economic growth in 2010 – 2020. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 6(3), 3250-3259. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i3.1021

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 2163 times
PDF   = 1379 times
XML   = 0 times
Total   = 1379 times